1.2.2.2 .Đặc điểm xã hội
3.2. Phương pháp chọn mẫu
Có nhiều phương pháp chọn mẫu, được chia thành hai nhóm chính bao gồm: (1) phương pháp chọn mẫu theo xác suất, thường gọi là chọn mẫu ngẫu nhiên và (2) phương pháp chọn mẫu không theo xác suất, cịn gọi là phi xác suất hay khơng ngẫu nhiên. Trong nghiên cứu này áp dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện. Lý do chọn phương pháp này là vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời phiếu khảo sát cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thơng tin cần nghiên cứu, các phiếu khảo sát được khảo sát trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu.
3.2.1. Kích cỡ mẫu
Trong phân tích EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào kích thước tối thiểu và số lượng biến quan sát đưa vào phân tích. Để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/biến quan sát là 5:1, nghĩa là 1 biến quan sát cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên (Hair, Anderson, Tatham và Black, 1998). Trong nghiên cứu này, tác giả lấy kích thước mẫu theo công thức: N ≥ 5*x (trong đó: x là tổng số biến quan sát). Nghiên cứu gồm có 25 biến quan sát (xem mục 3.3), như vậy kích thước mẫu tối thiểu là 125. Để đạt được kích thước mẫu đề ra, tiến hành phát 160 phiếu khảo sát đã được phát ra thơng qua hình thức gửi trực tiếp phiếu khảo sát đến cơng chức tại các phịng ban thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ. Trong 160 phiếu khảo sát đã phát ra, thu về đủ 160 phiếu trong đó có 155 phiếu hợp lệ và 5 phiếu không hợp lệ. Số phiếu không hợp lệ sẽ được bỏ ra trước khi đưa vào phần mềm SPSS. Do đó, mẫu điều tra được
chọn là 155 phiếu khảo sát là phù hợp với yêu cầu và mang tính đại diện của mẫu nên đảm bảo cho việc thực hiện nghiên cứu.
3.2.2. Thiết kế phiếu khảo sát
Dữ liệu sơ cấp sẽ được thu thập bằng cách điều tra đối tượng khảo sát thông qua phiếu khảo sát được soạn sẵn và phiếu này đã được tham khảo bởi các chuyên gia bằng cách tác giả thảo luận tay đôi với đối tượng nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các chuyên gia theo các câu hỏi được chuẩn bị sẵn. Mục tiêu của giai đoạn nghiên cứu định tính này là nhằm hiệu chỉnh các thang đo của các nghiên cứu trước, xây dựng bảng phỏng vấn phù hợp với điều kiện đặc thù của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Nghiên cứu này được thực hiện trong tháng 6 năm 2016, với sự tham gia thảo luận của hai chuyên gia, hai công chức lãnh đạo, bốn công chức và ba viên chức về các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin và động lực phụng sự công. Kết quả cho thấy khơng có sự điều chỉnh nào nên thang đo được sử dụng cho nghiên cứu chính thức. Phiếu khảo sát được tiến hành trực tiếp từ những công chức đang làm việc tại các phòng ban thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, thời gian thực hiện khảo sát từ ngày 10/6/2016 đến 30/6/2016. Cấu trúc phiếu khảo sát gồm có hai phần: (1) thơng tin về đối tượng được khảo sát; (2) nội dung các câu hỏi khảo sát (xem phụ lục).