Thu hút vốn đầu tư theo ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp tỉnh bến tre (Trang 45 - 48)

2.7.2.2 .Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào khu cơng nghiệp của tỉnh Bình Dương

3.1 Hiện trạng thu hút đầu tư vào KCN

3.1.2 Thu hút vốn đầu tư theo ngành

Trung bình hàng năm, BQLCKCN tiếp xúc với khoảng 40 lượt khách trong và ngồi nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh, tập trung vào các lĩnh vực như: cơ khí, may mặc, chế biến thực phẩm(các sản phẩm từ dừa, tôm, cá, rau củ quả); chế biến thức ăn cho thủy sản, gia súc, gia cầm; sản xuất tấm dán kính cách nhiệt; hàng thủ cơng mỹ nghệ…. các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và đa số nhà đầu tư là ngành dệt nhuộm, may mặc chiếm khoảng 60 - 70%.

Luỹ kế các dự án đăng ký đầu tư từ 2006 đến tháng 6 năm 2015, các KCN đã thu hút được 44 dự án đầu tư trong và ngồi nước, trong đó 24 DA hoạt động ổn định, 3 DA đang vận hành thử, 7 DA đang xây dựng, 10 đang hoàn chỉnh các thủ tục xây dựng. Các ngành nghề thu hút chủ chủ yếu gồm: may mặc, giày da tổng hợp, chế biến thực phẩm(các sản phẩm từ dừa, tôm, cá, rau củ quả), đồ uống; chế biến thức ăn cho thủy sản, gia súc, gia cầm; sản xuất linh kiện ô tô, gạch không nung…

Bảng 3.2 Các dự án phân theo nhóm ngành tính đến cuối tháng 6/2015:

Nhóm ngành nghề đăng ký kinh doanh Số dự án

ĐTTN

Số dự án ĐTNN

Vốn đầu tư (tỷ VNĐ)

Sản xuất, chế biến thuỷ sản 5 2 1.644,2

Sản xuất, chế biến các sản phẩm từ dừa 5 1 918,6

Sản xuất chế biến thức ăn thuỷ sản 2 2 1.722

Sản xuất bánh, kẹo, chế biến cacao, nước giải

khác 2 1 483

Chế biến thực phẩm 1 290

Sản xuất giấy, bao bì 3 1 845,7

Sản xuất linh kien xe hơi (hộp số, kính, bộ dây

điện) 3 1.917,4

May mặc, khăn các loại 1 5 2.665,4

Sản xuất, gia công giay da, túi xách 3 726

Sản xuất cấu kiện thép 1 836

Thiết bị chiếu sáng 1 4.400

Sản xuất phân bón 2 60,6

Sản xuất nước sạch 1 277

Sản xuất gạch không nung 1 21

Sản xuất kinh doanh mía đường, ni trồng 1 150

(Kết quả thu thập và tính tốn số liệu của tác giả)

Số liệu trên cho thấy tổng số các dự án đầu tư chế biến thuỷ sản và chế biến các sản phẩm từ dừa chiếm tỷ lệ 29,5% trên tổng số các dự án đầu tư. Trong số 13 dự án chế biến thuỷ sản, chế biến dừa có tới 10 dự án là nhà đầu tư trong nước. Qua đó cho thấy các nhà đầu tư trong nước đã thấy được tìm năng và thế mạnh của địa phương là

nguồn nguyên liệu thuỷ sản, nguyên liệu dừa dồi dào và nguồn lao động phong phú. Theo số liệu của FAO (2011), thế giới có khoảng 11,86 triệu ha đất canh tác dừa. Cây dừa được phân bố nhiều nhất ở vùng Đông Nam Á 60,89%; Nam Á (19,74%); Châu Đại Dương (4,6%). Các quốc gia có diện tích canh tác dừa lớn là Indonesia, Philippines và Ấn Độ chiếm ¾ diện tích dừa thế giới, Việt Nam chỉ chiếm xấp xỉ 1% diện tích dừa thế giới.

Bảng 3.3 Diện tích, năng suất, sản lượng dừa các nước

TT Tên quốc gia Diện tích (ha) Năng suất

(trái/ha/năm) Sản lượng (triệu trái/năm) 01 Indonesia 3.800.000 4.000 16.235 02 Philippines 3.560.000 3.719 15.540 03 Ấn độ 1.900.000 7.748 14.744 04 Sri Lanka 395.000 7.364 3.000 05 Thái Lan 247.000 4.800 1.186 06 Việt Nam 144.800 8.294 1.201 Nguồn: APCC 2011

Năng suất và sản lượng dừa thế giới tuỳ thuộc vào khả năng thâm canh tăng năng suất ở các quốc gia quan trọng. Hai nước có diện tích lớn là Indonesia và Philippines có năng suất dừa khá thấp, trong khi một vài nước khác như Ấn Độ, Sri Lanka, nhất là Việt nam có năng suất dừa cao hơn nhiều.

Bến Tre có diện tích dừa chiếm 38,8% tổng diện tích dừa của cả nước, có điều kiện khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng phù hợp với cây dừa, có đội ngũ nơng dân có kinh nghiệm trồng dừa lâu đời nên cho năng suất trái khá cao. Ngành dừa Bến Tre đã tạo ra vị thế kinh tế - xã hội hết sức quan trọng đối với nền kinh tế địa phương, góp phần tích cực cho q trình phát triển nơng thơn bền vững, đóng vai trò như là hạt nhân của ngành công nghiệp chế biến dừa của Việt Nam và kích thích sự phát triển của vùng dừa các tỉnh lân cận ở đồng bằng Sông Cửu Long.

Từ các số liêu liên quan đến ngành dừa, có thể thấy rằng ngành cơng nghiệp chế biến dừa Bến Tre có bước phát triển liên tục, khá nhanh và tồn diện đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước; đã tiếp cận, chuyển giao được một số công nghệ tương đối hiện đại để sản xuất một số sản phẩm có giá trị gia tăng cao như: Than hoạt tính, sữa dừa đóng lon, cơm dừa nạo sấy, dầu dừa sạch…

Như vậy, theo Lý thuyết của nhà kinh tế Alfred Weber (1909) về định vị cơng nghiệp thì nhân tố gần vùng nguyên liệu, nguồn lao động phong phú đã giúp nhà đầu tư trong ngành chế biến thuỷ sản, sản phẩm dừa của tỉnh tiết kiệm tối đa chi phí vận chuyển nguyên liệu, giúp hạ giá thành, tăng năng lực cạnh tranh, từ đó gia tăng lợi nhuận. Cũng qua khảo sát các DN trong các KCN, ông Đỗ Phú Lợi, Giám đốc Công ty TNHH Định Phú Mỹ cho biết, nhân tố quyết định ông đầu tư vào ngành chế biến dừa là sản lượng dừa Bến Tre chiếm ½ sản lượng dừa cả nước và ai muốn sản xuất chế biến dừa thì khơng thể đi nơi khác. Hơn nữa Bến Tre đất hẹp, người đông, sản xuất nơng nghiệp được máy móc cơ giới thay thế dần con người nên lao động dư thừa và đây cũng là điểm quan tâm của DN, nhất là các DN ngành may mặc sử dụng khá nhiều lao động của tỉnh như hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp tỉnh bến tre (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)