CHO HỌC SINH HÀ NỘI
Mục tiêu:
- Trình bày được quan niệm thanh lịch, văn minh.
- Phân tích được những nội dung biểu hiện của nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
- Xác định được vai trò, mục tiêu và ý nghĩa của giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh phổ thông Hà Nội.
- Thực hành xây dựng, thiết kế các hoạt động giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh phổ thơng Hà Nội.
- Học sinh có nếp sống thanh lịch, văn minh.
- Giúp học sinh học hỏi, tiếp thu truyền thống thanh lịch, văn minh - nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Hà Nội.
- Từ đó làm thay đổi nhận thức, hành vi, góp phần đào tạo, xây dựng các thế hệ người Hà Nội ngày càng thanh lịch, văn minh.
1. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH 1.1. Thanh lịch
Thanh lịch là thanh nhã và lịch thiệp, một khuynh hướng thẩm mĩ thiên về sự nhã nhặn và lịch thiệp đã trở thành nét đẹp trong nếp sống người Hà Nội. Đó là nét đẹp hài hịa của diện mạo và phong cách, hành vi, sự tu dưỡng trải nghiệm của con người. Và biểu hiện ở chiều sâu như một tính cách cơ bản, hồn cốt của con người, là lối sống văn hóa phù hợp với thời đại. Thanh nhã là vẻ đẹp trong sáng, thanh cao, khơng thơ tục, có vẻ đẹp bên ngồi gắn kết với vẻ đẹp bên trong. Lịch sự là vẻ đẹp trong giao tiếp, ứng xử của người từng trải, đi nhiều, hiểu rộng.
1.2. Văn minh
Văn minh là nền văn hóa có đặc trưng riêng tiêu biểu cho một xã hội rộng lớn, một thời đại hay cả nhân loại. Văn minh thể hiện trình độ phát
triển cao của văn hóa về phương diện chất theo hướng xóa bỏ những lạc hậu, thấp kém để xây dựng một xã hội tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn.
Người văn minh là người hiểu biết, tiến bộ, luôn vươn tới tầm cao.
1.3. Biểu hiện của nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội
1.3.1. Văn minh, thanh lịch trong ẩm thực
Người Hà Nội là những người có kiến thức về việc ăn, uống, biết nâng việc ăn uống lên thành nghệ thuật - “nghệ thuật ẩm thực”. Dù ăn uống với ai, trong hồn cảnh nào, thời gian nào, thì người Hà Nội đều có thái độ, cách ứng xử chuẩn mực, phù hợp, tạo nên khơng khí chân thành, cởi mở đối với mọi người.
1.3.2. Văn minh, thanh lịch trong giao tiếp, ứng xử
Người Hà Nội luôn biết cách sử dụng lời nói sao cho hay, cho đẹp, cách nói lưu lốt, nhã nhặn, lịch sự, khiên nhường, tơn trọng người đối thoại. Người Hà Nội có cách phát âm và dùng từ chuẩn xác khi nói, gây được thiện cảm với người nghe.
1.3.3. Thanh lịch trong trang phục
Trang phục thể hiện rõ trình độ văn hóa, thẩm mỹ của con người. Thanh lịch văn minh của người Hà Nội được thể hiện ở trang phục phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Người Hà Nội lựa chọn cho mình những trang phục phù hợp với thời đại, phù hợp với các mùa trong năm, phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh giao tiếp. Người Hà Nội thanh lịch, văn minh ngay ở cách lựa chọn chất liệu cho trang phục, từ chất liệu mà chọn kiểu dáng trang phục sao cho phù hợp. Ngoài ra, màu sắc, đường kẻ, hoa văn cũng là một tiêu chí để sao cho trang phục tơn được lợi thế về vóc dáng, che bớt những khuyết điểm trên cơ thể mình. Ngồi ra, người Hà Nội cịn chọn trang phục còn phải phù hợp với giới tính và tuổi tác. Quần áo phải ln gọn gàng, sạch sẽ.
1.3.4. Thanh lịch trong sắp xếp nơi ở
Người Hà Nội nhà ở dù rộng hay hẹp vẫn sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, bày biện đồ dùng hài hịa, hợp lí, vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt, rất chú
ý phịng khách, nơi thờ tự, góc học tập của học sinh. Những gia đình có điều kiện, bố trí phịng ở phù hợp hướng gió, phong tục, tập quán, thuận tiện cho sinh hoạt chung của gia đình.
1.3.5. Thanh lịch trong ứng xử với các di tích, danh thắng:
Hà Nội là một trong những thành phố có mật độ các di tích lớn nhất trong khu vực. Đi trên những con đường, qua những ngơi nhà, những cơng trình kiến trúc, dường như đâu ta cũng thấy dấu ấn lịch sử của Thủ đô ngàn năm tuổi. Người Hà Nội thường lựa chọn những trang phục phù hợp, kín đáo, lịch sự khi đi đến những nơi linh thiêng, như đền, chùa, miếu mạo. Nói những lời thanh lịch, nói nhỏ, vừa đủ nghe, khơng cười nói, đùa nghịch ồn ào khi đến những di tích. Nhẹ nhàng nhắc nhở những người xung quanh khi họ có những lời nói, hành vi thiếu văn hóa. Khi đến thăm di tích tuyệt đối khơng hái hoa, bẻ cành, giữ gìn vệ sinh chung, vứt rác đúng nơi qui định, bảo vệ môi trường, cảnh quan chung. Cương quyết tránh những thói quen khơng tốt, những quan niệm mê tín dị đoan, thiếu căn cứ khoa học. Lên án những hành vi lấn chiếm di tích, danh thắng làm nơi ở, buôn bán, khắc viết lên di tích, xả rác vơ ý thức.
1.3.6. Thanh lịch trong thưởng thức văn hóa nghệ thuật
Người Thăng Long - Hà Nội vốn biết “thưởng thức”: thưởng thức cuộc sống qua vui chơi giải trí, thưởng thức đồ ăn, thức uống qua văn hóa ẩm thực và đặc biệt là thưởng thức cái hay, cái đẹp qua văn hóa nghệ thuật, nói tóm lại là biết đề cao giá trị tinh thần. xem hát, nghe nhạc,…
1.3.7. Thanh lịch trong vui chơi, giải trí
Vui chơi, giải trí là một hình thức tái sản xuất sức lao động và đồng thời cũng tạo ra những giá trị tinh thần mới. Người Hà Nội biết lao động, sản xuất và cũng biết vui chơi, giải trí. Là một trong 10 thành phố du lịch hấp dẫn nhất châu Á, Hà Nội có nhiều loại hình du lịch, vui chơi giải trí như du lịch văn hóa lịch sử, du lịch thể thao giải trí, thắng cảnh. Hoạt động vui chơi giải trí của người Hà Nội vì thế cũng đa dạng hơn nhiều địa phương khác. Bao nhiêu thú ăn chơi của nhiều vùng miền có mặt tại Hà Nội nhưng đều được người Hà Nội làm cho nó trở nên thanh lịch. Ví dụ
như: chơi hoa, cây cảnh là một thú vui tao nhã từ lâu đời của người Hà Nội. Cây hoa được tạo ra những thế đứng như thế trực, thế hồnh, bạt phong, phụ tử,... khơng chỉ nhờ bàn tay mà cịn nhờ khối óc của người Hà Nội.
Nét thanh lịch trong hoạt động vui chơi, giải trí của người Hà Nội là tính chừng mực. Mặc dù ở Hà Nội có nhiều trung tâm vui chơi, giải trí nhưng người Hà Nội vui chơi ở mức độ vừa phải. Hà Nội vẫn giữ nét thanh lịch trong một số loại hình vui chơi, giải trí đặc trưng. Ví dụ như thú chơi cờ tướng là một hình thức giải trí tao nhã, trí tuệ. Hàng ngày, ở quanh Hồ Gươm, chúng ta có thể bắt gặp nhiều người cao tuổi ngồi chơi cờ tướng, mỗi bàn cờ 2 người chơi, có từ 4 - 5 người xem.
1.3.8. Thanh lịch trong hoạt động tơn giáo, tín ngưỡng
Hà Nội vốn là kinh đơ của một nước có lịch sử đấu tranh và là một nước nông nghiệp lâu đời. Hà Nội có hơn 500 ngơi chùa, gần 300 lễ hội dân gian, tiêu biểu là lễ hội Cổ Loa, hội Gióng, hội đền Hai Bà Trưng, hội gị Đống Đa,... Sự đa dạng của các lễ hội dân gian ở Hà Nội cũng chính là sự đa dạng của con người Hà Nội từ trước đến nay. Nếu như chùa chiền ở nông thôn chủ yếu dành cho người cao tuổi thì các ngơi chùa của Hà Nội thu hút đông đảo dân cư thuộc nhiều lứa tuổi đến lễ vào ngày rằm, mồng một. Nét thanh lịch trong tín ngưỡng, tơn giáo của Hà Nội là lễ thức. Ở Hà Nội, mọi gia đình đều coi trọng đời sống tâm linh, thờ cúng tổ tiên. Ở Hà Nội, dù không gian nhà ở không rộng rãi như ở nhiều vùng khác nhưng hầu hết người Hà Nội vẫn dành một vị trí trang trọng trong nhà cho bàn thờ tổ tiên. Hoạt động thờ cúng tổ tiên với quy mơ tồn quốc gia chính là ngày giỗ Tổ Hùng vương. Năm 2007, ngày giỗ Tổ Hùng vương trở thành ngày quốc giỗ và cả nước được nghỉ.
1.3.9. Thanh lịch trong tham gia giao thông
Việc sử dụng phương tiện đi lại bao gồm cả việc chọn phương tiện để sử dụng và cách thức sử dụng phương tiện. Người Hà Nội thường được đánh giá là “sành” hơn trong việc sử dụng phương tiện đi lại, khơng chỉ coi trọng tính sử dụng của nó mà cịn coi trọng cả kiểu dáng, loại xe. Người Hà Nội gốc còn biểu hiện chất thanh lịch trong ứng xử với phương tiện đi lại. Người Hà Nội thể hiện nếp sống thanh lịch, văn minh khi tham gia giao
thơng dưới nhiều hình thức như có ý thức nâng cao nhận thức khi tham gia giao thông. Học để hiểu biết đầy đủ, đúng các qui định về pháp luật và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về đảm bảo trật tự an tồn giao thơng. Khi tham gia giao thơng phải có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tơn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác. Có thái độ, hành vi thanh lịch, văn minh khi xảy ra va chạm; chấp hành qui định xử phạt khi vi phạm Luật Giao thơng. Có ý thức tun truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện tốt các qui định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là các em nhỏ.
1.4. Ý nghĩa của giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch cho học sinh Hà Nội
Văn minh, thanh lịch vốn là nét đẹp truyền thống đã được nhiều thế hệ người dân Hà Nội tạo nên và lưu giữ. Trân trọng, kế thừa và phát huy nét đẹp ấy trong đời sống người Hà Nội hôm nay và mai sau là trách nhiệm, là niềm tự hào và vinh dự của người dân Thủ đơ, trong đó có thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường. Sinh viên sư phạm là những người được đào tạo để trong tương lai trở thành các nhà giáo dục. Để hồn thành nhiệm vụ của mình nhà giáo dục trước tiên phải trau dồi phẩm chất, tác phong của mình để trở thành tấm gương cho học sinh. Mặt khác, để khơi dậy niềm tự hào của các thế hệ học sinh đồng thời kế thừa truyền thống thanh lịch, nét văn hóa đặc trưng của người Hà Nội... cần phải nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thơng bởi đội ngũ này có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM THANH LỊCH, VĂN MINH Mục tiêu:
- Phân tích được khái niệm thanh lịch, văn minh. Thời gian: 20 phút.
Phương pháp, kĩ thuật: Phát vấn, thuyết trình, phịng tranh. Cách tiến hành:
Bước 1
Bước 2
Giảng viên sử dụng kĩ thuật phòng tranh để giúp sinh viên hiểu được khái niệm thanh lịch, văn minh. Giảng viên phát cho mỗi sinh viên một tờ giấy A5, yêu cầu sinh viên suy nghĩ và thể hiện sự hiểu biết của mình về nếp sống thanh lịch, văn minh (được thể hiện bằng nhiều hình thức như bài thơ, câu chuyện, hình vẽ, bài hát…). Thời gian khoảng 5 phút.
Bước 3
Sinh viên hoạt động cá nhân, mỗi sinh viên sẽ phác họa những ý kiến thể hiện sự hiểu biết của mình về giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trên tờ giấy A5.
Bước 4
Sau đó sinh viên dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh.
Bước 5
Giảng viên yêu cầu sinh viên cả lớp đi xem “triển lãm”.
Bước 6
Trong khi xem triển lãm mỗi sinh viên sẽ phải đưa ra ít nhất là một ý kiến bình luận, nhận xét hoặc bổ sung.
Bước 7
Giảng viên tập hợp các khái niệm về nếp sống thanh lịch, văn minh mà sinh viên đưa ra. Sau đó u cầu sinh viên thảo luận nhóm để tìm ra khái niệm tối ưu nhất.
Bước 8
Giảng viên gọi sinh viên lên trình bày trước lớp về quan điểm và những hiểu biết của mình về thanh lịch, văn minh. Các sinh viên khác vừa nghe vừa bổ sung để hiểu chính xác và sâu sắc về thanh lịch, văn minh.
Bước 9
Giảng viên nhận xét về các ý kiến chia sẻ của sinh viên, sau đó kết luận và đưa ra quan niệm về thanh lịch, văn minh. Sinh viên nghiên cứu tài liệu và phần kết luận của giáo viên tự tóm tắt nội dung theo ý hiểu của mình.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI
Mục tiêu:
- Phân tích được những biểu hiện của nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
Thời gian: 20 phút.
Phương pháp, kĩ thuật: Phát vấn, thuyết trình, thảo luận nhóm, các mảnh ghép.
Cách tiến hành:
Bước 1
Giảng viên chia lớp thành 9 nhóm thảo luận. Chia nhóm bằng cách đếm từ 1 đến 9, những người cùng số sẽ vào cùng một nhóm.
Bước 2
Đại diện mỗi nhóm sẽ bốc thăm và thảo luận về một biểu hiện của nếp sống thanh lịch, văn minh. Có 9 lá thăm tương ứng với 9 nội dung. Đó là: Thanh lịch, văn minh trong ẩm thực; Thanh lịch, văn minh trong giao tiếp, ứng xử; Thanh lịch, văn minh trong trang phục, Thanh lịch, văn minh trong sắp xếp nơi ở; Thanh lịch, văn minh trong ứng xử với các di tích, danh thắng; Thanh lịch, văn minh trong thưởng thức văn hóa nghệ thuật; Thanh lịch, văn minh trong vui chơi, giải trí; Thanh lịch, văn minh trong hoạt động tơn giáo, tín ngưỡng; Thanh lịch, văn minh trong tham gia giao thông.
Bước 3
Giảng viên sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép để yêu cầu sinh viên thảo luận nhóm theo nội dung đã bốc thăm được.
Bước 4
Sau đó giảng viên yêu cầu sinh viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới bằng chọn ngẫu nhiên, mỗi nhóm mới sẽ có đủ các “chuyên gia” về vấn đề.
Bước 5
Các “chuyên gia” về từng vấn đề sẽ trao đổi lại với cả nhóm về vấn đề mà mình đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ.
Bước 6
Giảng viên gọi các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Mỗi nhóm trình bày tối đa trong vịng 10 phút. Các nhóm khác lắng nghe và cho ý kiến phản hồi, nhận xét.
Bước 7
Giảng viên đưa ra nhận xét đối với kết quả thảo luận và trình bày của mỗi nhóm. Sau khi nhận xét giáo viên sẽ đưa ra những kết luận về những biểu hiện của tác phong, văn minh, thanh lịch, sinh viên tự tóm tắt nội dung theo ý hiểu của mình.
HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH CHO HỌC SINH HÀ NỘI
Mục tiêu:
- Trình bày được ý nghĩa của giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
Thời gian: 20 phút.
Phương pháp, kĩ thuật: Phát vấn, thuyết trình, thảo luận nhóm, “chúng em biết 3”.
Cách tiến hành:
Bước 1
Giảng viên đưa ra chủ đề thảo luận: “Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh Hà Nội có ý nghĩa như thế nào?”
Bước 2
Giảng viên chia sinh viên thành các nhóm 3. Giảng viên sử sụng kĩ thuật chia nhóm theo các màu (đỏ, đen, trắng), yêu cầu những sinh viên cùng màu thì vào cùng một nhóm.
Bước 3
Giảng viên phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 để ghi kết quả thảo luận.
Bước 4
Sinh viên thảo luận trong khoảng thời gian 10 phút để chỉ ra những ý nghĩa của giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội.
Bước 5
Nhóm sinh viên chọn ra ba ý nghĩa mà các em cho là quan trọng nhất để trình bày với cả lớp.
Bước 6
Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Mỗi