4.2 .Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
4.3. Thực trạng mơ hình sinh kế của người dân tái định cư Dự án mở rộng
4.3.3. Sự thay đổi về nguồn lực tài chính
Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1D, được triển khai 02 giai đoạn. Giai đoạn 1 được khởi công xây dựng năm 2013 (từ ngã ba Phú Tài đến ngã ba Long Vân, thuộc địa bàn phường Trần Quang Diệu) và giai đoạn 2 được tỉnh khởi công xây dựng năm 2015 (từ ngã ba Long Vân đến bến xe liên tỉnh, đi qua địa bàn 03 phường Nhơn Phú, Quang Trung và Ghềnh Ráng), tổng chiều dài của dự án mở rộng quốc lộ 1D là 9,1 km (trong đó giai đoạn 1 là 1,7 km, giai đoạn 2 là 7,4 km), nền đường rộng 40m, gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, dải phân cách ở giữa rộng 3m, vỉa hè mỗi bên rộng 6,5 m kết hợp với hệ thống thoát nước mặt. Để thực hiện Dự án, thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND TP Quy Nhơn và các ngành chức năng tổ chức kiểm kê, áp giá, chi trả tiền đền bù nhà ở, đất ở, vật kiến trúc, hoa màu, … cho người dân địa phương để di dời đến nơi tái định cư mới. Theo số liệu thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư của Ban Quản lý, giải phóng mặt bằng và Phát triển quỹ đất tỉnh và Trung tâm phát triển Quỹ đất thành phố Quy Nhơn. Số hộ ảnh hưởng do thu hồi đất là của cả hai giai đoạn là 1220 hộ và số tổ chức bị thu hồi giải tỏa 54 tổ chức.
Trong đó Phường Trần Quang Diệu có 376 hộ (Trong đó :341 hộ giải tỏa một phần và 35 hộ bị giải tỏa trắng), Phường Nhơn Phú có 513 hộ ( trong đó 498 hộ giải toản một phần, 15 hộ bị giải tỏa trắng, Phường Quang Trung có 331 hộ (Trong đócó 314 hộ và 17 hộ bị giải tỏa trắng). Nhờ sự quyết liệt vào cuộc của các đơn vị chức năng và chính quyền địa phương, đến thời điểm này, 1220 hộ dân trên địa bàn 03 phường bị ảnh hưởng bởi Dự án đã nhận đủ tiền đền bù, đồng thời tự tháo dỡ nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu… để di dời đến nơi tái định cư mới. Như vậy, công tác giải phóng mặt bằng Dự án mở rộng Quốc lộ 1D cơ bản đã hoàn thành. Số tiền đền bù hộ nhận được nhiều nhất 1,529 tỷ đồng, hộ thấp nhất nhận được 32,51 triệu đồng. Việc sử dụng tiền đền bù như sau:
Bảng 4.4: Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của các nhóm hộ điều tra
Chỉ tiêu Nhóm I Nhóm II
Số hộ Tỷ lê % Số hộ Tỷ lê %
1. Tiền đền bù bình quân/hộ 61 100% 61 100%
2. Mục đích sử dụng
- Gửi tiết kiệm 6 9,84 10 16,39
- Trả tiền đất 28 45,90 40 65,57
- Chi cho học tập 15 24,59 21 34,43
- Xây nhà/sửa nhà 32 52,46 51 83,61
- Đầu tư KD 12 19,67 16 26,23
- Xe máy 7 11,48 15 24,59
Nguồn: Kết quả khảo sát 2016.
Kết quả ở bảng cho thấy việc sử dụng tiền đền bù của hộ dân không phải chủ yếu đầu tư vào các tài sản sinh kế để tạo ra thu nhập bền vững trong tương lai như đầu tư học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp hay mua sắm các tư liệu sản xuất.Đa số người dân được phỏng vấn họ đều trả lời đã sử dụng nguồn vốn này với nhiều mục đích khác nhau như: xây cất, sửa chữa nhà cửa, gửi tiết kiệm, cho con ăn học, đầu tư kinh doanh. Số lượng hộ trích tiền đền bù gửi tiết kiệm chỉ chiếm 9,84%, số tiền gửi tiết kiệm chiếm đến trên 18,3% tổng số tiền đền bù. Hộ gửi cao nhất là 1,2 tỷ đồng, hộ gửi thấp nhất là 30 triệu đồng, hầu hết các hộ dân đã lựa chọn cách gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại. Ngoài ra có nhiều gia đình có thu nhập khá có khả năng gửi tiết kiệm hàng năm để đảm bảo cho cuộc sống tương lai.
Chi cho việc xây dựng và sửa chữa nhà cửa chiếm trên 26% tổng số tiền đến bù mà bà con nhận được. Qua điều tra cũng như quan sát thực tế ở vùng nghiên cứu tơi nhận thấy rằng chỉ có 80% người dân thuộc nhóm I (giải tỏa một phần)ở khu vực này đều đã có nhà kiên cố từ trước, do đó số tiền đền bù chủ yếu sử dụng tiền đền bù để sửa chữa, tu bổ lại nhà cửa, đối với các hộ bị giải tỏa trắng (nhóm II), khi nhận đất tại khu tái định cư, họ tự xây dựng nhà cửa, phần lớn sử dụng nguồn tiền đền bù chi phí xây dựng nhà và trả tiền đất .
Một số hộ dân sử dụng tiền đền bù vào mục đích chi phí cho việc học tập của con cái (học phổ thông, và học tại các trường đại học và cao đẳng) khoảng 8,5%. Có 2,53% tổng số tiền đền bù được gửi tiết kiệm của các hộ nhóm I sử dụng để mua xe
máy làm phương tiện đi lại. Khi bị thu hồi đất phục vụ dự án mở rộng Quốc lộ 1D, đối với các hộ sản xuất nông nghiệp được bồi thường hỗ trợ một khoản tiền và đây là cơ hội để các hộ có điều kiện để chi cho việc học của con cái, tuy số tiền bồi thường hỗ trợ ở đây không lớn nhưng đối với các hộ thuần nơng thì đó là một nguồn thu nhập lớn mà từ trước đến nay họ chưa bao giờ có được.
Các hộ gia đình đều cho biết rằng vẫn biết sau này sinh kế sẽ khó khăn nếu dùng hết số tiền bồi thường, hỗ trợ nhưng vẫn phải chi cho việc học tập của con em. Khơng có hộ nào đầu tư cho việc học nghề mới, họ cho rằng tuổi đã cao nên ngại chuyển đổi nghề.
Mặt khác, một số lại cho rằng trình độ văn hóa chủ yếu chưa tốt nghiệp phổ thông trung học nên việc nắm bắt công nghệ mới hoặc tiếp cận một nghề mới là việc làm hết sức khó khăn cộng với tuổi tác đã lớn nên cho rằng sau khi đã học nghề ra cũng có ít nơi tiếp nhận các lao động lớn tuổi. Đây là nguyên nhân chính khiến họ không ưu tiên cho việc học tập chuyển đổi nghề nghiệp nâng cao thu nhập.
Bảng 4.5: Tình hình vay vốn của các hộ tái định cư năm 2015
Chỉ tiêu Nhóm I Nhóm II Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % 1. Số hộ vay 25 38 2. Nguồn vay - Ngân hàng 7 28,12 12 31,07 - Người thân 16 63,70 25 65,23 - Qũy tín dụng 5 18,26 8 21,13
- Quỹ tiết kiệm 4 16,19 4 10,90
- Vay phi chính thức 7 28,60 12 32,50
3. Mục đích vay
Xây dựng nhà cửa 12 48,84 27 71,43
Đầu tư học tập, học nghề 12 46,51 16 42,86
Kinh doanh dịch vụ 6 22,70 13 34,50
Phục vụ tiêu dùng sinh hoạt 2 9,30 5 14,29
Nguồn: Kết quả khảo sát 2016
(NHCSXH) của tỉnh, các ngân hàng thương mại, Quỹ tín dụng nhân dân, Quỹ tiết kiệm, các tổ chức chính trị - xã hội vào cuộc làm ủy thác nhiệt tình, tâm huyết để tạo điều kiện cho người dân ảnh hưởng của Dự án được tiếp cận các nguồn vốn, đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng thực hiện an sinh xã hội. Bên cạnh đó,sự nỗ lực kết nối cho vay, tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại trên địa bàn TP Quy Nhơn, Quỹ tín dụng nhân dân với các hội đoàn thể như :Hội phụ nữ, Hội nông dân đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân phát triển và ổn định sinh kế sau khi bị thu hồi đất. Mặc dù vậy, cho đến nay việc tiếp cận tín dụng vẫn gặp nhiều khó khăn do nhiều vấn đề về chính sách tín dụng của các ngân hàng, lãi suất, quy trình thủ tục thẩm định cho vay, thời hạn cho vay, tài sản đảm bảo. Các hộ vay được vốn từ Ngân hàng thương mại có tài sản thế chấp chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh, sản xuất cơ khí và mua bán vật tư xây dựng; mua bán kinh doanh máy móc thiết bị. Một số hộ vay vốn từ ngân hàng chính sách là những gia đình có con đang theo học đại học, cao đẳng được vay vốn với lãi suất thấp. Đây là sự đầu tư vốn nhằm đảm bảo sinh kế lâu dài cho con cái trong tương lai.
Nhìn chung, tình hình vay vốn và sử dụng nguồn vốn vay của các hộ điều tra chưa đa dạng, chưa phục vụ nhiều cho chiến lược sinh kế sau khi bị thu hồi đất.Như vậy trước và sau khi thu hồi đất cũng có sự chuyển dịch nguồn lực tài chính. Số tiền gửi tiết kiệm của hộ tăng lên nhiều do nhận được tiền đền bù đất hầu hết các hộ đã gửi tiết kiệm. Thu nhập cũng có sự chuyển dịch lớn giữa các nguồn thu nhưng chủ yếu là chuyển dịch giữa nguồn thu từ đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản sang nguồn thu từ làm thuê. Sau khi mất đất có hộ khơng tìm sinh kế mới mà lựa chọn cách đầu tư theo chiều sâu vào sinh kế cũ của gia đình mình như đầu tư mở rộng ngành nghề, mở rộng việc kinh doanh…