(1) (2) (3) (4)
VARIABLES lnY(1) lnY(2) lnY(3) lnY(4)
PCLongTreat 0.0365 0.0292 0.0228 0.0268 (0.0280) (0.0283) (0.0292) (0.0293) lnK 0.100*** 0.100*** 0.100*** 0.102*** (0.0111) (0.0112) (0.0115) (0.0114) lnM 0.352*** 0.352*** 0.356*** 0.355*** (0.0285) (0.0285) (0.0305) (0.0298) laoDongFullTime 0.000178 0.000330 0.000600 0.000338 (0.000451) (0.000455) (0.000584) (0.000525) daiHoc 0.0623** 0.0654** 0.0704** 0.0682** (0.0257) (0.0257) (0.0278) (0.0270) age -0.000559* -0.000546 -0.000577* -0.000588* (0.000321) (0.000334) (0.000326) (0.000321) ho -0.146*** -0.154*** -0.148*** -0.157*** (0.0277) (0.0274) (0.0281) (0.0282) export 0.176*** 0.179*** 0.199*** 0.220*** (0.0365) (0.0368) (0.0436) (0.0415) costumerOutProvince 0.0542** 0.0548** 0.0531** 0.0537** (0.0239) (0.0240) (0.0248) (0.0246) supplierOutProvince 0.0529** 0.0545*** 0.0531** 0.0530** (0.0210) (0.0211) (0.0219) (0.0218) trungUong 0.254*** 0.260*** 0.263*** 0.254*** (0.0209) (0.0207) (0.0215) (0.0215) lowTech -0.0884*** -0.0919*** -0.0979*** -0.0934*** (0.0187) (0.0185) (0.0191) (0.0189) PCTreat 0.0685*** (0.0237) ITreat 0.0602**
(0.0295) WTreat 0.0505 (0.0632) STreat 0.0589 (0.0560) Constant 4.806*** 4.818*** 4.776*** 4.782*** (0.244) (0.243) (0.261) (0.256) Observations 3,246 3,246 3,052 3,108 R-squared 0.577 0.577 0.564 0.571 Adj. R-squared 0.575 0.575 0.562 0.569 Ftest 189.6 189.7 163.2 171.5
Bảng 4-9: Kết quả mơ hình PSM-DID
(1) (2) (3) (4)
VARIABLES PCTREAT ITREAT WTREAT STREAT
time 0.155*** 0.178*** 0.0995 0.150*** (0.0195) (0.0217) (0.0671) (0.0184) PCLongTreat 0.0449 0.0106 0.115 0.0357 (0.0277) (0.0375) (0.175) (0.0306) lnK 0.0920*** 0.0820*** 0.118*** 0.0935*** (0.0110) (0.0117) (0.0361) (0.00856) lnM 0.355*** 0.393*** 0.305*** 0.357*** (0.0284) (0.0373) (0.0348) (0.00866) laoDongFullTime 0.000360 0.00413** -0.000673 0.000528 (0.000435) (0.00160) (0.000858) (0.000500) daiHoc 0.0469* 0.0516 -0.00356 0.0542* (0.0259) (0.0346) (0.0800) (0.0279) age -0.000637* -0.00558*** -0.00151 -0.000640** (0.000370) (0.000993) (0.00320) (0.000257) ho -0.129*** -0.0970*** -0.186 -0.140*** (0.0274) (0.0315) (0.207) (0.0304) export 0.159*** 0.213*** 0.110 0.199*** (0.0365) (0.0789) (0.0769) (0.0446) costumerOutProvince 0.0699*** 0.0679** 0.0970 0.0687*** (0.0242) (0.0280) (0.0930) (0.0220) supplierOutProvince 0.0629*** 0.0700*** 0.0462 0.0616*** (0.0209) (0.0255) (0.0766) (0.0221) trungUong 0.262*** 0.285*** 0.248*** 0.262*** (0.0208) (0.0261) (0.0837) (0.0208) lowTech -0.0857*** -0.109*** -0.0282 -0.0911*** (0.0185) (0.0205) (0.0712) (0.0184) PCTreat 0.0843***
(0.0290) PCinteract -0.0293 (0.0442) ITreat 0.0383 (0.0436) Iinteract -0.00322 (0.0588) WTreat 0.104 (0.0715) Winteract -0.108 (0.0978) STreat 0.117 (0.0738) Sinteract -0.117 (0.103) Constant 4.772*** 4.684*** 5.095*** 4.752*** (0.243) (0.342) (0.461) (0.110) Observations 3,246 2,400 2,140 3,108 R-squared 0.586 0.577 0.561 0.580 Adj. R-squared 0.584 0.574 0.530 0.578
(*** Có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; ** Có ý nghĩa thống kê ở mức 5%;* có ý nghĩa thống kê ở mức 10%
4.4 Khảo sát một vài doanh nghiệp trong thực tế
Để chứng minh cho những kết luận trong mơ hình trên, tác giả thực hiện khảo sát các tình huống cụ thể trong thực tế.
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp được khảo sát là công ty Minh Quang Trung, trụ sở đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, làm về mặt hàng hồ dán nhãn, chất tẩy rửa công nghiệp. Doanh nghiệp được thành lập từ năm 1998, chủ doanh nghiệp là ơng Đồn Xn Tráng, 45 tuổi (1998), trình độ đại học, từng
làm cán bộ quản lý khoa học, sở khoa học Vũng Tàu, có trình độ CNTT bậc trung.
Trong giai đoạn 2008-2012, doanh nghiệp có từ 10 đến 20 lao động bậc trung và phổ thông, phục vụ hàng năm khoảng 10 khách hàng ở các tỉnh khác. Đặc điểm của ngành sản xuất hồ dán và chất tẩy rửa cơng nghiệp là rất ít doanh nghiệp ở Việt Nam sản xuất mặt hàng này. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam cũng chịu sự cạnh tranh khá lớn, chủ yếu từ các doanh nghiệp Thái Lan và Pháp. Theo ông Cương13, khách hàng trong nước chủ yếu chuộng các sản phẩm từ Mỹ và châu Âu, đặc biệt là Pháp, do đó doanh nghiệp của ơng tập trung vào các khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ lẻ, cạnh tranh bằng giá.
Là một người có kinh nghiệm nhiều năm làm trong lĩnh vực khoa học, ông Tráng đã quyết định đầu tư CNTT cho doanh nghiệp của mình từ năm 2006, lắp đặt hệ thống máy tính, máy in. Đưa các sổ sách, giấy tờ, giao dịch lên máy tính thay vì viết tay. Ơng cho rằng vào thời điểm đó, doanh nghiệp của ông thuộc hàng sớm đưa sổ sách giấy tờ lên tính tốn bằng máy tính, nhờ đó cơng ty ơng giảm thiểu rủi ro trong tính tốn, nhập liệu chính xác hơn, giảm chi phí cho nhân viên làm trên sổ sách được khoảng 20-30%.
Đến năm 2008, doanh nghiệp lắp đặt internet, chủ yếu để tìm hiểu thêm các phương pháp kỹ thuật liên quan tới mặt hàng hồ dán. Ông Cương cho rằng: “nhờ đầu tư CNTT trong giai đoạn này mà giá thành mặt hàng hồ của ông không tăng thêm”. Hơn nữa trong giai đoạn này, doanh nghiệp của ông, cũng như rất nhiều doanh nghiệp khác, phải tham gia các khoá học về ứng dụng thuế điện tử từ Chính quyền, và do khách hàng ngày một đông, việc xử lý dữ liệu bằng máy tính giúp cơng ty ơng hạn chế được rất nhiều sai sót.
Đến năm 2013, ơng Cương quyết định đầu tư thêm website để quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên ơng cho biết “hình thức quảng bá bằng website thực sự không cần thiết, các khách hàng khơng có nhu cầu xem website mà chỉ muốn gặp trực tiếp để trao đổi”. Thực tế thì sau khi đầu tư nâng cấp website cho cơng ty mình, trang website của doanh nghiệp đã bị đánh cắp (hack).
Về phía chính quyền, ơng cho rằng các lớp học của thuế đóng góp khá tốt về lượng kiến thức
13 Ơng Đồn Nguyễn Kim Cương, giám đốc hiện tại của doanh nghiệp, người trả lời phỏng vấn, lãnh đạo doanh nghiệp từ năm 2010.
để ơng có thể đầu tư phù hợp cho nhu cầu doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, nếu được lựa chọn, ơng vẫn chọn cách truyền thống thay vì sử dụng CNTT để khai thuế điện tử, vì ơng cho rằng “số giấy từ nộp cho cơ quan thuế vẫn không đổi, chỉ là chuyển từ tờ giấy này sang tờ giấy khác, trong khi các chức năng của phần mềm này thay đổi liên tục, làm cho ông rất vất vả mỗi khi cập nhập kiến thức.”
Khi được hỏi có đầu tư thêm phần mềm cho q trình quản lý của doanh nghiệp khơng? Ơng cho rằng chính sự thay đổi liên tục từ các phần mềm của chính quyền làm ơng ngại khơng đầu tư do sợ bị lỗi thời và phải tốn chi phí nâng cấp bản mới. Cuối cùng, ơng cho rằng “tiền bạc không phải là vấn đề khi nâng cấp lên website hay bán hàng qua mạng, vấn đề là đầu tư như vậy thì khơng hiệu quả, do đâu có ai sử dụng”.
Khi được hỏi về các chương trình hỗ trợ về ứng dụng CNTT của chính phủ, ơng Cương hồn tồn khơng biết bất kì chương trình nào. Quan tâm của ơng trong mối tương quan với chính quyền chỉ là vấn đề thuế. Ơng cho rằng “chỉ khi bắt buộc làm tờ khai thuế điện tử, các DNVVN ở khu vực ông mới rủ nhau đi học ở cơ quan thuế, khơng ai nói về đề án 19114”. Khi phỏng vấn hơn 30 doanh nghiệp trong hiệp hội BNI ở thành phố Hồ Chí Minh, tất cả đều khơng biết đến đề án này).
Trường hợp của cơng ty Minh Quang Trung có thể đại diện cho một tập các DNVVN có chủ doanh nghiệp có trình độ nhận thức về CNTT, tham gia sản xuất mặt hàng thủ công, cải thiện được hiệu quả nhờ vào đầu tư cơ bản vào máy tính, internet nhằm nâng cao khả năng quản lý dữ liệu của doanh nghiệp. Tuy nhiên khi leo lên những cấp độ đầu tư cao hơn, doanh nghiệp trở nên lúng túng do nhận thấy môi trường ở Việt Nam chưa phù hợp, thói quen kinh doanh đa phần vẫn bằng biện pháp “gặp mặt”.
Các chương trình của Chính phủ
Những chương trình CNTT của Chính phủ có liên quan đến doanh nghiệp cũng có những hạn chế do mức độ ổn định thấp làm các doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận. Tuy nhiên cũng
14 Đề án 191 là đề án của Chính phủ về “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 – 2010”. Các hoạt động chủ yếu của đề án này là tổ chức hội thảo, tập huấn, học tập nhằm nâng cao nhận thức về CNTT trong cộng đồng doanh nghiệp.
cần nhìn nhận là năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam khá hạn chế trong vấn đề về ứng dụng CNTT trong mối tương tác với Chính quyền. Ví dụ chương trình hải quan điện tử khi được ứng dụng ở Bình Định để hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết thủ tục nhập quan nhanh hơn, khi phỏng vấn về kết quả trong giai đoạn đầu15, Hải quan Bình Định cho hay các doanh nghiệp rất hạn chế trong việc ứng dụng thủ tục hải quan điện tử mà vẫn sử dụng phương pháp truyền thống dù bất tiện hơn, chủ yếu các chủ doanh nghiệp không chịu đi học các lớp thực tập do hải quan tổ chức. Chỉ đến khi chương trình này trở nên bắt buộc thì các doanh nghiệp mới nhờ dịch vụ hoặc tham gia các lớp huấn luyện. Điều này cho thấy sự thụ động của các doanh nghiệp Việt Nam trong vấn đề ứng dụng CNTT.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Chương 5 gồm 3 phần, 5.1 tổng kết những công việc đã làm được, từ đó đưa ra khuyến nghị phần 5.2, và cuối cùng là hạn chế của đề tài phần 5.3
5.1 Kết luận
Đầu tư công nghệ thông tin (CNTT) là một chương trình quan trọng nhằm thúc đẩy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Mặc dù đã có nhiều chính sách của Chính phủ cũng như giới doanh nghiệp trong vấn đề này, cho đến nay Việt Nam vẫn thiếu những nghiên cứu tìm hiểu tác động của CNTT đến hiệu quả hoạt động của DNVVN. Do vậy, mục tiêu của bài nghiên cứu này là đánh giá tác động của CNTT đến hiệu quả hoạt động của DNVVN Việt Nam giai đoạn 2008-2013.
Đầu tư CNTT trong DNVVN được nhìn nhận ở 4 khía cạnh: hạ tầng, nhân lực, ứng dụng và chính sách, chia theo 5 cấp độ đầu tư: chưa đầu tư, căn bản, mở rộng, ứng dụng web và hướng tri thức. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chia làm 2 phần hiệu quả tài chính và hiệu quả phi tài chính. Bài này nghiên cứu tác động của 5 cấp độ đầu tư CNTT lên hiệu quả tài chính của DNVVN, ở khía cạnh đầu tư hạ tầng.
Do các phương pháp đang được sử dụng phổ biến trên thế giới về đánh giá tác động của CNTT đến hiệu quả hoạt động của DNVVN chủ yếu là hồi quy đa biến, thường gặp phải vấn đề về giả định mẫu ngẫu nhiên, sẽ làm cho kết quả tác động bị chệch, do đó bài nghiên cứu này ứng dụng phương pháp đánh giá tác động PSM-DiD để giảm thiểu chênh lệch do vấn đề lấy mẫu.
Thứ nhất, sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để đánh giá tác động, bài nghiên cứu chỉ rằng đầu tư CNTT chỉ đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp ở những cấp độ cơ bản và mở rộng mà chưa tận dụng được lợi thế từ việc xây dựng website và bán hàng trực tuyến. Các tác động ở mức độ cơ bản của doanh nghiệp Việt Nam ở giai đoạn này khá tương đồng với doanh nghiệp Thái Lan giai đoạn tương tự và doanh nghiệp Anh, Phần Lan thập kỷ trước đó. Ở cấp độ nâng cao, hướng tri thức, đa phần các nước đang phát triển đều không tận dụng được lợi thế từ đầu tư CNTT. Tuy nhiên phương pháp này tồn tại thiên lệch do vấn đề biến nội sinh, có thể làm cho kết quả bị chệch lên.
Sử dụng phương pháp đánh giá tác động PSM kết hợp DID để tìm ra nhóm đối chứng thích hợp và loại bỏ những yếu tố không quan sát được không thay đổi theo thời gian, kết quả cho thấy đầu tư CNTT của DNVVN không cải thiện được năng suất lao động cho doanh nghiệp trong giai đoạn 2008-2012, những khác biệt có được từ đầu tư CNTT là sự khác biệt nội tại về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đầu tư giữa nhóm có và nhóm khơng đầu tư. Doanh nghiệp muốn nâng cao năng suất vẫn phải dựa chủ yếu trên các yếu tố đầu vào cơ bản như vốn. Bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ở mức độ cơ bản và mở rộng, vốn đóng vai trị quan trọng trong khi ở các cấp độ cao hơn thì khơng như vậy. Các yếu tố về trình độ nhận thức của chủ doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp cũng góp phần quan trọng vào việc đầu tư CNTT của doanh nghiệp. Trong khi các yếu tố về tác động của khách hàng và nhà cung cấp không ảnh hưởng đến khả năng đầu tư CNTT, điều này cho thấy môi trường kinh doanh của Việt nam vẫn chưa có mức địi hỏi cao về năng lực CNTT, kết quả này tương đồng với nhận định của World Economic Forum (2015) về năng lực ứng dụng CNTT của Việt Nam.
Đặc tính vùng miền có tác động quan trọng đến khả năng đầu tư CNTT và cho thấy, ở thành phố lớn, khả năng đầu tư CNTT cao hơn so với các thành phố khác. Sự thiếu năng động ở các doanh nghiệp trong đầu tư CNTT ở các thành phố nhỏ
Khi khảo sát các các doanh nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân đầu tư CNTT tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng DNVVN ở Việt Nam có khả năng tận dụng được lợi thế từ đầu tư CNTT ở cấp độ cơ bản do cải thiện khả năng quản lý của doanh nghiệp, tăng độ chính xác trong việc sử lý giấy tờ, sổ sách, năng suất làm việc của nhân viên. Tuy nhiên các doanh nghiệp này khơng nhìn ra được những lợi ích từ việc đầu tư ở cấp độ cao hơn do quan điểm đa phần khách hàng vẫn sử dụng phương pháp trao đổi truyền thống, gặp mặt...
Chính quyền có hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn này về các vấn đề liên quan đến thuế, hải quan và các chương trình nâng cao nhận thức của DNVVN về CNTT… Tuy nhiên các chương trình chính phủ điện tử cơng vẫn chưa ổn định gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc ứng dụng. Các chương trình ứng dụng CNTT khơng tiếp cận được đến chủ doanh nghiệp. Sự thụ động của doanh nghiệp Việt Nam cũng là một trở ngại trong qua trình ứng dụng CNTT.
5.2 Khuyến nghị chính sách
Từ những phân tích trên, bài nghiên cứu đưa ra 04 khuyến nghị lớn và một vài phương pháp mà thế giới đã ứng dụng có đối với vấn đề thúc đẩy đầu tư CNTT trong DNVVN.
Thứ nhất vốn có vai trị quan trọng trong những giai đoạn đầu tư cơ bản và mở rộng, trong khi không hiệu quả ở những cấp độ cao hơn. Do vậy, những chương trình hỗ trợ hỗ trợ phát triển CNTT đối với các doanh nghiệp ở giai đoạn đầu tư này cần quan tâm đến yếu tố vốn. Trong khi các chính sách hiện tại của Việt Nam hỗ trợ đánh đồng tất cả các doanh nghiệp đầu tư vào mua sắm máy móc thiết bị mà khơng phân biệt giữa doanh nghiệp ở cấp độ thấp và cấp độ cao, gây lãng phí khi phải hỗ trợ vốn cho những doanh nghiệp đầu tư CNTT ở cấp độ cao. Khuyến nghị thứ nhất, nên phân chia đầu tư CNTT thành 5 cấp độ: chưa đầu tư, đầu tư cơ bản, đầu tư mở rộng, ứng dụng web và hướng tri thức. Chính phủ nhận dạng doanh nghiệp trên 5 cấp độ này, ứng với những cấp độ thấp cần có hình thức hỗ trợ vốn hợp lý. Phương pháp hỗ trợ vốn có thể là ưu đãi cho vay, hạ lãi suất khi mua sắm thiết bị, phần mềm CNTT.
Thứ hai, yếu tố vùng miền đóng vai trị quan trọng cho thấy áp lực hoặc yêu cầu ở những tỉnh nhỏ về đầu tư CNTT kém hơn những tỉnh thành trực thuộc Trung ương. Hiện tượng này có nhiều nguyên nhân cả về nhận thức và khả năng của Chính quyền và sự thụ động của doanh nghiệp. Khuyến nghị thứ hai là trong các chương trình về hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư CNTT, nên tăng cường tập trung hỗ trợ cho các tỉnh thành nhỏ do đây là những khu vực mà năng lực ứng dụng CNTT yếu hơn.
Thứ ba, nhận thức và trình độ của chủ doanh nghiệp về CNTT đóng vai trị quan trọng trong việc đầu tư CNTT, Chính phủ đã có chương trình Quốc gia về nâng cao nhận thức về CNTT trong DNVVN nhưng mức độ hiệu quả của chương trình này chưa được xem xét, thực tế là có nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được với thông tin về các chương trình hỗ trợ này. Khuyến nghị là các chương trình hỗ trợ của Chính phủ cần có các hình thức quảng bá và khuyến khích phù hợp để các doanh nghiệp tham gia. Phương pháp có thể học tập ở một số nước như Thái Lan kết hợp giữa tham gia hội thảo và ưu đãi đầu tư CNTT, hoặc có các chế tài thích hợp để