TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở; Hiểu được vị trí và vai trị của hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp; Phân tích được nội dung chương trình hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp.
- Có kĩ năng thiết kế, tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và kĩ năng đánh giá kết quả giáo dục của học sinh.
- Có hứng thú tìm tịi các cách tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sao cho phù hợp với nhu cầu, sở thích và tâm lý lứa tuổi của học sinh.
1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 1.1. Khái niệm “hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp “
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà trường phổ thơng. Đó là những hoạt động được tổ chức ngồi giờ học các mơn văn hóa. Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp là sự nối tiếp hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với thực hành, góp phần
hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn cho học sinh. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là con đường để phát triển toàn diện nhân cách thế hệ trẻ.
1.2. Vai trị của hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp đối với sự phát triển nhân cách của học sinh Trung học cơ sở
Trong nhà trường Trung học cơ sở, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối giữa hoạt động dạy học trên lớp với hoạt động giáo dục học sinh ở ngồi lớp thơng qua các hoạt động lao động, văn nghệ, vui chơi, thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội, ngoại khóa. Đó là sự nối tiếp hoạt động dạy - học, tạo nên sự hài hịa, cân đối của q trình sư phạm tồn diện, thống nhất, nhằm “thực hiện hóa” mục tiêu cấp học. Đối với mỗi cá nhân học sinh, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách tồn diện của học sinh. Nếu như dạy học là con đường chủ yếu để hình thành cho học sinh hệ thống các tri thức khoa học thì hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vừa củng cố, bổ sung, mở rộng kiến thức đã học, vừa phát triển kĩ năng cơ bản của học sinh, phát triển quan hệ giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giữa các lớp trong trường học và cộng đồng xã hội. Thông qua nội dung phong phú, hình thức tổ chức đa dạng và phạm vi tiến hành rộng, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cơ hội tốt để các em phát huy vai trị chủ thể và tính tích cực, tự giác trong mọi hoạt động.
1.3. Vai trò của các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.3.1. Vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm
Trong q trình tổ chức hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, dưới sự chỉ đạo chung của nhà trường, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp giữ vai trị quan trọng trong việc hiện thực hóa chương trình giáo dục sao cho sát thực và phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp, đồng thời trực tiếp hướng dẫn, tổ chức hoạt động cho học sinh cũng như đóng vai trị phối hợp các lực lượng giáo dục khác như: Cha mẹ học sinh, các tổ chức
Đoàn, Đội trong nhà trường để nâng cao hiệu quả của cơng tác giáo dục ngồi giờ lên lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp cũng là người lãnh đạo, huấn luyện, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ lớp các kĩ năng cơ bản để tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách bài bản và sáng tạo trong khả năng có thể.
1.3.2. Vai trị của học sinh
Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, học sinh cần phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo tự tổ chức, tự giác.
Dưới vai trò chủ đạo của giáo viên, học sinh được lôi cuốn tham gia vào các hoạt động, tự giác tìm kiếm thơng tin, chuẩn bị nội dung hoạt động, tích cực luyện tập theo sự phân cơng của giáo viên và tập thể lớp. Đó là q trình học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo để tự tiếp cận các chuẩn mực xã hội, được củng cố niềm tin, hình thành thái độ, tình cảm đứng đắn để rèn luyện các hành vi, thói quen phù hợp với các yêu cầu của xã hội.
Trong q trình hoạt động, học sinh cịn được từng bước được làm quen với việc tự quản lí, tự tổ chức các hoạt động để lĩnh hội thêm kiến thức, rèn luyện kĩ năng theo yêu cầu giáo dục đặt ra. Nếu không phát huy được vai trị chủ động của học sinh thì khơng thể đạt được các mục tiêu giáo dục của hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp.
1.3.3. Vai trị của thành phần khác
Bên cạnh vai trò chủ đạo của giáo viên, vai trò chủ động của học sinh, để hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trở nên phong phú và hiệu quả hơn, đòi hỏi sự định hướng, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, sự phối hợp thực hiện của các tổ chuyên mơn, tổ chức Đồn, Đội trong nhà trường, cộng đồng địa phương và đặc biệt là sự quan tâm đầu tư của Hội cha mẹ học sinh.
Khi có sự cộng hưởng của các thành phần trên, học sinh sẽ được tiếp xúc với các hình thức hoạt động mới mẻ, đa dạng, tạo nên sự gắn kết giữa dạy học và giáo dục, sự thống nhất giữa lí thuyết và thực tiễn.
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VAI TRỊ CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGỒI GIỜ LÊN LỚP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG VÀ VAI TRỊ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Mục tiêu:
- Sinh viên hiểu được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với sự phát triển nhân cách của học sinh THCS.
- Xác định các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và vai trò của từng chủ thể.
Thời gian: 30 phút.
Phương pháp, kĩ thuật: Động não, thuyết trình, vấn đáp. Cách tiến hành:
Bước 1
Giảng viên đặt câu hỏi: Bạn hãy nhớ lại khoảng thời gian khi còn là một học sinh ở lứa tuổi THCS, bạn đã được tham gia những hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp nào? Trong đó, hoạt động nào để lại cho bạn ấn tượng sâu sắc? Hãy chia sẻ cảm xúc của bạn khi được tham gia hoạt động đó? Bạn đã nhận thức hay thay đổi điều gì sau khi tham gia hoạt động? Sinh viên lắng nghe câu hỏi và suy nghĩ, ghi chép ngắn gọn cảm xúc của mình vào một mảnh giấy nhỏ.
Sau 5 - 7 phút, giảng viên gọi 2 - 3 sinh viên chia sẻ cảm xúc của mình. Trong q trình đó, giảng viên khuyến khích các sinh viên trao đổi cởi mở, chẳng hạn như đặt thêm các câu hỏi xung quanh câu chuyện/ tình huống cụ thể của một sinh viên: Có bạn nào có cảm xúc gần giống như trong câu chuyện được kể hay không? Nếu trở thành một giáo viên, liệu bạn có thể làm cho chủ đề/ hoạt động đó trở nên hấp dẫn hơn những gì bạn đã trải qua khơng?
Bước 2
Giảng viên sử dụng kĩ thuật “Động não” để khuyến khích sinh viên kể tên các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Giảng viên hướng dẫn sinh viên cách phân loại các chủ thể được nêu tên thành
các nhóm cụ thể như: Giáo viên (1), Học sinh (2), Cán bộ quản lí trường học (3), Gia đình và Ban đại diện hội cha mẹ học sinh (4), Các tổ chức Đồn/ Đội/ Hội (5), Chính quyền địa phương (6). Giảng viên quy ước số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 6 cho từng nhóm như trên. Giảng viên yêu cầu sinh viên điểm danh từ 1 đến 6. Yêu cầu các sinh viên có cùng một số điểm danh vào cùng một nhóm có số thứ tự bằng với số điểm danh. Mỗi nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: Vai trò của từng chủ thể đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Bước 3
Mỗi nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình trước cả lớp. Các nhóm khác lắng nghe, góp ý, bổ sung. Giảng viên tổng kết các ý kiến thảo luận của SV và nhấn mạnh lại tầm quan trọng của từng chủ thể khi tham gia tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp có nội dung rất phong phú, là sự tổng hợp nội dung của nhiều loại hình hoạt động nhằm chuyển tải các nội dung giáo dục toàn diện, đề cập đến các lĩnh vực: chính trị - xã hội, văn hóa nghệ thuật, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, tìm hiểu khoa học kĩ thuật, lao động cơng ích… Nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp cần phải đảm bảo nguyên tắc được chọn lựa vừa phù hợp với tình hình phát triển của xã hội, đất nước, đồng thời phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh. Nội dung của chương trình hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp ở trường THCS được chia làm hai phần: phần bắt buộc và phần tự chọn.
2.1. Phần bắt buộc
Yêu cầu tất cả các nhà trường và 100% học sinh phải tham gia vì đó là những nội dung góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách thế hệ trẻ. Chương trình giáo dục bắt buộc được xây dựng theo các chủ điểm giáo dục, mỗi chủ điểm thường gắn với một ngày kỷ niệm lịch sử trong tháng, với nhiệm vụ trọng tâm của từng thời điểm trong năm học. Các chủ điểm được thiết kế theo nguyên tắc đồng tâm, nghĩa là chúng lặp đi lặp lại trong suốt 4 năm học ở bậc THCS. Ở từng khối lớp cụ thể, các chủ
điểm được khai thác với các mức độ khác nhau. Với mỗi chủ điểm, chương trình sẽ gợi ý từ 3 - 4 hoạt động để giáo viên tham khảo, lựa chọn và vận dụng sáng tạo trong quá trình tổ chức giáo dục. Phần này được thực hiện trong suốt cả năm học và những tháng hè, nhằm khép kín khơng gian và thời gian rèn luyện của học sinh, tạo ra quá trình giáo dục liên tục và có hệ thống. Học sinh được đánh giá, phân loại như các môn học văn hóa.
2.2. Phần tự chọn
Là những hoạt động không bắt buộc, tùy theo điều kiện của từng trường, từng địa phương và khả năng của học sinh mà lựa chọn những nội dung hoạt động cho phù hợp. Phần này không bắt buộc học sinh thực hiện mà do sự tự nguyện, tự giác và nhu cầu, sở thích của từng em. Nội dung và hình thức hoạt động tự chọn phải phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh, đảm bảo gây được hứng thú và sáng tạo trong hoạt động của các em. Phần tự chọn khơng xây dựng thành chương trình khung, mà chỉ gợi ý một số nội dung và hình thức hoạt động cụ thể. Trên cơ sở đó, từng trường, từng giáo viên có thể vận dụng, lựa chọn để bổ sung vào phần bắt buộc những hình thức hoạt động mới. Lưu ý rằng, phần tự chọn chỉ là bổ sung thêm, khơng thay thế chương trình bắt buộc. Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đa dạng và phong phú, thay đổi theo lứa tuổi, theo vùng miền địa lý, theo dòng chảy của lịch sử và thời gian, vừa có tính địa phương vừa có tính tồn cầu, có tính xã hội, văn hóa và lịch sử… Người giáo viên thơng qua lựa chọn nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ giúp học sinh biết quan tâm hơn đến những vấn đề thời sự, cập nhật, mang hơi thở của cuộc sống hiện đại cũng như biết trân trọng những giá trị truyền thống tạo cơ hội để học sinh trở thành một phần của đất nước, như một công dân của một quốc gia và cũng là cơng dân tồn cầu.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU NỘI DUNG PHẦN BẮT BUỘC VÀ PHẦN TỰ CHỌN TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NGỒI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
Mục tiêu:
- Sinh viên trình bày được khái quát nội dung phần bắt buộc trong 9 tháng của một năm học ở bậc THCS, xác định mục tiêu giáo dục, nội dung và các hình thức hoạt động tương ứng.
- Xác định được các hình thức hoạt động mới cho nội dung phần tự chọn trong mỗi chủ điểm giáo dục được qui định.
Thời gian: 30 phút.
Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, thảo luận nhóm, khăn trải bàn. Cách tiến hành:
Bước 1
Giảng viên chia lớp thành các nhóm nhỏ (từ 7 đến 9 nhóm, mỗi nhóm từ 4 - 8 sinh viên). Các nhóm tiến hành bốc thăm để chọn chủ điểm giáo dục.
Bước 2
Mỗi nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
- Nếu tiến hành chủ điểm được bốc thăm, mục tiêu giáo dục cần xác định là gì?
- Để thực hiện mục tiêu đó, nhóm đề xuất gì cho nội dung và hình thức hoạt động của từng khối lớp (lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9).
- Hãy giải thích vì sao lại lựa chọn nội dung và hình thức như vậy? Làm rõ mức độ tăng dần trong yêu cầu giáo dục từ lớp 6 đến lớp 9 ở mỗi chủ điểm.
- Đề xuất các hình thức hoạt động mới bổ sung cho nội dung phần bắt buộc, sao cho các hình thức đó phù hợp với một điều kiện nhất định nào đó (lấy ví dụ cụ thể về một trường học cụ thể mà sinh viên có những hiểu biết nhất định về vùng miền địa lý, lịch sử của địa phương nói chung và của trường học nói riêng).
Các nhóm có thể sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để huy động ý tưởng và tổng kết đề xuất một cách nhanh chóng. Chính giữa của tờ giấy Ao là tên chủ điểm, mục tiêu giáo dục. Sinh viên có thể di chuyển xung quanh tờ giấy Ao để lần lượt điền các ý tưởng về nội dung - hình thức hoạt động của từng ơ tương ứng với 4 khối lớp.
Bước 3
Mỗi nhóm chuyển phần ghi chép kết quả thảo luận cho các nhóm cịn lại nhận xét, góp ý. Các nhóm đọc và góp ý kiến, bổ sung cho nhóm
bạn sau đó lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý. Cứ như vậy cho đến khi các nhóm nhận lại được ghi chép của nhóm mình cùng với các ý kiến góp ý của tất cả các nhóm khác. Mỗi nhóm có 3 phút để trình bày trước lớp. Giảng viên nhận xét và bổ sung, cho điểm.
3. HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 3.1. Hình thức tổ chức tiết Chào cờ
3.1.1. Vị trí
Tiết Chào cờ là một hình thức sinh hoạt tập thể chung của học sinh theo quy mơ tồn trường, có vị trí xác định trong thời khóa biểu, được tiến hành vào thứ hai hàng tuần.
3.1.2. Yêu cầu giáo dục
- Tiết Chào cờ có tính chất định hướng hoạt động giáo dục cho 1 tuần hay một tháng, tạo điều kiện cho học sinh được tiếp xúc với các lĩnh vực đời sống chính trị - xã hội, tăng thêm vốn kinh nghiệm xã hội cho các em. - Tiết Chào cờ góp phần khắc sâu ý thức đối với Tổ quốc, với Đảng, với Bác Hồ; Xây dựng ý thức và động cơ chính trị đúng đắn, xác định được trách nhiệm của mình là học tập vì Tổ quốc, biến ý thức thành hành động thực tiễn.
- Tiết Chào cờ phát huy tính tự giác và khả năng tự quản của học sinh trong các hoạt động dưới cờ như khả năng điều khiển hoạt động, khả năng đánh giá thi đua, khả năng nắm tình hình tham gia của lớp…