châu Âu, hầu hết các doanh nghiệp đều đã trang bị máy tính cá nhân trong hoạt động kinh doanh, triển khai kết nối mạng và đang phát triển hệ thống kinh doanh trực tuyến.
Do vậy, để xem xét hiệu quả mà đầu tư CNTT mang lại, ta cần có một phương pháp phân loại các cấp độ đầu tư CNTT hợp lý. M. Chesser và W. Skok (2000) cho rằng các giai đoạn phát triển CNTT trong DNVVN nên được đo lường trên bốn góc độ: chính sách, hạ tầng, ứng dụng và nguồn nhân lực. Bốn góc độ này tương tác lẫn nhau và tạo thành mơi trường bên trong của doanh nghiệp, nó tương tác với mơi trường bên ngoài dưới các áp lực của thị trường (Hình 2-3).
Nguồn: M. Chesser & W. Skok (2000)
Ở mỗi góc độ, M. Chesser và W. Skok (2000) chia năng lực ứng dụng CNTT của doanh nghiệp ra làm 4 giai đoạn khác nhau để quan sát gồm: Giai đoạn chưa ứng dụng, giai đoạn căn bản, giai đoạn phổ biến và giai đoạn áp dụng thương mại điện tử. Quoc Trung Pham (2010) cập nhật thêm mơ hình trên với giai đoạn thứ 5 hướng tri thức.
Bảng 2-2 tóm tắt 5 giai đoạn ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp ứng với 4 góc độ quan sát, ở
đây chỉ liệt kê một vài thuộc tính của từng giai đoạn.
ICT Luật Khách hàng Nhà cung cấp Đối thủ Mơi trường Chính sách Hạ tầng ứng dụng Nhân lực Nội tại DN
Bảng 2-2: Các giai đoạn ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp ứng với 4 góc độ quan sát Chưa ứng Chưa ứng dụng Căn bản Phổ biến Ứng dụng web Hướng tri thức Hạ tầng Chưa có máy tính Có máy tính Có kết nối internet Xây dựng website Có sử dụng wireless, mobile… Nhân lực Khơng có kỹ năng Có kỹ năng kinh doanh Có kỹ năng cơng nghệ MIS 3 Kỹ năng tri thức Ứng dụng Không ứng dụng Phần mềm văn phòng MIS Thương mại điện tử Kinh doanh số Chính sách Khơng có chính sách Tiêu chuẩn
hóa Hiện đại hóa Cộng tác
Tồn cầu hóa và th ngồi Nguồn: Quoc Trung Pham (2010)
Ngồi ra, cịn có các phương pháp phân loại theo nền tảng và công nghệ của Doyle n.d. hoặc Asoc và Sevrani (2008) phân chia theo cấp độ giao tiếp và kỹ thuật ứng dụng (Phụ lục 1). Như vậy, Bài nghiên cứu này tập trung đo lường tác động của CNTT lên hiệu quả tài chính của DNVVN thơng qua chỉ số năng suất lao động bình qn. Trong đó CNTT xem xét cả 5 giai đoạn theo cách phân loại của M. Chesser và W. Skok (2000).
2.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông ở Việt Nam 2.3.1 Cơ sở hạ tầng thông tin và viễn thơng
Khoảng thời gian đầu thế khỉ 21, trình độ công nghệ thông tin và viễn thông (CNTTVVT) của Việt Nam có xuất phát điểm thấp, tạp chí Global Information Technology Report đánh giá Việt Nam kém nhất bảng ở hầu hết các chỉ tiêu, xếp 74/75 trong việc sử dụng và truy cập mạng cho các lĩnh vực như chính phủ điện tử (eGovernment), kinh doanh số (eBussiness), chỉ số trang bị cơng nghệ (Trường chính sách cơng Lý Quang Diệu - 2014).
Giai đoạn sau 2008, cơ sở hạ tầng CNTTVVT đã phát triển mạnh mẽ, các cơ sở pháp lý về CNTT của Việt Nam dần hoàn thiện. Thống kê của Trường chính sách cơng Lý Quang Diệu (2014) cho thấy hầu hết, các chỉ số về hạ tầng CNTTVVT của Việt Nam đều phát triển vượt bậc, đến năm 2012 đã đứng trong nhóm những nước có hạ tầng CNTT phổ thơng tốt nhất khu vực. Ví dụ số lượng điện thoại di động trong 100 dân tăng từ hơn 25% (2006) lên hơn 140% (2012), kết nối internet cũng tăng gấp đôi trong giai đoạn này, đạt 44% (2012) (phụ lục 3). BroadBand và băng thông quốc tế của Việt Nam cũng tăng trưởng rất nhanh trong giai đoạn 2009 – 2012, tốc độ đường truyền quốc tế xếp cao hơn các nước trong khu vực (Phụ lục 2) Theo Bộ công nghệ thơng tin và truyền thơng (2011) thì cuộc khủng hoảng kinh tế là nhân tố cản trở sự phát triển CNTT trong doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, mặc dù đa phần doanh nghiệp đều có đầu tư máy tính, nhưng nhu cầu sử dụng máy tính đã giảm dần (Hình 2-4).
Nguồn: Bộ công nghệ thông tin và truyền thơng (2011)
Gần 100% doanh nghiệp tư nhân có kết nối internet, trong đó đa phần là thơng qua ADSL và DSL, trong khi đường truyền riêng chỉ chiếm 19%.
Nhìn chung, các chỉ số về đầu tư hạ tầng CNTT ở Việt Nam có xuất phát điểm thấp, nhưng tốc độ tăng trưởng cao và đến năm 2012 đã trở thành nước có chỉ số hạ tầng CNTT cơ bản thuộc hàng cao trong khu vực, tuy nhiên, khả năng ứng dụng CNTT vẫn còn hạn chế.
2.3.2 Mức độ ứng dụng công nghệ
Trái với mức độ phát triển mạnh mẽ của hạ tầng CNTT, khả năng ứng dụng CNTT ở Việt Nam trong thời gian này vẫn còn hạn chế, đặc biệt là trong nhu cầu lao động CNTT.
Theo khảo sát của EUVN (2014) năm 2011, ở Việt Nam có hơn 92% người dùng truy cập internet mỗi ngày và dành phần lớn thời gian để chát, đọc tin tức (87%), tham gia mạng xã hội (73%) và giải trí (hơn 66%).
Về phía doanh nghiệp, đa phần doanh nghiệp ứng dụng CNTT cho trao đổi thư điện tử, xử lý số liệu kinh doanh, chỉ có gần 33% doanh nghiệp có ứng dụng bán hàng qua mạng. Thị trường thương mại điện tử B2C của Việt Nam năm 2014 chỉ có quy mơ gần 3 tỷ USD, tương đối thấp so với các nước trong khu vực (Vietnam Digital Landscape,2015). Trong khi đó, vấn đề về vi phạm bản quyền, bảo mật… của doanh nghiệp Việt Nam luôn được xếp vào hàng cao nhất thế giới (EUVN, 2014). Mức độ ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp Việt Nam bị đánh giá khá thấp, World Economic Forum (2016) xếp Việt Nam thứ 121 trên 140 quốc gia khảo sát. Đồng thời trình độ sử dụng máy tính và số lượng lao động có kỹ năng CNTT thấp hơn nhiều so với nhu cầu của thị trường.
Tổng hợp 10 chỉ số đánh giá về mức độ đầu tư và ứng dụng CNTT của Việt Nam năm 2015 (Hình 2-5), World Economic Forum (2015) xếp hạng Việt Nam ở thứ 85 trong 143 Quốc gia khảo sát, ở Đông Nam Á chỉ cao hơn Lào (97), Campuchia (110) và Timor (134).
Tóm lại, Việt Nam sau 2008 có sự đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng CNTT, ngành công nghiệp gia công phần mềm cũng phát triển vượt bậc, nhu cầu sử dụng CNTT ngày càng cao trong dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ vẫn cịn thấp, trong đó yếu kém nhất ở khu vực kinh doanh. Các chỉ số về ứng dụng CNTT cho kinh doanh, bảo mật, an toàn hệ thống… đều xếp hạng thấp. Việt Nam cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn nhân lực có trình độ CNTT.
Hình 2-5: Các chỉ số về đầu tư và ứng dụng CNTT ở Việt Nam năm 2015
Nguồn: World Economic Forum (2015)
2.4 Các mơ hình chấp nhận và ứng dụng CNTT
Để hiểu được thực trạng đầu tư CNTT trong các DNVVN của Việt Nam, cần tham khảo một vài mơ hình chấp nhận đầu tư CNTT cho doanh nghiệp để chỉ ra các nguyên nhân doanh nghiệp đầu tư (hoặc không đầu tư) CNTT.
Nhiều bài nghiên cứu ở trên đã chỉ ra rằng nếu doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của CNTT và đầu tư hợp lý thì sẽ cải thiện năng suất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp có nhận thức khác nhau về khả năng đầu tư CNTT phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngành nghề sản xuất, quy mô, thị trường, khả năng nhận thức… Khảo sát các lý do đầu tư CNTT ở cấp độ tổ chức, Korpelainen (2011) nhận xét đa phần các bài nghiên cứu về vấn đề này dựa trên các mơ hình như: chấp nhận công nghệ (TAM), lý thuyết về hành vi hợp lý (TRA), mơ hình lan tỏa sáng tạo (DOI) , lý thuyết hoạch định hành vi (TPB). Gần đây cịn có hướng tiếp cận phân tích
Akkeren và Cavaye (1999), bộ các nhân tố này được xây dựng cũng dựa trên các lý thuyết trên. Sau đây là khảo sát các mô ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp.
2.4.1 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) và mơ hình hoạch định hành vi (TPB)
TRA là một lý thuyết nổi tiếng được sử dụng nhiều trong phân tích hành vi (Hình 2-6), được trình bày bởi Fishbein và Ajzen (1975), ơng cho rằng hành vi của cá nhân phụ thuộc và xu hướng thực hiện hành vi đó. Xu hướng thực hiện hành vi có thể được dự báo thông qua thái độ đối với hành vi và các chuẩn mực chủ quan, từ đó ơng xây dựng bộ thang đo thích hợp với 2 khía cạnh trên.
Nguồn: Fishbein, M., và Ajzen (1975)
Mathieson (1991) xây dựng mơ hình hoạch định hành vi (TPB) dựa trên lý thuyết TRA (Chuttur, 2009) (Hình 2-7), trong đó ơng cho thêm vào yếu tố nhận thức về kiểm sốt hành vi, đó là các yếu tố về khả năng, kỹ năng, nguồn lực, cơ hội của người ra quyết định.
Nguồn: Chuttur (2009) Hình 2-7: Mơ hình hoạch định hành vi TPB Chuẩn mực chủ quan Xu hướng thực hiện hành vi Hành vi Thái độ hành vi Nhận thức kiểm sốt hành vi Hình 2-6: Lý thuyết hành động hợp lý
Thái độ đối với hành vi Chuẩn mực chủ quan Xu hướng thực hiện hành vi Hành vi
2.4.2 Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM)
Đứng trên khung phân tích của TRA, Davis (1989) trình bày mơ hình chấp nhận cơng nghệ để giải thích hành vi chấp nhận hay chối bỏ việc đầu tư CNTT (Phụ lục 5). TAM cho rằng ý định sử dụng cơng nghệ có thể được dự báo bằng việc có thái độ hướng tới việc sử dụng. Thái độ này dựa trên nhận thức về sự hữu ích, tức là nhận thức về những lợi ích, hiệu quả mà cơng nghệ sẽ mang lại, và nhận thức về đặc tính dễ dàng sử dụng cơng nghệ, tức là mức độ đơn giản của công nghệ mà người dùng mong đợi.
Tuy nhiên, Manueli (2003) nhận xét rằng mơ hình này khơng kiểm sốt các đặc điểm cá nhân, kiểm soát hành vi của người ra quyết định trong những điều kiện ràng buộc, các đặc điểm của ngành, cung cầu thị trường… và do đó sẽ có những thiếu sót trong đo lường.
2.4.3 Mơ hình ứng dụng CNTT trong DNVVN
Để khắc phục những nhược điểm của các mơ hình trên, nhiều mơ hình khác được sử dụng để đánh giá khả năng đầu tư cơng nghệ như mơ hình lan tỏa cơng nghệ (DOI), mơ hình kết hợp TAM và TPB… Việc rút trích các đặc tính phù hợp để đo lường khả năng ra quyết định đầu tư cơng nghệ của doanh nghiệp cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dữ liệu, địa phương, ngành nghề… Do đó các bài nghiên cứu thường tự đưa ra những nhân tố phù hợp với dữ liệu và điều kiện nghiên cứu hơn là áp dụng cứng nhắc một mơ hình chuẩn.
Có rất nhiều bài nghiên cứu chỉ ra các nhân tố tác động đến khả năng ứng dụng CNTT trong DNVVN, trong đó chủ yếu chia ra 2 nhóm nhân tố: đặc tính của doanh nghiệp và đặc tính của chủ doanh nghiệp. Một mơ hình tiêu biểu được trích dẫn nhiều là của Akkeren & Cavaye (1999) (Phụ lục 6). Trong đó, Akkeren & Cavaye chỉ ra các nhân tố đặc trưng của chủ doanh nghiệp như: nhận thức về lợi ích, trình độ máy tính, khả năng sử dụng máy tính, tập quán, khả năng đổi mới. Các đặc tính của doanh nghiệp như: áp lực ứng dụng cơng nghệ từ thị trường, nhà nước, nhu cầu từ khách hàng và bên cung cấp, cấu trúc và mức độ phức tạp của tổ chức, độ lớn của lượng thông tin xử lý, lĩnh vực, ngành nghề, độ lớn của doanh nghiệp, độ lớn của lượng thông tin cần xử lý.
Dựa trên các bài nghiên cứu đi trước, nghiên cứu này chỉ ra các yếu tố then chốt tác động đến khả năng đầu tư CNTT trong DNVVN ở Việt Nam (Hình 2-10)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các bài nghiên cứu của Akkeren và Cavaye (1999) (*) và Manueli (2003)(**)
2.5 Khảo sát các nghiên cứu về đánh giá tác động của CNTT đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp của doanh nghiệp
Việc tìm hiểu tác động của đầu tư CNTT đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một đề tài đang được bàn luận sôi nổi trên thế giới. Bắt đầu từ khi nhà kinh tế Solow đưa ra nhận định ''Ta có thể nhìn thấy thời đại của máy tính ở khắp nơi, ngoại trừ trong con số thống kê về năng suất'' (nghịch lý về năng suất)4, hàng loạt bài nghiên cứu sau đó đã dùng nhiều phương pháp để đánh giá nhận định này.
Ngày nay, giới kinh tế đã dần đi đến một nhận định chung về mối quan hệ dương giữa đầu tư CNTT lên năng suất ở cấp độ quốc gia, trong cả ngành công nghiệp hoặc ở các công ty lớn, tiêu
4 “You can see the computer age everywhere but in the productivity statistics” - productivity paradox
H5(+)
Hình 2-10: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đầu tư CNTT cho doanh nghiệp
H4(+) H3(+) H2(+) H1(+) Đặc tính chủ doanh nghiệp (*) Đặc tính doanh nghiệp(*) Áp lực hay hỗ trợ từ chính quyền(**) Trình độ & nhận thức chủ DN về CNTT(*) Đặc trưng ngành nghề (*)
Quy mô doanh nghiệp (*) Áp lực từ nhà cung cấp(*) Khả năng đầu tư CNTT cho DN
biểu trong đó là các bài nghiên cứu của Vũ Minh Khương (2013) chỉ ra đầu tư CNTT có tác động tích cực lên tăng trưởng GDP, đầu tư CNTT có quan hệ dương với năng suất lao động, nâng cao hiệu quả quản lý Khan và Santos (2002)...
Tuy nhiên, ở cấp độ DNVVN, vẫn còn rất nhiều tranh cãi xung quanh việc đầu tư CNTT để nâng cao hiệu quả hoạt động. Enrique (2016) cho rằng do những giới hạn về nguồn lực khiến DNVVN không dễ dàng ứng dụng được cơng nghệ mới, và do đó việc ứng dụng CNTT chỉ làm tăng chi phí đầu tư. Chưa kể trong trường hợp thiếu nhân cơng có trình độ hoặc quy trình cơng ty khơng đảm bảo phù hợp, việc đầu tư vào CNTT sẽ tạo ra những bất tiện trong hoạt động, tăng chi phí.
OEDC (2004) nghiên cứu các DNVVN ở các quốc gia phát triển để tìm hiểu tác động của đầu tư CNTT đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu cho rằng CNTT sẽ có tác động tích cực đến q trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong bản thân doanh nghiệp, CNTT giúp giảm chi phí, tăng tốc độ đáp ứng và mức độ tin tưởng của một giao dịch hoặc nghiệp vụ giữa các phòng ban hay giữa doanh nghiệp với khách hàng. Mơ hình thương mại điện tử B2C5
giúp tăng hiệu quả giao tiếp, cung cấp thông tin, chất lượng dịch vụ nhanh và đầy đủ đến khách hàng, qua đó mở rộng thị trường nhanh và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, DNVVN sẽ phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến chi phí đầu tư, kỹ năng của lao động, rủi ro quản lý... khi ứng dụng CNTT.
Tác động của đầu tư CNTT với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp còn rắc rối hơn khi xem xét các quốc gia đang phát triển, UNCTAD (2008) nghiên cứu DNVVN ở Thái Lan và cho thấy CNTT chỉ có tác động tích cực lên năng suất lao động ứng với những cấp độ sơ khởi, trong khi đầu tư thêm website hoặc thương mại điện tử có tác động âm đến năng suất. Ngồi ra tác động của CNTT cũng khác nhau theo độ tuổi của chủ doanh nghiệp, vùng và ngành công nghiệp tương ứng.
Ở các Quốc gia châu Phi, Kew và Herrington (2009) cho thấy hiệu quả trong đầu tư CNTT phụ thuộc vào độ tuổi, nhóm vùng miền và quy mơ của doanh nghiệp. Olise và đ.t.g (2014) còn chỉ ra được rằng, các doanh nghiệp ở Nigeria do đầu tư tràn lan, khơng có quy trình rõ ràng đã dẫn
đến hiệu quả của CNTT lên doanh thu là không đáng kể hoặc thậm chí là âm. Chowdhury và Wolf (2003) sử dụng phương pháp hồi quy OLS để đo lường tác động của đầu tư CNTT lên tỉ lệ thu hồi vốn, năng suất lao động và mở rộng thị trường của DNVVN ở Kenya và Tanzania. Kết luận của tác giả là đầu tư vào CNTT đóng vai trị quan trọng trong việc mở rộng thị trường, tuy nhiên tác giả không chứng minh được tác động của đầu tư CNTT lên tỉ lệ thu hồi vốn. Đặc biệt hơn, tác giả chỉ ra rằng đầu tư CNTT làm giảm năng suất lao động như là hệ quả của chương trình đầu tư khơng hợp lý, chi phí dành cho đầu tư quá cao và khả năng lao động sử dụng công