Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại tại việt nam (Trang 67 - 98)

Qua nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn từ tháng 07 năm 2001 đến tháng 12 năm 2015, tác động của biến động tỷ giá đến cán cân thƣơng mại đƣợc thể hiện nhƣ sau:

- Về mặt thực nghiệm, đồ thị 4.1 cho thấy tồn tại hiệu ứng đƣờng cong J giữa cán cân thƣơng mại và tỷ giá nhƣ cơ sở lý thuyết đã đề cập. Trong ngắn hạn, khi nội tệ mất giá sẽ khiến cho cán cân thƣơng mại trở nên xấu đi và đƣợc biểu diễn

bằng phƣơng trình ∆TBt = – 0,2999892*ECt-1 – 0,2006976*∆TBt-1 –

0,1300451*∆ERt-1 – 7,7474 + sai số t; cụ thể khi tỷ giá tăng lên 1.000 VND/USD

sẽ làm cho cán cân thƣơng mại giảm 130.045.100 USD. Nguyên nhân là do khi có một sự gia tăng trong tỷ giá (nội tệ mất giá) thì sẽ làm cho giá trị xuất khẩu tăng lên thế nhƣng giá trị nhập khẩu tăng với tốc độ lớn hơn làm cho cán cân thƣơng mại trở nên xấu đi trong ngắn hạn. Trong dài hạn, khi tỷ giá tiếp tục tăng lên sẽ làm cho cán cân thƣơng mại đƣợc cải thiện.

- Giữa cán cân thƣơng mại và tỷ giá có mối quan hệ cân bằng dài hạn đƣợc biểu diễn qua phƣơng trình sau: TBt-1 = - 2.268,072 + 0,0999213*ERt-1 + ε1,t-1.

Phƣơng trình cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa cán cân thƣơng mại và tỷ giá; cụ thể là khi tỷ giá tăng lên 1.000 VND/USD thì cán cân thƣơng mại sẽ tăng thêm

-1 -.5 0 .5 1 0 .5 1 1.5 2

varbasic, D.er, D.im

95% CI impulse response function (irf) step

99.921.300 USD. Nhƣ vậy, khi có hiện tƣợng phá giá nội tệ ở Việt Nam thì trong dài hạn cán cân thƣơng mại sẽ đƣợc cải thiện.

- Ngoài ra, phƣơng trình mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa cán cân thƣơng mại và tỷ giá cho thấy yếu tố làm triệt tiêu tác động tích cực của việc phá giá đồng nội tệ thể hiện ở khía cạnh ln ln tồn tại một lƣợng thâm hụt thƣơng mại nhất định (-2.268,072 triệu USD) trong giai đoạn nghiên cứu. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các đặc điểm trên là do: một là năng lực sản xuất cũng nhƣ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế cho nên khi phá giá nội tệ thì các doanh nghiệp này không thể ngay lập tức gia tăng quy mô xuất khẩu đƣợc; hai là nền kinh tế của Việt Nam cịn yếu, đang trong q trình phát triển cho nên nhu cầu nhập khẩu của nƣớc ta rất cao. Chính sự phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu nhƣ vậy khiến cho giá trị nhập khẩu tăng cho dù khối lƣợng nhập khẩu không đổi. Trong khi đó, các hàng hóa xuất khẩu chủ yếu ở nƣớc ta là các mặt hàng gia công, thủy sản, nơng sản,v.v... là những mặt hàng có cầu ít co giãn theo giá. Những mặt hàng điện tử, công nghệ cao chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong rổ hàng hóa xuất khẩu. Chính vì vậy cho dù nội tệ có giảm giá thì nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của các đối tác nƣớc ngồi đối với nƣớc ta khơng gia tăng nhiều.

- Bên cạnh đó, trong các phƣơng trình về mối quan hệ ngắn hạn hoặc dài hạn giữa tỷ giá và cán cân thƣơng mại luôn tồn tại hệ số chặn (intercept) không phụ thuộc vào các biến số đang xét trong mơ hình. Hệ số R – bình phƣơng (R – squared) chỉ giải thích đƣợc 22,18% mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa cán cân thƣơng mại và tỷ giá. Nhƣ vậy có thể thấy đƣợc rằng vẫn cịn khá nhiều biến ngoại sinh khác còn tác động đến cán cân thƣơng mại chƣa đƣợc xét đến trong mơ hình của bài nghiên cứu này. Qua đó cho thấy đƣợc rằng sự phức tạp trong việc dự báo cán cân thƣơng mại nếu chỉ xét thông qua một biến tỷ giá hối đoái đƣa vào làm biến nội sinh.

TĨM TẮT CHƢƠNG 4

Chƣơng 4 đã tóm tắt lại một số lý thuyết cơ bản trong kinh tế lƣợng về mơ hình VAR và mơ hình VEC. Chƣơng này cũng đã thực hiện hồi quy biến cán cân

thƣơng mại, xuất khẩu và nhập khẩu theo biến tỷ giá hối đoái. Kết quả của chƣơng 4 cho thấy có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa cán cân thƣơng mại và tỷ giá, giữa xuất khẩu vả tỷ giá nhƣng không tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa nhập khẩu và tỷ giá. Ngoài ra trong chƣơng 4 cũng đã chứng minh đƣợc tồn tại hiệu ứng đƣờng cong J giữa cán cân thƣơng mại và tỷ giá. Qua đó, chúng ta có thể biết đƣợc chiều hƣớng biến động của cán cân thƣơng mại trong ngắn hạn cũng nhƣng trong dài hạn khi tỷ giá thay đổi. Đó cũng là cơ sở để mỗi chủ thể trong nền kinh tế có thể thiết lập các kế hoạch trong tƣơng lai.

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Phần nghiên cứu định lƣợng ở chƣơng 4 cho chúng ta thấy đƣợc rằng tại Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 07 năm 2001 đến tháng 12 năm 2015 giữa cán cân thƣơng mại và tỷ giá hối đối có tồn tại hiệu ứng đƣờng cong J theo lý thuyết mà Marshall – Lerner đã đề ra. Trong ngắn hạn, khi nội tệ mất giá sẽ làm cho cán cân thƣơng mại trở nên xấu đi và trong dài hạn cán cân thƣơng mại sẽ đƣợc cải thiện. Bởi vì trong ngắn hạn độ co giãn của khối lƣợng xuất khẩu và khối lƣợng nhập khẩu là bằng khơng, do đó hiệu ứng giá cả đã lấn át hiệu ứng khối lƣợng gây tác động xấu đến cán cân thƣơng mại. Thế nhƣng trong dài hạn, khối lƣợng xuất khẩu và nhập khẩu bắt đầu co giãn nhiều hơn khiến cho hiệu ứng khối lƣợng lấn át hiệu ứng giá cả làm cho cán cân thƣơng mại đƣợc cải thiện.

Ngoài ra, trong phƣơng trình mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa cán cân thƣơng mại và tỷ giá hối đoái cho thấy tồn tại yếu tố làm triệt tiêu tác động tích cực của việc phá giá đồng nội tệ thể hiện ở khía cạnh là ln tồn tại một lƣợng thâm hụt thƣơng mại nhất định trong giai đoạn nghiên cứu. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế và nền kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu.

5.2. Đề xuất những kiến nghị xuất phát từ nghiên cứu

Những vấn đề đã đƣợc thảo luận ở các phần trên cho thấy đƣợc rằng tỷ giá tuy có ảnh hƣởng tiêu cực đến cán cân thƣơng mại trong ngắn hạn, nhƣng trong dài hạn tỷ giá có ảnh hƣởng tích cực đến cán cân thƣơng mại. Cần lƣu ý rằng việc đề ra chính sách nhằm cải thiện cán cân thƣơng mại không chỉ duy nhất căn cứ vào tỷ giá; vì nhƣ đã đề cập ở cơ sở lý thuyết, thay đổi trong cán cân thƣơng mại không chỉ phụ thuộc duy nhất vào tỷ giá mà còn phụ thuộc vào các yếu tố tác động trực tiếp nhƣ lạm phát, thu nhập quốc dân, các biện pháp hạn chế của chính phủ,v.v... .

Ngồi ra, việc phá giá nội tệ để nhằm kích thích xuất khẩu cải thiện cán cân thƣơng mại sẽ ảnh hƣởng đến niềm tin của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, ảnh

hƣởng đến chính sách tiền tệ, gia tăng áp lực nợ cơng,v.v... . Chính vì vậy, khi thay đổi tỷ giá thì việc cân nhắc giữa lợi ích và chi phí trong một bức tranh tổng thể nhƣ vậy là một điều hết sức cần thiết. Từ những lý do trên, những nhà hoạch định chính sách có thể xem xét một số đề xuất của tác giả nhƣ sau:

- Một là, theo đồ thị 4.1 sau khi phá giá VND mặc dù trong dài hạn cán cân thƣơng mại sẽ đƣợc cải thiện nhƣng trong ngắn hạn cán cân thƣơng mại sẽ sụt giảm vào tháng thứ nhất và tháng thứ hai mới bắt đầu tăng trở lại. Chính vì vậy khi quyết định phá giá nội tệ, Chính phủ cần phải cân nhắc xem trong vòng hai tháng kể từ ngày phá giá VND liệu lƣợng dự trữ ngoại tệ có đủ bù đắp cho sự sụt giảm trong cán cân thƣơng mại hay khơng? Liệu trong vịng hai tháng đó có một lƣợng vốn bên ngoài đƣợc đƣa vào Việt Nam để bù đắp cho sự sụt giảm của cán cân thƣơng mại khơng? Nếu những điều đó đƣợc đáp ứng thì cán cân thanh tốn có thể cân bằng và tiến đến thặng dƣ; nhƣ vậy chính phủ có thể an tâm hơn trong quyết định phá giá nội tệ.

- Hai là, tỷ giá danh nghĩa có xu hƣớng ngày càng gia tăng (xem đồ thị 3.2) đã phần nào cho thấy mục tiêu cải thiện cán cân thƣơng mại của Chính phủ. Việc phá giá nội tệ một cách chủ động của Chính phủ làm cho các ngành sản xuất trong nƣớc ít sử dụng (hoặc là khơng sử dụng) các nguyên liệu đầu vào là hàng nhập khẩu sẽ gia tăng lợi thế cạnh tranh về giá cả; qua đó góp phần gia tăng tổng giá trị xuất khẩu. Thế nhƣng, việc phá giá nội tệ nhƣ vậy sẽ làm gia tăng áp lực nợ công trong khi hiện nay USD cũng ngày càng có xu hƣớng tăng giá so với VND. Do vậy, khi gia tăng thêm các khoản nợ nƣớc ngồi thì Chính phủ cũng nên cân nhắc xem nên vay bằng đồng tiền nào và khi trả nợ thì sẽ trả bằng đồng tiền nào để khi đến kỳ hạn trả nợ có thể hạn chế đƣợc rủi ro về tỷ giá.

- Ba là, việc theo đuổi cơ chế ổn định tỷ giá và tự do hóa dịng vốn sẽ ảnh hƣởng đến chính sách tiền tệ độc lập. Hậu quả của việc mất đi sự độc lập trong chính sách tiền tệ ở Việt Nam có thể đƣợc dẫn chứng qua tình trạng lạm phát cao trong giai đoạn cuối năm 2007 đầu năm 2008. Đến tháng 08 năm 2008 tỷ lệ lạm phát Việt Nam đã lên đến mức 28,24%. Lạm phát tăng cao có thể làm cho giá hàng

hóa Việt Nam cao hơn một cách tƣơng đối so với giá hàng hóa nƣớc ngồi. Điều đó có thể dẫn đến nhu cầu hàng Việt Nam của cƣ dân nƣớc ngồi giảm. Chính vì vậy Ngân hàng Nhà nƣớc có thể xem xét việc tiến dần đến cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý với biên độ ngày càng rộng hơn. Trong tƣơng lai xa, khi nền kinh tế Việt Nam trở thành quốc gia phát triển thì Chính phủ cũng nhƣ Ngân hàng Nhà nƣớc có thể xem xét đến việc thả nổi tỷ giá hoàn toàn.

- Bốn là, việc phá giá nội tệ bằng cách tăng cung tiền mà khơng có hàng hóa đối ứng có thể dẫn đến hậu quả là tạo ra sức ép gia tăng lạm phát. Do đó, khi Chính phủ Việt Nam tiến hành quyết định phá giá nội tệ để gia tăng xuất khẩu nhằm cải thiện cán cân thƣơng mại không nên chỉ thực hiện thông qua việc in tiền mà có thể thực hiện thơng qua nghiệp vụ thị trƣờng mở, nghiệp vụ tái cấp vốn, nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá, v.v... .

- Năm là, nếu muốn phá giá thành công cần phải chú ý đến hai mục tiêu sau: thứ nhất là hạn chế phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào của nƣớc ngoài; thứ hai là nội địa hóa nguồn nguyên liệu đầu vào và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.

5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Mặc dù đề tài đã chứng minh đƣợc tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thƣơng mại Việt Nam theo hiệu ứng đƣờng cong J trong giai đoạn từ tháng 07 năm 2001 đến tháng 12 năm 2015, thế nhƣng đề tài vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhƣ sau:

- Giữa nhập khẩu và tỷ giá nhƣ đã đề cập trong mục 4.3.6 không tồn tại mối quan hệ dài hạn. Chính vì vậy các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng thêm kích cỡ mẫu từ tháng 01 năm 2016 về sau khi mà Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm. Cơ chế tỷ giá mới này phản ánh tốt hơn mối quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trƣờng. Qua đó có thể phản ánh rõ nét hơn tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thƣơng mại, xuất khẩu và nhập khẩu.

- Đề tài chỉ dừng lại trong việc xem xét mối quan hệ giữa cán cân thƣơng mại và tỷ giá hối đoái mà bỏ qua các yếu tố nhƣ lạm phát, thu nhập quốc dân, các

biện pháp hạn chế của chính phủ, v.v... sẽ làm giảm tính hiệu quả trong việc ƣớc lƣợng.

- Việc sử dụng tỷ giá VND/USD làm đại diện để phân tích sự tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thƣơng mại tại Việt Nam mặc dù mang tính đại diện cao nhƣ đã phân tích ở mục 4.1.1 nhƣng vẫn chƣa bao quát hoàn toàn tác động của tỷ giá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu Tiếng Việt

1. Hà Thị Thiều Dao & Phạm Thị Tuyết Trinh (2013). “Mối quan hệ tỷ giá hối

đoái và cán cân thanh tốn”. Tạp chí Khoa học đào tạo ngân hàng, số 103 trang 17- 24.

2. Ngân hàng Nhà nƣớc, 1994. Quyết định số 203/QĐ-NH13 ban hành quy chế tổ

chức và hoạt động của Thị trƣờng Ngoại tệ Liên ngân hàng. <http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Quyet-dinh-203-QD-NH13-

Quy-che-to-chuc-va-hoat-dong-thi-truong-ngoai-te-lien-Ngan-hang-1994- 156138.aspx>. [Ngày truy cập: 25 tháng 08 năm 2016].

3. Nguyễn Quang Dong và Nguyễn Thị Minh, 2013. Giáo trình kinh tế lượng. Hà

Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

4. Phan Thanh Hoàn và Nguyễn Đăng Hào, 2007. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối

đoái và cán cân thƣơng mại Việt Nam thời kỳ 1995-2014. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 43, 2007.

5. Quốc hội, 1994. Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc.

<http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?item

id=10433>. [Ngày truy cập: 25 tháng 08 năm 2016].

6. Thủ tƣớng Chính phủ. 2015. Quyết định số 950/QĐ-TTg về chƣơng trình hành

động thực hiện chiến lƣợc xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hƣớng tới năm 2013.

<http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2

&_page=1&mode=detail&document_id=162447>. [Ngày truy cập: 15 tháng 09

năm 2016]

7. Trần Hoàng Ngân và cộng sự, 2014. Giáo trình thanh tốn quốc tế. Hồ Chí

Minh: nhà xuất bản kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Danh mục tài liệu Tiếng nƣớc ngoài

2. Bahmani-Oskooee, M., Brooks, T.J. (1999). Bilateral J-Curve between U.S. and Her Trading Partners. Weltwirtschaftliches Archiv, Bd. 135, H. 1 (1999), pp. 156- 165.

3. Bahmani-Oskooee, M., Economidou, C., Goswami, G.G., (2006). Bilateral J-

curve between the UK vis-a`-vis Her major trading partners, Applied Economics, pp. 879–888.

4. Bahmani-Oskooee, M., T. Kantipong, 2001. Bilateral J-Curve Between

Thailand and Her Trading Partners. Journal of Economic Development, Vol. 26, pp. 107 – 117.

5. Brooks, C., 2014. Introductory Econometrics for Finance. 3rd ed. United States

of America: Cambridge University Press.

6. Dash, A.K., 2013. Bilateral J-Curve between India and Her Trading. Economic

Analysis & Policy, Vol. 43, pp. 315 – 338.

7. Engle, R. F. and Granger, C.W. J. (1987) Co-integration and Error Correction:

Representation, Estimation and Testing. [online] Available at:

<http://www.ntuzov.com/Nik_Site/Niks_files/Research/papers/stat_arb/EG_1987.p

df>. [Accessed 10 August 2016].

8. Hacker, R.S., Hatemi-J, A. (2004). The effect of exchange rate changes on trade

balances in the short and long run. Economics of Transition, Vol. 12, pp. 777–799. 9. Hsing, Yu, 2008. A study of the J-Curve for seven selected Latin American Countries, Global Economy Journal, Vol. 8, Issue 4.

10. Industrial countries: Goldstein and Khan (1985, table 4. I); Iceland: Einarsson

(1984); developing countries: Gylfason and Risager (1984, table 1) and Gylfason and Schmid (1983, table I).

11. Kim, A., 2009. An empirical analysis of Korea's trade imbalances with the US

and Japan. Journal of the Asia Pacific Economy, pp. 211-226

12. Lord, M., (2002). Vietnam’s export competitiveness: Trade and

13. Michelle Kong Ping Ping, 2012. Exchange rate and trade balance relationship: Empirical study in Cambodia, Thailand and Viet Nam, [online] Available at: <http://ir.unimas.my/10182/1/Exchange%20Rate%20and%20Trade%20Balance%2

0Relationship%20%3B%20Empirical%20Study%20In%20Cambodia,%20Thailand %20and%20Vietnam%20(24pgs).pdf>[Accessed 29 Jun 2016].

14. Nguyen Van Tien, 2011. International Finance. Ha Noi: Statistical Publishing

House

15. Phạm Thị Tuyết Trinh, 2010. The impact of exchange rate fluctuation on trade

balance in short and long run, The DEPOCEN Working Paper Series (DEPOCEN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại tại việt nam (Trang 67 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)