Khung lý thuyết về tác động của tỷ giá lên nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại tại việt nam (Trang 26 - 28)

2.3. Khung lý thuyết và nghiên cứu về tác động của tỷ giá lên cán cân thƣơng mại,

2.3.3. Khung lý thuyết về tác động của tỷ giá lên nhập khẩu

Giả sử công ty A tại Việt Nam nhập khẩu áo thun từ Mỹ để bán tại Việt Nam. Trong hầu hết các trƣờng hợp, tại mức giá áo thun tính bằng USD nhất định, thì cơng ty A có thể nhập khẩu số lƣợng áo thun tùy ý. Nhƣ vậy đƣờng cầu áo thun bằng USD là một đƣờng nằm ngang tại mỗi mức giá đã cho, do đó chi phí biên để nhập khẩu thêm mỗi chiếc áo thun tính bằng VND là khơng thay đổi trƣớc khi phá

giá: nghĩa là đƣờng chi phí biên là một đƣờng thẳng nằm ngang. Tƣơng tự, đƣờng chi phí biên bằng VND sau khi phá giá cũng là một đƣờng thẳng nằm ngang. Do đƣờng MC là một đƣờng nằm ngang, cho nên đƣờng chi phí biên cũng chính là đƣờng chi phí trung bình AC. Nhƣ vậy, trƣớc khi phá giá MC1 = AC1; và sau khi phá giá MC2 = AC2 nhƣ đồ thị 2.7 dƣới đây:

Hình 2.7: Hiệu ứng phá giá lên nhập khẩu

Đƣờng cầu áo thun bằng VND là đƣờng có độ dốc từ trái sang phải, và đƣờng thu nhập cận biên MR là đƣờng phát sinh từ đƣờng cầu D. Trƣớc khi phá giá, công ty A nhập khẩu một lƣợng áo thun là M1, đây là lƣợng nhập khẩu tối ƣu bởi vì tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên (MR = MC1), giá áo thun là Pd1, tổng thu nhập

bằng 0Pd1SM1, chi phí trung bình để nhập khẩu mỗi chiếc áo thun là MC1 = AC1,

tổng chi phí là 0TWM1, lợi nhuận thu đƣợc bằng 0Pd1SM1 - 0TWM1, tức là bằng

diện tích TPd1SW. Sau khi phá giá, tỷ giá tăng từ E(d/$) đến E’(d/$), nhƣng không

có bất kỳ lý do gì khiến giá áo thun tính bằng USD bị ảnh hƣởng. Với giá áo thun

M1 Nhập khẩu D R V MR M2 Pd2 P*d2 W S VND MC2 = AC2 MC1 = AC1 Z T

tính bằng USD khơng thay đổi khiến cho chi phí bằng VND để nhập khẩu áo thun tăng lên cùng với tỷ lệ phá giá VND. Chi phí tăng làm cho dịch chuyển đƣờng chi phí biên từ MC1 đến MC2, đƣờng doanh thu biên cắt đƣờng MC2 tại điểm V. Điểm V là điểm mà công ty đạt đƣợc lợi nhuận tối đa sau khi phá giá tại mức giá áo thun

là Pd2. Do vậy, hiệu ứng phá giá VND đã làm cho giá tính bằng VND tăng lên và

khối lƣợng nhập khẩu giảm xuống.

Vậy điều gì đã xảy ra với tổng thu nhập, lợi nhuận và tổng chi phí sau khi phá giá xảy ra?

- Tổng thu nhập: bằng khối lƣợng nhập khẩu nhân với giá nhập khẩu. Ta có

tổng thu nhập trƣớc khi nhập khẩu là M1.Pd1 và sau khi nhập khẩu là M2.Pd2. Để cho

tổng thu nhập sau khi phá giá giảm thì M1.Pd1 > M2.Pd2. Nghĩa là tỷ lệ giảm của khối

lƣợng nhập khẩu phải nhanh hơn tỷ lệ tăng của giá, hay hệ số co giãn của nhập khẩu phải lớn hơn 1. Thực tế cho thấy, do đƣờng cầu thƣờng là co giãn, cho nên sau khi tiến hành phá giá thì tổng thu nhập từ nhập khẩu tính bằng nội tệ thƣờng giảm.

- Tổng chi phí: tổng chi phí tăng từ 0TWM1 đến 0ZVM2. Tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp của thu nhập, tổng chi phí của nhập khẩu sau khi phá giá là khơng rõ ràng, phụ thuộc vào hệ số co giãn của khối lƣợng xuất khẩu đối với thu nhập cận biên. Để cho tổng chi phí sau khi phá giá giảm thì tỷ lệ giảm khối lƣợng nhập khẩu phải nhanh hơn tỷ lệ tăng của doanh thu biên; tức là hệ số co giãn nhập khẩu đối với doanh thu biên phải lớn hơn 1. Trên thực tế, do đƣờng cầu thƣờng co giãn, cho nên đƣờng doanh thu biên cũng là đƣờng thƣờng co giãn, do vậy sau khi phá giá tổng chi phí nhập khẩu bằng nội tệ thƣờng giảm.

- Lợi nhuận tăng thêm: sau khi xảy ra phá giá, do tổng chi phí và tổng thu nhập đều giảm, cho nên khơng thể tính ngay đƣợc lợi nhuận tăng lên hay giảm xuống. Trong những điều kiện nhất định, để tính đƣợc phần lợi nhuận tăng thêm, ngƣời ta phải sử dụng đến phƣơng pháp toán học cao cấp và kết quả cho thấy lợi nhuận thƣờng là sẽ giảm sau khi phá giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại tại việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)