Đơn vị: % Năm 2005 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Dầu thô 26.41 21.42 14.56 9.37 10.36 9.70 7.21 4.79 2.34 Giày dép 10.89 9.87 9.57 9.55 9.37 8.58 8.38 6.81 7.39 Dệt may 17.10 18.87 21.31 20.90 18.91 17.04 17.90 13.84 13.93 Thủy sản 9.79 9.33 10.00 9.36 8.75 7.20 6.68 5.24 4.06 Khác 35.81 40.51 44.56 50.82 52.61 57.48 59.83 69.32 72.28 Tổng 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00
Trong những năm qua, Petrovietnam ln duy trì vai trị là đầu tàu kinh tế của đất nước. Trong khi khối doanh nghiệp Nhà nước đóng góp khoảng 42% GDP của cả nước, riêng Petrovietnam đã chiếm khoảng 16 - 18% GDP, mức cao nhất so với cả nước trong giai đoạn 2008 - 2015 (Bảng 4.1). Về đóng góp ngân sách, thu từ dầu thơ mang lại bình qn 13.6% tổng thu ngân sách hàng năm trong giai đoạn 2009 - 2013, kể từ khi Petrovietnam có nhà máy lọc dầu. Trong các năm trước đó, thu từ dầu thô luôn mang lại trên 20% tổng thu ngân sách. Trong khi đó, thu ngân sách từ tất cả các doanh nghiệp Nhà nước (khơng kể Ngành Dầu khí) chỉ chiếm khoảng 15 - 16%; hơn nữa, nguồn đóng góp ngân sách của Petrovietnam cao hơn rất nhiều so với đóng góp từ tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và các doanh nghiệp tư nhân. Đến cuối năm 2014 và đầu năm 2015, khi cả thế giới đều bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm của giá dầu, thì nguồn thu từ dầu thô vẫn chiếm tỷ trọng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, nguồn thu từ dầu thơ đạt 98.1 nghìn tỷ đồng, đóng góp 12.1% tổng ngân sách Nhà nước trong năm 2014. Tuy nhiên do ảnh hưởng của sụt giảm giá dầu trong năm 2015, con số này đã giảm mạnh chỉ cịn 62.4 nghìn tỷ đồng và đóng góp 7.1% tổng ngân sách Nhà nước năm 2015. Về doanh thu hợp nhất: từ cuối năm 2007 và đặc biệt trong năm 2008, thế giới đã chứng kiến sự biến động khó lường của giá dầu thô, giá dầu từ mức 90 USD/thùng vào cuối năm 2007, đã lên trên 147 USD/thùng vào tháng 7 năm 2008, sau đó giá dầu bất ngờ giảm nhanh, đến cuối năm 2008 giá dầu chỉ còn gần 50 USD/thùng, tương ứng giảm gần 70% so với giá trị lúc đạt đỉnh. Từ đầu năm 2009, giá dầu đã trải qua nhiều đợt biến động và đạt trung bình 64 USD/thùng. Trong điều kiện khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế tồn cầu và giá dầu thô giảm mạnh, doanh thu hợp nhất năm 2009 của Petrovietnam vẫn đạt 137 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2008. Trong năm 2010, Petrovietnam đã có bước phát triển vượt bậc khi đạt doanh thu hợp nhất tới 235 nghìn tỷ đồng, mức cao đột biến trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang suy thối, đóng góp 24% cho GDP. Đến hết năm 2012, doanh thu hợp nhất của Petrovietnam tăng 12% so với năm 2011 đạt 363 nghìn tỷ đồng, tổng giá trị nộp ngân sách đạt 186.3 nghìn tỷ đồng chiếm 24.4% tổng thu ngân sách của cả nước. Năm 2013 doanh thu hợp nhất của tồn Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tăng 7% so với năm 2012, đạt 390 nghìn
tỷ đồng và nộp ngân sách Nhà nước tăng thêm 9,100 tỷ đồng. Tuy nhiên mức doanh thu hợp nhất giảm 6% trong năm 2014 cịn 366 nghìn tỷ đồng và tiếp tục giảm mạnh 15% trong năm 2015 do chịu ảnh hưởng từ sự sụt giảm giá dầu toàn cầu. Doanh thu hợp nhất của Petrovietnam đạt 311 nghìn tỷ đồng và đóng góp 115.1 nghìn tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước trong năm 2015.
Hình 4.1 thể hiện chuỗi cung ứng chính trong ngành dầu khí. Trong thực tế, chuỗi cung ứng trong ngành dầu khí rất phức tạp với nhiều khâu nhỏ. Do đó, việc tối đa hóa hiệu quả chuỗi cung ứng sẽ mang lại hiệu quả cao và cắt giảm một lượng chi phí đáng kể.
Hình 4.1. Chuỗi cung ứng dầu khí tại Việt Nam.
(Nguồn Tạp chí Dầu khí số 5/2013)
Mỗi khâu trong chuỗi cung ứng trên vừa là khách hàng sử dụng sản phẩm đầu ra của khâu trước đó và vừa là nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho khâu tiếp theo. Mỗi khâu gồm nhiều hoạt động khác nhau. Khâu tìm kiếm, thăm dị gồm các hoạt động khảo sát địa chấn, địa vật lý, địa chất và tạo ra giá trị thơng qua phân tích tài liệu địa chấn, xác định các cấu tạo triển vọng. Hoạt động phát triển khai thác trở thành khách hàng của hoạt động tìm kiếm thăm dò, gồm xây dựng giàn khoan, khoan giếng, và các cơ sở vật chất kỹ thuật khác. Khâu lọc hóa dầu sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu thơ có được từ khâu khai thác và sau nhiều cơng đoạn sản xuất phức hợp đầu ra của khâu lọc hóa dầu lại là đầu vào cho khâu tiếp thị. Khâu tiếp thị gồm quảng cáo, tìm kiếm khách hàng, phân phối xăng dầu và các sản phẩm lọc dầu khác, trong khi người trực tiếp sử dụng sản phẩm này mới thực sự là khách hàng cuối cùng.
Mỗi khâu trong chuỗi cung ứng có thể do một hoặc nhiều đơn vị đảm nhiệm. Tuy nhiên, quản trị một chuỗi cung ứng tốt cần đảm bảo mỗi công ty/tổ chức trong chuỗi cung ứng phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và có thể đáp ứng nhanh
chóng, chính xác các ngun liệu, hàng hóa mà khách hàng của mỗi khâu cần đến, tránh các vấn đề phát sinh với các nhà cung cấp và giảm rủi ro về sự chênh lệch cung - cầu mà công ty phải đối mặt trong q trình hoạt động. Đối với các cơng ty dầu khí, thường các giao dịch có giá trị rất lớn, lợi nhuận cận biên có thể tăng mạnh nếu quản lý tốt khoản tiền mua trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Thông thường, các công ty trong chuỗi cung ứng hoạt động độc lập và mỗi cơng ty đều có mục tiêu khác nhau và nhiều khi các mục tiêu này là xung đột. Do vậy, một trong những điểm yếu nhất trong chuỗi cung ứng là mỗi đơn vị thường chỉ hành động nhằm tối đa hóa lợi nhuận của chính mình. Vì thế, mục tiêu thỏa mãn khách hàng cuối cùng cũng như các cơ hội có thể mang lại từ các quyết định hợp tác giữa các khâu trong chuỗi cung ứng có thể mất đi. Nếu mỗi cơng ty có nguồn cung cấp đầu vào tin cậy, ổn định và chính xác thời gian thì sẽ giảm được các chi phí dự trữ, lưu kho, kiểm tra chất lượng đầu vào hay các hoạt động phi giá trị khác. Kết quả, sẽ có một chuỗi cung cấp “sạch - lean” - một thuật ngữ chuyên dụng trong quản trị chuỗi cung ứng để chỉ về một chuỗi cung ứng mà khơng có bất kỳ chi phí thừa, lãng phí nào trong suốt chuỗi cung ứng. Rõ ràng, cần phải có một cơ chế mà qua đó các đơn vị khác nhau trong chuỗi cung ứng có sự hợp tác. Có thể nói quản trị chuỗi cung ứng là một chiến lược mà qua đó thực hiện được chuỗi cung ứng như hình thức liên kết dọc với nhau.
Ngành dầu khí có thể đạt lợi ích cao từ việc tối đa hóa hiệu quả chuỗi cung ứng. Ví dụ, chỉ tính riêng trong khâu thăm dị và khai thác, hầu hết cơng việc và hoạt động có tính chất lặp đi lặp lại. Hàng năm, các công ty dầu khí khoan rất nhiều giếng khoan. Để khoan và hoàn tất mỗi giếng khoan phải cần đến một nhà thầu khoan và rất nhiều các dịch vụ khác kèm theo. Chi phí thuê các dịch vụ khoan này rất lớn, có thể lên đến hàng trăm nghìn USD mỗi ngày. Với một cơng việc sử dụng dây chuyền cung ứng lớn như vậy việc cắt bỏ các chi phí khơng cần thiết trong cả dây chuyền sẽ làm giảm một lượng chi phí rất lớn. Hay đối với chuỗi cung ứng phục vụ cho việc khai thác, để tiến hành khai thác cần phải xây dựng các giàn, thiết bị xử lý, hệ thống ống dẫn dầu, hệ thống lưu trữ, vận chuyển… Sự chậm trễ trong việc chuyển các thiết bị ống dẫn, hay các phụ kiện khác trong dây chuyền có thể dẫn đến thời gian chết của hàng loạt giàn khoan và hậu quả chi phí vận hành sẽ vơ
cùng lớn. Tương tự với chuỗi cung ứng cho khâu lọc hóa dầu, sự chậm trễ trong việc cung cấp đầu vào cho nhà máy lọc dầu cũng như sự đình trệ trong khâu phân phối (dẫn đến tồn kho và đình trệ sản xuất) sẽ dẫn đến thiệt hại rất lớn. Ví dụ, năm 2015, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tồn kho 750.000 tấn xăng dầu các loại và 2 triệu m3 khí, làm tăng đáng kể chi phí sản xuất của Nhà máy. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do kế hoạch cung cấp xăng dầu không ổn định và chưa thiết lập được mối quan hệ với các đơn vị phân phối đầu mối. Như vậy, nếu thiết lập và xây dựng được mối quan hệ tốt và tạo được lịng tin với các nhà phân phối có thể giảm được rủi ro này.
Bên cạnh đó, do các sản phẩm thu được từ các khâu khơng có sự khác biệt nhiều nên chiến lược cạnh tranh được các công ty thực hiện dựa trên khả năng tối ưu hóa tất cả các hoạt động trong cả dây chuyền cung cấp để tìm và khai thác dầu khí hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn đối thủ.
4. 2. Tổng quan về biến động giá dầu thô thế giới qua các năm
Hình 4.2 thể hiện xu hướng của giá dầu được phản ánh trong chỉ số WTI (chỉ số giá dầu và khí – theo năm và theo tháng), đại diện cho giá dầu thô thế giới giai đoạn từ năm 2005 đến 2015.
Hình 4.2 Xu hướng của chỉ số dầu và ga WTI giai doạn từ năm 2005 -2015 (Nguồn www.eia.gov)
Năm 2008, chưa bao giờ thế giới lại chứng kiến mức trồi sụt giá dầu lớn đến vậy trong một thời gian ngắn.
Thị trường dầu thô thế giới trải qua hai giai đoạn được xem là biến động lịch sử trong thị trường dầu đó là cuộc khủng khoảng tài chính giai đoạn 2007 -2008 và cuộc cách mạng công nghệ dầu đá phiến của Mỹ cuối năm 2014. Chính vì vậy trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng hai biến giả D1 và D2 để phản ánh tác động của hai sự kiện này lên hoạt động của các cơng ty dầu khí.
4.2.1. Thị trường dầu giai đoạn từ 2007 đến 2008
Khi mà giá “vàng đen” đạt đỉnh cao mọi thời đại 147.27 USD vào tháng 7, để rồi sau đó rớt một mạch hơn 100 USD/thùng, tương đương mức giảm hơn 70%, trong vịng có 4 tháng, về ngưỡng 40 USD/thùng.
Đồ thị 4.1 thể hiện giá dầu thế giới năm 2008 có hình thù một quả núi với đỉnh “nhọn hoắt”. Hai bên “đỉnh núi” này là hai sườn dốc: sườn bên trái cho thấy sự đi lên liên tục, nhưng không quá gấp của giá dầu trong thời gian từ đầu năm tới giữa tháng 7; sườn bên phải phản ánh sự lao dốc mạnh của giá dầu trong khoảng thời gian còn lại của năm. Dựa trên biểu đồ này, chúng ta có thể nhìn lại thị trường dầu thế giới trong thời kỳ này theo hai giai đoạn là trước và sau ngày 11/7 - thời điểm
giá dầu thô ngọt nhẹ tại thị trường New York đạt đỉnh 147.27 USD/thùng.
Giai đoạn 1:
Sau khi tăng liên tục từ giữa năm 2007, giá dầu đã gây sốc khi mở đầu năm 2008 bằng việc lần đầu tiên trong lịch sử chạm mốc 100 USD/thùng - mốc giá chưa từng có kể từ khi mặt hàng này được đưa vào giao dịch kỳ hạn tại thị trường New York vào năm 1983.
Kể từ đó tới ngày giữa tháng 7, giá dầu thế giới liên tiếp lập kỷ lục để rồi sau đó lại phá vỡ. Giá dầu là một sản phẩm từ sự kết hợp phức tạp nhiều yếu tố, nhưng nhìn chung, ở giai đoạn này, giá dầu thế giới được đẩy lên bởi 6 yếu tố dưới đây:
Thứ nhất là hoạt động của giới đầu cơ dầu lửa. Đây là lý do mà các nhà quan
sát và cả các nước xuất khẩu dầu cho là có ảnh hưởng mạnh nhất tới sự leo thang mạnh mẽ của giá dầu trong năm nay. Sự phát triển năng động của các nền kinh tế đang nổi lên như Trung Quốc, Ấn Độ…, sự vững vàng của kinh tế châu Âu, và cuộc khủng hoảng tài chính chưa tác động quá nghiêm trọng tới kinh tế Mỹ… khiến các nhà đầu cơ cho rằng, giá dầu sẽ còn tăng dài dài. Bởi vậy, lượng dầu được họ găm giữ là rất lớn.
Trước việc giá dầu lần lượt chinh phục các mốc 110 USD/thùng, 120 USD/thùng, 130 USD/thùng, 140 USD/thùng, rồi ngấp nghé mức 150 USD/thùng, các nước tiêu thụ dầu đã liên tục lên tiếng kêu gọi OPEC tăng sản lượng để hạ nhiệt giá dầu. Tuy nhiên, OPEC đã nhiều lần phớt lờ lời thỉnh cầu của thế giới, cho rằng thế giới được cung cấp đủ dầu và giá dầu tăng chẳng qua do hoạt động đầu cơ. Trên thực tế, trong năm nay, OPEC cũng đã có một số lần tăng sản lượng khai thác, nhưng với mức tăng chỉ như muối bỏ bể.
Thứ hai, giá dầu được hỗ trợ bởi sự mất giá của đồng USD. Nhiều nhà quan sát
cho rằng, sự lệch pha trong chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cộng với sự tương phản giữa hai bức tranh kinh tế Mỹ và châu Âu, đã dẫn tới sự mất giá mạnh của USD trong thời gian nửa đầu năm nay, và như thế, gián tiếp ảnh hưởng tới giá dầu. Lo ngại sự lan rộng của khủng hoảng nợ dưới chuẩn, FED liên tục hạ lãi suất USD. Trong khi đó, với
việc chống lạm phát là mục tiêu số một, ECB chủ trương duy trì lãi suất đồng Euro ở mức cao. Bên cạnh đó, dưới tác động của khủng hoảng, kinh tế Mỹ liên tục phát đi những dữ liệu đáng lo ngại, còn ở châu Âu, do khủng hoảng còn ở xa, các chỉ số kinh tế vẫn hết sức khả quan, ngoài việc lạm phát tăng cao. Sự trái chiều này đẩy USD xuống mức thấp kỷ lục so với Euro là 1 Euro đổi được 1,6038 USD vào ngày 15/7. Do dầu được định giá bằng USD, tỷ giá USD càng thấp thì giá dầu càng cao và ngược lại.
Ở đây, giới phân tích cịn nhận thấy một “vịng luẩn quẩn” trong vấn đề tỷ giá đồng USD và giá dầu. Giá dầu cao làm kinh tế Mỹ càng khó khăn vì nước này vốn đã phải đương đầu với khủng hoảng, khiến FED càng phải hạ lãi suất và hy sinh mục tiêu chống lạm phát. Tuy nhiên, giá dầu càng tăng lại khiến lạm phát ở châu Âu càng có nguy cơ tăng mạnh, buộc ECB phải giữ chủ trương lãi suất cao. Như vậy, USD càng mất giá so với Euro, làm giá dầu càng tăng thêm.
Thứ ba, xung đột vũ trang và bất ổn chính trị tại một số khu vực trên thế giới
cũng là một “động cơ” khác cho “tên lửa” giá dầu. Những sự kiện chính trị có tác động mạnh nhất tới giá “vàng đen” trong năm nay phải kể tới xung đột giữa Mỹ và Iran xung quanh chương trình hạt nhân của Iran, vụ ám sát cựu Thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto, tình hình bất ổn ở nước sản xuất dầu lớn nhất châu Phi Nigeria, xung đột Nga – Grudia…
Mỗi khi tình hình tại các khu vực này có những diễn biến xấu đi là thị trường dầu thế giới lại chứng kiến một phiên tăng giá mạnh. Cụ thể, kỷ lục 147,27 USD/thùng của giá dầu đã được thiết lập đúng vào ngày mà giới đầu tư lo ngại Israel có thể tấn cơng Iran, làm gián đoạn hoạt động vận chuyển dầu qua Vịnh Ba Tư.
Thứ tư, các dự báo giá dầu cũng có ảnh hưởng đáng kể tới diễn biến giá trên
thị trường giao dịch mặt hàng này. Giữa lúc giá dầu đang tăng mạnh, nhiều tổ chức như ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ cho rằng, giá dầu sắp sửa đạt tới mức 200 USD/thùng, hoặc thậm chí là hơn do nhu cầu dầu của thế giới, nhất là các nền kinh