Kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ sư phạm 3: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Văn Quân và ThS. Nguyễn Văn Linh (Trang 30 - 62)

Mục tiêu:

- Trình bày được nội dung các nhóm kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục.

- Có kĩ năng thiết kế, xây dựng nội dung và hình thức hoạt động, đánh giá hoạt động.

- Nhiệt tình, sáng tạo, có trách nhiệm trong rèn luyện, thực hành.

2. CÁC NHÓM KĨ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 2.1. Nhóm kĩ năng thiết kế

2.1.1. Kĩ năng thu thập và xử lí thơng tin

Thu thập và xử lí thơng tin là kĩ năng phục vụ trực tiếp cho quá trình thiết kế hoạt động giáo dục, lập kế hoạch và ra quyết định. Nhờ có thơng tin mà nhà giáo dục có thể nhận thức được vấn đề cần phải thiết kế hoạt

động, xác lập được cơ sở tiền đề khoa học cần thiết để xây dựng mục tiêu, lựa chọn các nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục.

Khi tiếp cận một chủ đề giáo dục mới, việc tìm kiếm thơng tin là điều bắt buộc phải làm của mỗi nhà giáo dục. Có nhiều cách để có được thơng tin như tìm kiếm sách báo ở thư viện, hỏi ai đó rõ về vấn đề này hoặc tìm kiếm trên Internet… Trong thời đại bùng nổ về công nghệ thông tin như hiện nay, mọi thơng tin đều có thể tìm kiếm được trên Internet song để tìm được thơng tin cần thiết, thích hợp, đảm bảo kiến thức đó là đúng thì cần phải có kĩ năng.

2.1.2. Kĩ năng xác định mục tiêu giáo dục

Xác định mục tiêu giáo dục của hoạt động giáo dục có tác dụng định hướng cho việc tổ chức hoạt động giáo dục của sinh viên. Xác định chính xác mục tiêu giáo dục giúp sinh viên có cơ sở để xây dựng nội dung giáo dục và lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp. Giúp sinh viên dự kiến trước kết quả hoạt động cần đạt được và có căn cứ để điều chỉnh hoạt động sao cho đúng hướng.

Đối với các hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động giáo dục nói riêng, mục tiêu giáo dục cần xác định bao gồm 3 thành phần: Mục tiêu kiến thức, mục tiêu kĩ năng và mục tiêu thái độ. Sinh viên cần vận dụng lí thuyết về mục tiêu giáo dục để xác định mục tiêu giáo dục của từng hoạt động giáo dục cụ thể sẽ tổ chức cho học sinh THCS.

- Giáo dục về nhận thức: Thông qua hoạt động giáo dục, học sinh hiểu biết những thơng tin gì? (Dựa vào chủ điểm hoạt động để xác định thông tin cần cung cấp cho học sinh).

- Giáo dục về thái độ: Qua hoạt động hình thành ở học sinh thái độ và tình cảm nào? (u, ghét, hứng thú, tích cực…).

- Hình thành kĩ năng: Qua hoạt động thực tế bồi dưỡng, hình thành cho học sinh những kĩ năng gì?

Tùy vào tên gọi, chủ đề có thể xác định các yêu cầu cơ bản. Ví dụ đối với chủ đề kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ta có thể xác định các mục tiêu như sau:

Về nhận thức: Cung cấp những thông tin về Ngày 8/3, giúp học sinh hiểu biết về lịch sử Ngày 8/3, ý nghĩa về ngày đó, biết cách ứng xử hợp lí với phụ nữ…

Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giao tiếp và cách ứng xử đúng đắn với phụ nữ nói chung và với mẹ, cơ giáo, bạn gái nói riêng…

Về thái độ: Giáo dục thái độ tôn trọng, yêu quý đối với phụ nữ, hình thành quan niệm đúng đắn về phụ nữ…

2.1.3. Kĩ năng xây dựng nội dung và hình thức hoạt động giáo dục

Để có thể xây dựng được nội dung và hình thức hoạt động giáo dục thì sinh viên cần phải tìm kiếm, sử dụng và lưu trữ thơng tin để tìm ra một khối lượng thông tin đa dạng và phong phú về mỗi chủ điểm giáo dục. Tuy nhiên, không thể đưa hết khối lượng thơng tin đó vào mỗi chương trình hoạt động giáo dục vì sẽ tạo nên sự quá tải đối với học sinh. Vì vậy, để xác định nội dung hoạt động, sinh viên cần dựa vào mục tiêu giáo dục đã đề ra để xác định những nội dung giáo dục nào sẽ giúp họ đạt được mục tiêu giáo dục đó. Cần căn cứ vào đặc điểm tâm lí của đối tượng học sinh hoặc căn cứ vào nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của học sinh. Đồng thời khi xác định nội dung giáo dục phải chú ý đảm bảo tính vừa sức với học sinh, đảm bảo cung cấp thêm cho các em những kiến thức mới về chủ điểm giáo dục đó.

Để chuyển tải được những nội dung giáo dục, sinh viên cần lựa chọn những hình thức tổ chức hoạt động tương ứng. Những hình thức hoạt động phổ biến trong chương trình hoạt động giáo dục ở bậc phổ thông bao gồm: sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt dưới cờ, hội thi, diễn đàn thanh niên, thảo luận, hội diễn văn nghệ, trị chơi…

Kĩ năng này có các u cầu sau: Lựa chọn hoạt động đảm bảo chuyển tải được nội dung giáo dục đã xây dựng, phải phong phú, đa dạng, thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh. Nội dung và hình thức hoạt động phải phù hợp với khả năng tổ chức của cả giáo viên và học sinh, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, hoàn cảnh thực tiễn của lớp, của nhà trường… để đảm bảo hoạt động giáo dục đạt hiệu quả.

- Kĩ năng xây dựng nội dung: Nội dung hoạt động phải:

+ Phù hợp với chủ đề trong tháng, vừa sức và gây được hứng thú với đối tượng tham gia, phải đảm bảo về thời lượng và thời gian tổ chức.

+ Phải đạt được mục tiêu hoạt động đã đề ra.

+ Phải xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động, có trọng tâm, có hệ thống. + Phải phong phú, mở rộng nhiều kiến thức mới cho học sinh, phù hợp với tình hình chính trị - xã hội và sự phát triển của đất nước, của địa phương.

- Kĩ năng xác định hình thức:

Các hình thức lựa chọn phải thể hiện được nội dung cần truyền tải, phải đa dạng, gây được hứng thú cho học sinh.

Trong một hoạt động lớn, mỗi nội dung hoạt động có một hình thức khác nhau, khơng chọn 1 hình thức hoạt động cho nhiều nội dung trong một hoạt động lớn tránh gây nhàm chán, không tạo hứng thú hoạt động cho học sinh.

Ví dụ, đối với hoạt động văn hóa nghệ thuật có các hình thức như: Hội diễn văn nghệ, làm bưu thiếp, thi ra câu đối, thi viết báo tường…; với hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao có các hình thức như: Trị chơi dân gian, trò chơi liên hồn…; với hoạt động xã hội có các hình thức như: Hội chợ từ thiện, thăm Bà mẹ Việt Nam anh hùng…; với hoạt động lao động cơng ích có các hình thức như: Hoạt động “Sân trường em sạch đẹp”, áo mới cho sân trường…; với hoạt động tiếp cận khoa học - kĩ thuật có các hình thức như: làm thiệp, cách làm báo tường, làm đèn hoa…

Hình thức trang trí: thể hiện chủ đề giáo dục, đẹp, trang trọng, không rườm rà, đại khái, không quá cầu kỳ, phù hợp với điều kiện kinh tế…

2.1.4. Kĩ năng xây dựng tiến trình hoạt động

Trên cơ sở nội dung giáo dục đã xây dựng và các hình thức tổ chức đã lựa chọn, để xây dựng tiến trình hoạt động, sinh viên cần tập trung thực hiện tốt ba công việc sau:

+ Sắp xếp các nội dung, hình thức tổ chức hoạt động theo một trình tự hợp lí: Sinh viên cần nắm vững được cấu trúc mẫu một chương trình

hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động giáo dục nói riêng gồm ba phần: Phần mở đầu bao gồm các nghi lễ, thủ tục, khởi động hay giới thiệu về chương trình nhằm mục đích thu hút sự chú ý của người tham dự, phát huy tính tích cực, nhiệt tình của học sinh. Phần diễn biến bao gồm các hoạt động được sắp xếp theo trình tự hợp lí nhằm đạt được mục đích giáo dục đề ra. Phần kết thúc bao gồm tổng kết lại toàn bộ các hoạt động đã đạt được, những nội dung cần ghi nhớ và giới thiệu chủ điểm giáo dục tiếp theo.

Dựa trên cấu trúc của hoạt động giáo dục, sinh viên cần sắp xếp những nội dung và hình thức đã lựa chọn thành một chương trình hoạt động hợp lí. Cần chú ý đan xen giữa các hoạt động nhận thức, hoạt động trí tuệ với các hoạt động mang tính chất vui chơi, văn nghệ… Đan xen giữa hoạt động tĩnh với các hoạt động vận động, đan xen giữa hoạt động có tính chất thi đua với hoạt động có tính chất giải trí, nhẹ nhàng… Chú ý thiết kế các hoạt động nối tiếp nhau đẩy lên thành một cao trào tạo điểm nhấn đáng chú ý, gây ấn tượng mạnh trong một chương trình hoạt động.

+ Phân chia thời gian thích hợp cho mỗi hoạt động cụ thể: Việc phân phối thời gian dành cho mỗi hoạt động cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tồn bộ tiến trình hoạt động. Thơng thường mỗi hoạt động giáo dục có thời gian tương đương với 1 tiết học. Tuy nhiên, do tính chất linh hoạt của chương trình hoạt động giáo dục cho phép giáo viên có thể ghép 2 tiết sinh hoạt thực hiện một lần hoặc có những chương trình hoạt động giáo dục kéo dài cả một buổi, một ngày hay hai ngày. Như vậy, tùy theo điều kiện thời gian cho phép, sinh viên cần có sự phân chia thời gian hợp lí. Tránh tình trạng phần đầu thì kéo dài, phải chờ đợi, đến cuối chương trình lại quá vội vàng hoặc ngược lại.

+ Thể hiện tồn bộ chương trình hoạt động giáo dục dưới dạng văn bản hoặc giáo án điện tử Power Point: Sinh viên cần có kĩ năng chuyển thể tồn bộ chương trình dưới dạng văn bản (kĩ năng soạn giáo án). Thông thường sinh viên cần thể hiện chương trình dưới dạng giáo án giấy theo mẫu (xem thêm phụ lục số 4) hoặc soạn thảo văn bản Word.

Hiệu quả quá trình tổ chức hoạt động giáo dục sẽ còn được nâng cao hơn rất nhiều khi sinh viên có kĩ năng thiết kế chương trình hoạt động

giáo dục bằng giáo án điện tử Power Point. Giáo án điện tử cho phép thể hiện những nội dung kiến thức một cách rõ ràng, chính xác. Có thể sử dụng các sơ đồ, biểu bảng, ô chữ… đã được thiết kế, được lượng hóa. Có thể sử dụng các hiệu ứng về hình ảnh và âm thanh sinh động nhằm gây ấn tượng, thu hút sự chú ý của học sinh THCS. Có thể lồng ghép những hình ảnh kĩ thuật số, những đoạn phim tư liệu, âm thanh… có chất lượng cao tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với học sinh. Đặc biệt sử dụng phần mềm soạn thảo trên Power Point cho phép tạo nên những đường liên kết để hỗ trợ mở rộng, minh họa cho một nội dung hay một hình thức hoạt động cụ thể. Giáo án điện tử này tạo nên sự khác biệt về chất so với giáo án viết tay hay soạn thảo dưới dạng văn bản. Vì vậy, để rèn luyện kĩ năng thiết kế chương trình hoạt động giáo dục, giảng viên nên khuyến khích sinh viên thiết kế chương trình trên Power Point.

Kĩ năng xây dựng tiến trình hoạt động giáo dục yêu cầu sinh viên phải soạn được giáo án hoạt động giáo dục bằng văn bản Word hoặc giáo án Power Point theo đúng qui định.

Cần đối chiếu mục đích, yêu cầu, nội dung hoạt động cùng với điều kiện thực tiễn để từ đó đề ra chương trình, cách tổ chức.

Khi xây dựng tiến trình hoạt động phải nêu rõ mục tiêu hoạt động, thời gian thực hiện, cơ cấu tổ chức, nội dung hoạt động và các hình thức tổ chức, hình thức thi đua.

2.2. Nhóm kĩ năng tổ chức

2.2.1. Kĩ năng hướng dẫn học sinh thực hiện

Đây là một kĩ năng phức hợp gồm các kĩ năng sau:

+ Kĩ năng thuyết trình: Là kĩ năng diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng các vấn đề cần trình bày trước học sinh. Ngơn ngữ diễn đạt cần chuẩn mực, âm lượng vừa đủ, nhấn mạnh vào những từ ngữ quan trọng, thay đổi nhịp điệu của lời nói để biểu thị rõ sắc thái tình cảm. Khi thuyết trình nên kết hợp ngơn ngữ hình thể như nét mặt, ánh mắt, nụ cười, động tác tay, tư thế và di chuyển hợp lí. Ln thể hiện sự tự tin, nhiệt tình và u thích những cơng việc đang hướng dẫn học sinh.

+ Kĩ năng làm mẫu (kĩ năng thị phạm): Trong nhiều trường hợp khi đã hướng dẫn bằng ngơn ngữ nói nhưng học sinh vẫn khơng hiểu, sinh viên cần làm mẫu một phần hoặc tồn bộ cơng việc đó một cách chính xác, rõ ràng để học sinh có thể quan sát được. Tuy nhiên làm mẫu khơng có nghĩa áp đặt hay bắt buộc học sinh phải thực hiện đúng mẫu mà cần khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.

+ Kĩ năng đặt câu hỏi: Trong quá trình hướng dẫn học sinh, sinh viên nên nêu ra các câu hỏi ngắn để thu thập thơng tin phản hồi từ phía học sinh và thu hút sự chú ý tham gia của các em. Cần biết lắng nghe học sinh trả lời với thái độ thiện chí, giải thích ngắn gọn các ý kiến của học sinh. Thuyết phục, sửa chữa những sai sót học sinh có thể mắc phải.

+ Kĩ năng động viên, khuyến khích học sinh thực hiện hoạt động giáo dục: Sinh viên cần biết cách đưa ra những lời nhận xét mang tính chất động viên, khuyến khích học sinh trong quá trình thực hiện hoạt động giáo dục nhằm ghi nhận những kết quả học sinh đạt được, kích thích tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, những nhận xét này cần thể hiện đúng lúc, đúng chỗ mới có tác dụng giáo dục,

Ngồi ra, để hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động giáo dục còn cần các kĩ năng khác như kĩ năng thuyết phục học sinh, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng chia sẻ cảm xúc, kĩ năng hoạt náo… Các kĩ năng này có tác động qua lại với nhau sẽ giúp sinh viên hướng dẫn được hoạt động giáo dục một cách hiệu quả.

2.2.2. Kĩ năng quản lí, điều khiển

Quản lí, điều khiển các hoạt động trong dạy học cũng như trong tổ chức hoạt động giáo dục không chỉ là một kĩ năng mà phải được rèn luyện để trở thành một thói quen cần thiết đối với người giáo viên. Quản lí, điều khiển q trình tổ chức hoạt động giáo dục nhằm duy trì kỉ luật lớp học, lắng nghe học sinh, kịp thời động viên, khuyến khích học sinh tham gia vào hoạt động giáo dục. Kĩ năng quản lí, điều khiển hoạt động giáo dục bao gồm nhiều kĩ năng nhưng trong đó kĩ năng quản lí học sinh thực hiện hoạt động giáo dục và kĩ năng quản lí thời gian là quan trọng hơn cả.

Kĩ năng quản lí học sinh thực hiện hoạt động giáo dục cần được thực hiện một cách khéo léo và sư phạm. Sinh viên nên quan sát học sinh từ phía sau hoặc từ xa, khơng nên quan sát học sinh trực diện. Trong quá trình học sinh thực hiện hoạt động, cần di chuyển một cách tự nhiên để thay đổi vị trí quan sát và phân phối đều sự chú ý của mình cho mọi đối tượng học sinh. Cần chú ý lắng nghe các thơng tin phản hồi chính thức và khơng chính thức từ học sinh để đưa ra các tác động phù hợp. Sinh viên cần rèn thói quen khơng làm việc với một nhóm hay một cá nhân học sinh quá lâu hoặc chỉ tập trung vào các đối tượng ở các vị trí gần, dễ quan sát.

Kĩ năng quản lí về mặt thời gian để đảm bảo hoạt động giáo dục ln được thực hiện theo đúng kế hoạch. Vì vậy, việc lượng hóa thời gian cụ thể cho mỗi hoạt động là hết sức cần thiết. Đồng thời sinh viên còn cần chủ động tạo nên những khoảng thời gian dừng lại, kiểm sốt tiến trình tổ chức hoạt động. Không nên để bị cuốn vào các hoạt động của học sinh mà đánh mất vai trị chủ đạo của mình. Kĩ năng này cịn địi hỏi sự nhanh nhạy, khéo léo và quyết đoán của người sinh viên để kéo dài thêm hay cắt bỏ bớt một số phần nhằm đảm bảo đúng thời gian qui định.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ sư phạm 3: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Văn Quân và ThS. Nguyễn Văn Linh (Trang 30 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)