2.7.2.2 .Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào khu cơng nghiệp của tỉnh Bình Dương
3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KCN
3.2.3 Nguồn nhân lực
Tỉnh Bến Tre có khoảng 1.262.205 người với 61% dân số trong độ tuổi lao động. Với 31 trường trung học phổ thông (với khoảng 35.000 học sinh cấp 3) và hàng năm có khoảng 3.000 sinh viên tốt nghiệp từ các trường cao đẳng, đại học là nguồn lao động đầu vào khá lớn của tỉnh. Tỉnh có 02 trường cao đẳng, 03 trường trung cấp và 16 cơ sở dạy nghề. Tỷ lệ lao động qua đào tạo hàng năm đạt 46,5% (so với cả nước là 18,2% năm 2014) với khoảng 24.000 lao động được đào tạo và giới thiệu việc làm (giai đoạn 2011 đến 2014). Qua khảo sát của Cơ quan xúc tiến đầu tư, trong số nguồn nhân lực được đào tạo và giới thiệu việc làm hàng năm thì có đến 50% được giới thiệu việc làm ngoài tỉnh, chủ yếu cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Các doanh nghiệp trong tỉnh hàng năm cũng thu dụng khoảng 12.000 lao động. Đa số lao động có tay nghề phổ thông, phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như gia công điện tử, giầy da, may mặc, chế biến thủy, hải sản…
Các nhà đầu tư rất quan tâm đến nguồn nhân lực của tỉnh, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thâm dụng lao động, vì rất khó tuyển tại các Thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương hay Đồng Nai, hơn nữa vấn đề chỗ ở, đi lại, chi phí sinh hoạt ln là nỗi lo của các doanh nghiệp và chính cơng nhân ở các thành phố lớn.
Nếu đầu tư ở Bến Tre, nhà đầu tư sẽ tiết kiệm chi phí do cơng lao động thấp, từ đó tăng lợi nhuận và cơng nhân làm việc tại địa phương cũng tăng được thu nhập nhờ các chi phí sinh hoạt, đi lại khơng quá đắt đỏ, đặc biệt là tâm lý muốn làm việc gần nhà của đa số lao động tại tỉnh.
Các doanh nghiệp trong các KCN đều cho rằng họ đã tìm hiểu kỹ về nguồn lao động trước khi quyết đầu tư vào Bến Tre và nhận thấy rằng nguồn lao động ở Bến Tre là một trong những nhân tố quan trọng thu hút các DN đầu tư vào Bến Tre. Hiện nay, trong 02 KCN Bến Tre đang hoạt động có 9/24 doanh nghiệp hoạt động theo loại hình thâm dụng lao động với số lượng cơng nhân từ 400 trở lên, trong đó có 6/24 doanh nghiệp có sử dụng từ 900 cơng nhân trở lên, chiếm 40% số DN đang hoạt động.
Bảng 3.13 Doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thâm dụng lao động trong KCN
STT Tên Doanh nghiệp/Dự án Ngành nghề Tình hình sử dụng lao động
2012 2013 2014
01
Công ty CP thương mại may Việt Thành May trang phục, buôn bán hàng may mặc 472 291 423 02 Công ty CPSXTM Phương Đông
Sản xuất bao bì nhựa
cơng nghiệp 386 400 438
03 Công ty TNHH Thế giới
Việt
Chế biến, bảo quản
thuỷ hải sản, rau quả 401 466 540
04 Công ty TNHH 1TV Gò
Đàng Bến Tre
Sản xuất chế biến
thủy sản 730 768 975
05 Công ty CP chăn nuôi CP
Việt Nam-CN Bến Tre
Chế biến thuỷ sản
925 1.012 967
06 Công ty CP thuỷ sản Hải Hương
Sản xuất, chế biến
thuỷ sản 1.404 1.493 1.493
07 Công ty TNHH MTV
Pungkook Bến Tre
Sản xuất, gia công túi
xách, ba lô, giày dép 3.644 4.831 4.216 08 Công ty TNHH may mặc Alliance One May trang phục 4.854 5.702 4.605 09 Công ty TNHH MTV FASV
Sản xuất by dây điện
(nguồn: BQLCKCN)
Ngoài lợi thế về nguồn lao động dồi dào, Bến Tre cịn lợi thế nhờ chí phí lao động thấp khi áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo qui định của Chính phủ. Theo đó, Bến Tre có 2 KCN thuộc địa bàn huyện Châu Thành thuộc đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu Vùng 3 và các KCN còn lại của tỉnh thuộc đối tượng áp dụng Vùng 4.
Bảng 3.14 Mức lương tối thiểu vùng
Năm 2014
(áp dụng Nghị định 182/2013/NĐ-CP)
Vùng Mức lương tối thiểu
Vùng 1 2.700.000đ/tháng Vùng 2 2.400.000đ/tháng Vùng 3 2.100.000đ/tháng Vùng 4 1.900.000đ/tháng Năm 2015 (áp dụng Nghị định 103/2014/NĐ-CP) Vùng 1 3.100.000đ/tháng Vùng 2 2.750.000đ/tháng Vùng 3 2.400.000đ/tháng Vùng 4 2.150.000đ/tháng Năm 2016 (áp dụng Nghị định 122/2015/NĐ-CP, có hiệu lực ngày 01/01/2016) Vùng 1 3.500.000đ/tháng Vùng 2 3.100.000đ/tháng Vùng 3 2.700.000đ/tháng Vùng 4 2.400.000đ/tháng
Như vậy, theo bảng 3.14 ta thấy, khi áp dụng lương tối thiểu vùng 4 đối với người lao động trong các KCN còn lại của Bến Tre theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2016 thì nhà đầu tư sẽ giảm chí phí cho một lao động từ 700.000đ đến 1.100.000đ/lao động/tháng nếu so với mức lương tối thiểu ở các vùng khác. Xét về gốc độ giảm chi phí để tăng lợi nhuận, việc áp dụng mức lương tối thiểu Vùng theo qui định Chính
phủ thì Bến Tre có lợi thế cạnh tranh hơn so với các tỉnh thành thuộc Vùng khác có mức lương tối thiểu cao hơn như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu…
Tuy nhiên, lao động trên địa bàn thuộc Vùng 4 thường có đặc điểm là trình độ, tay nghề thấp, không quen lề lối làm việc theo tác phong cơng nghiệp và DN phải tốn chi phí đào tạo. Nhưng nếu các nhà đầu tư thuộc nhóm ngành thâm dụng lao động, chủ yếu sử dụng lao động phổ thơng thì rõ ràng Bến Tre vẫn có lợi thế cạnh tranh hơn các Vùng khác. Vấn đề này cũng đặt ra là Bến Tre cần có giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó tập trung đào tạo ngành nghề phù hợp với mục tiêu kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh có hàm lượng cơng nghệ cao, ít ơ nhiễm mơi trường và có giá trị gia tăng cao.