GIÁO DỤC “SỐNG ĐẸP” TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC
Mục tiêu:
- Hiểu được quan niệm, ý nghĩa và nội dung của: Chương trình giáo dục “Sống đẹp”.
- Có kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục của mỗi chủ đề thơng qua vận dụng được quy trình 4 giai đoạn: Khám phá, kết nối, thực hành, vận dụng.
- Có ý thức sáng tạo trong việc thiết kế các hoạt động sao cho phù hợp với trải nghiệm, nhu cầu và tâm lý của các em học sinh Tiểu học.
1. QUAN NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA GIÁO DỤC “SỐNG ĐẸP” 1.1. Quan niệm về giáo dục “Sống đẹp”
“Sống đẹp” là chương trình dùng cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong các nhà trường Tiểu học. Giáo dục “Sống đẹp” được hiểu là giáo dục cho học sinh Tiểu học cách cư xử có văn hóa với thế giới xung quanh và với chính bản thân mình. Các em được giáo dục thơng qua các tình huống cụ thể của cuộc sống hiện đại, thay vì chỉ thuộc lịng các quy tắc đạo đức có tính giáo điều.
Nếu như trong dạy học các môn khoa học cơ bản, sự hình thành khái niệm là phương tiện chủ yếu để phát triển tư duy của học sinh thì kịch bản của giáo dục “Sống đẹp” lại diễn ra một cách tự nhiên, gần gũi từ cuộc
sống gia đình đến nhà trường và khu cộng đồng dân cư mà các em được tiếp xúc. Giáo dục “Sống đẹp” giúp trẻ nhận ra các giá trị và biểu hiện ở các hành vi tương ứng trong cuộc sống. Các hành vi đó cần phải luyện tập hằng ngày, lặp đi lặp lại trong các tình huống và hồn cảnh khác nhau để trở thành thói quen. Để có thể đạt được mục tiêu của giáo dục “Sống đẹp”, đòi hỏi mỗi thầy giáo, cô giáo, cán bộ nhân viên trong nhà trường phải thực hành “Sống đẹp” ở mọi lúc, mọi nơi như là những tấm gương sáng cho các em học sinh noi theo. Hơn nữa, các bậc cha mẹ cũng cần đọc hiểu tài liệu và có sự đồng tình, ủng hộ, phối hợp với nhà trường trong giáo dục. Có như vậy, “Sống đẹp” mới thực sự là hoạt động giáo dục làm chuyển biến nhận thức và hành vi trong lối sống của mỗi học sinh.
1.2. Ý nghĩa của giáo dục “Sống đẹp”
Chương trình “Sống đẹp” giúp các em học sinh Tiểu học hình thành các năng lực và phẩm chất thiết yếu để có thể ứng xử phù hợp với các tình huống của cuộc sống. Cụ thể là, chương trình giúp các em trau dồi các phẩm chất như: Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; Trung thực, kỉ luật, đồn kết; u gia đình, bạn bè và những người khác; Yêu trường, lớp, quê hương, đất nước… và giúp các em hình thành các năng lực như: Tự phục vụ, tự quản. Đây được coi là các phẩm chất và năng lực thiết yếu nhất trong cuộc sống. Thơng qua đó, các em sẽ trở nên chủ động, tự tin hơn khi ứng xử trong cuộc sống, dần dần hình thành lối sống đẹp và phát huy các giá trị đạo đức cho bản thân mình trong mối quan hệ với gia đình, nhà trường và cộng đồng dân cư.
HOẠT ĐỘNG: TÌM HIỂU QUAN NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA GIÁO DỤC “SỐNG ĐẸP” Mục tiêu:
- Hiểu được các đặc trưng của giáo dục “Sống đẹp” trong nhà trường Tiểu học, liên hệ và so sánh điểm giống và khác nhau giữa giáo dục “Sống đẹp” và dạy học “Đạo đức”.
- Xác định được các mục tiêu về phẩm chất và năng lực cơ bản mà học sinh Tiểu học có thể hình thành được sau khi học xong chương trình “Sống đẹp”, từ đó liên hệ với mục tiêu tổng thể của giáo dục Tiểu học hiện nay.
Thời gian: 35 phút.
Phương pháp: Thuyết trình, đọc hiểu, vấn đáp, thảo luận nhóm. Cách tiến hành:
Bước 1
Giảng viên yêu cầu sinh viên điểm danh từ 1 đến 5. Sau đó các sinh viên có cùng số điểm danh vào chung một nhóm có số thứ tự bằng số điểm danh. Đó cũng là số thứ tự của khối lớp mà nhóm tìm hiểu. Mỗi nhóm tìm đọc 2 cuốn sách của khối lớp được phân cơng tìm hiểu.
Bước 2
Các nhóm thảo luận, ghi chép lại kết quả thảo luận vào giấy Ao và trình bày theo các ý chính sau:
- Liệt kê tên các chủ đề của mỗi lớp học (gồm 6 chủ đề, trong 2 tập sách). - Ghi chép lại lời khuyên được đặt ở cuối mỗi chủ đề.
- Từ đó rút ra mục tiêu chính của chủ đề (bài học), phát biểu dưới dạng các năng lực và phẩm chất một cách cụ thể, rõ ràng.
- Theo ý kiến của bạn, giáo dục “Sống đẹp” nghĩa là gì? Trên thực tế, Giáo dục lối sống/ đạo đức cho học sinh đã được triển khai ở các mơn học nào trong chương trình Tiểu học? Giáo dục “Sống đẹp” có gì khác với các mơn học ra đời trước đó?
- Hãy liên hệ mục tiêu của giáo dục “Sống đẹp” và mục tiêu tổng thể của giáo dục Tiểu học hiện nay, bằng cách xem xét việc hình thành các năng lực và phẩm chất được đặt ra trong chương trình “Sống đẹp” góp phần phát triển nhân cách của học sinh Tiểu học như thế nào?
Sử dụng kĩ thuật động não viết để khuyến khích sinh viên trả lời câu hỏi. Các sinh viên trong cùng một nhóm sẽ giao tiếp với nhau bằng chữ viết. Mỗi nhóm ngồi vịng trịn và đặt ở giữa một tờ giấy Ao. Các sinh viên thay nhau ghi ra giấy những gì mình nghĩ về câu hỏi nêu trên. Trong khi đó, sinh viên có thể xem các dòng ghi của nhau. Sau cùng, các ý tưởng được đọc thành tiếng và cả nhóm tổng kết lại thành sơ đồ tư duy.
Bước 3
Giảng viên và sinh viên lắng nghe các nhóm trình bày, giảng viên có thể sử dụng hình ảnh cây mục tiêu để tổng kết về mục tiêu của tồn bộ chương trình, liên hệ với mục tiêu tổng thể của giáo dục Tiểu học. Giảng viên cũng nhấn mạnh các điểm giống và khác nhau của giáo dục “Sống đẹp” và dạy học đạo đức về các mặt cụ thể như nhiệm vụ giáo dục, nội dung và hình thức tổ chức.
2. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH “SỐNG ĐẸP”
Nội dung của tài liệu bao gồm các chủ đề xoay quanh cuộc sống hằng ngày của các em học sinh. Mỗi lớp gồm 6 chủ đề, được chia thành 2 tập. Mỗi chủ đề trong một lớp là một module có tính độc lập tương đối với nhau. Mặt khác, các chủ đề lại được xây dựng theo cấu trúc đồng tâm, thống nhất và xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5 để phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi và trình độ nhận thức của các em.
Nội dung cũng được mở rộng dần theo phạm vi hoạt động của học sinh: Từ gia đình đến nhà trường, cộng đồng dân cư, quê hương đất nước.
2.1. Gia đình
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hơn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ tình cảm và bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người. Theo đó, gia đình chính là mơi trường xã hội đầu tiên của bất cứ ai. Gia đình khơng chỉ là tác nhân xã hội hóa đầu tiên, mà cịn là mơi trường giáo dục đầu tiên của mỗi đứa trẻ. Ở đó trẻ em được học những kinh nghiệm xã hội, các giá trị, tiêu chuẩn văn hóa… và dần dần trẻ em kết hợp nó vào ý thức cá nhân.
Trong chương trình này, các em được giáo dục nhận thức về các thành viên trong gia đình như về tuổi tác, nghề nghiệp và đặc biệt là tính cách của từng người; nhận thức về các cơng việc trong gia đình, biết được những cơng việc nào các em phải tự làm như một phần tự lập của cuộc sống, công việc nào các em cần sự giúp đỡ của mọi người.
Thơng qua đó, các em có thể nhận ra được điểm mạnh của mỗi thành viên, từ đó có kĩ năng học hỏi, tiếp thu có chọn lọc các đức tính tốt đẹp của mỗi người, đồng thời tự khám phá thế mạnh của bản thân bằng cách tích cực làm việc nhà, trị chuyện, chia sẻ với ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình một cách cởi mở, đồng cảm. Các em được hướng dẫn để có thể tham gia và có trách nhiệm với việc nhà một cách vừa sức, “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”.
Các em trở nên yêu quý cũng như tôn trọng các thành viên trong gia đình hơn. Đồng thời, các em cũng chủ động hơn để có thể tạo dựng khơng khí cởi mở, vui vẻ, gắn bó trong gia đình. Chẳng hạn như, các em mạnh dạn trong việc diễn đạt mong muốn cả nhà mình sẽ có những buổi đi chơi như thế nào.
2.2. Nhà trường
Nhà trường là nơi con người bắt đầu được tiếp xúc với tính đa dạng xã hội, tương tác với những thành viên không phải trong tập thể cơ bản là gia đình mình, được dạy dỗ nhiều điều khác với nền tảng trong gia đình. Các nội dung giáo dục trong nhà trường được thiết kế một cách khoa học, bài bản, đảm bảo tính vừa sức cho từng lứa tuổi. Các em không chỉ đến trường để học hỏi kiến thức mà chính trường học là mơi trường tạo các cơ hội cho các em rèn luyện kĩ năng sống. Do đó, nhà trường được coi là cầu nối giữa gia đình và xã hội.
Khi tham gia học tập ở trường lớp, các em được giáo dục để có thể tự ý thức tốt hơn về bản thân mình. Các em biết được mục tiêu của tập thể lớp mình nói chung trong một năm học, một tháng học và thơng qua đó biết được nhiệm vụ mà mình sẽ phải thực hiện để đóng góp cho tập thể lớp.
Thông qua các nhiệm vụ cụ thể, mỗi cá nhân có kĩ năng đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của mình cũng như các khó khăn gặp phải. Có kĩ năng ứng xử một cách chan hịa, đồn kết với bạn bè trong các hoạt động chung của tập thể cũng như trong các tình huống thường gặp như thăm hỏi bạn lúc bạn đau ốm, chia sẻ với bạn khi bạn gặp chuyện buồn… Giữ an toàn cho bạn và cho mình.
Từ đó nâng cao ý thức thực hiện đúng nội qui, qui định của trường lớp, có trách nhiệm với trường lớp, có thái độ quyết tâm vượt qua ngại ngần để hịa mình vào tập thể, mạnh dạn tham gia cũng như nhiệt tình giúp đỡ bạn bè vì mục tiêu chung của tập thể.
2.3. Cộng đồng dân cư
Cộng đồng dân cư/ khu dân cư là tồn bộ các hộ gia đình, cá nhân cùng cư trú và sinh sống. Một khu dân cư có những đặc trưng cơ bản như: nằm trên cùng một khu vực địa lí, có số dân nhất định, giữa những người dân có cùng ý thức và lợi ích cộng đồng, đồng thời có mối quan hệ xã hội tương đối mật thiết. Một thơn xóm, một con phố hay một phường xã đều là những mơ hình khu dân cư khác nhau.
Nơi đó, các em cùng cư trú, sinh hoạt và vui chơi với mọi người xung quanh giống như một đại gia đình. Đây cũng là mơi trường để các em có thể học hỏi về cách sống, cách cư xử từ đó dần dần trưởng thành hơn. Các em được giáo dục để nhận thức được trách nhiệm của mình đối với những người xung quanh cũng như đối với trật tự, an toàn và nếp sống văn minh của khu dân cư.
Các em được trang bị các kĩ năng góp phần đảm bảo trật tự an ninh khu dân cư; bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư; xây dựng khu dân cư văn minh đoàn kết; bảo vệ điều kiện sống của cư dân.
Từ đó các em có ý thức tích cực tham gia các hoạt động với cộng đồng, giữ mối quan hệ tốt đẹp với hàng xóm, láng giềng, những người xung quanh, sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn.
2.4. Tự nhận thức và quản lí bản thân
Trong mọi chủ đề và hoạt động của bộ sách này, thông qua các mối quan hệ cơ bản trong gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, các em học sinh đều được học hỏi để có thể tự nhận thức về bản thân mình rõ nhất, từ đó biết cách quản lí bản thân hiệu quả. Cụ thể như:
Các em được giáo dục nhận thức về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong tính cách, trong học tập, trong lao động. Các em cũng nhận
thức được những thuận lợi và khó khăn của các em ở nhà cũng như ở trường và trong cuộc sống.
Các em được giáo dục kĩ năng tự phục vụ bản thân như: tự lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với thời tiết, với không gian, với công việc; Xác định mục tiêu, lập kế hoạch để sử dụng thời gian hiệu quả, tự sắp xếp thứ tự ưu tiên các công việc cần phải làm trong một ngày sao cho hợp lí, khoa học; Rèn luyện thói quen làm việc đúng theo thời gian mà mình đã định.
Có kĩ năng giao tiếp, nói chuyện lễ phép, lịch sự, biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi đúng lúc đúng chỗ; Có kĩ năng hợp tác với người khác để hồn thành cơng việc của mình như tơn trọng, lắng nghe, chia sẻ, chung sức.
Rèn luyện thói quen tốt để chăm sóc sức khỏe như tập thể dục hàng ngày, lựa chọn các thức ăn thức uống vệ sinh sạch sẽ, khoa học, có kĩ năng phịng chống bệnh học đường như cận thị, cong vẹo cột sống và các bệnh thường gặp như đau mắt đỏ, đau bụng giun... hay các kĩ năng phòng tránh bị xâm hại. Có kĩ năng ứng phó với những căng thẳng như xác định nguyên nhân và tìm kiếm biện pháp nhằm kiểm sốt, giảm thiểu và thốt khỏi tình trạng căng thẳng. Có kĩ năng giữ an tồn cho bản thân cả khi ở nhà, khi ở trường và ứng phó với các tình huống khẩn cấp như sự cố về điện, hỏa hoạn, tham gia giao thông...
Từ những nhận thức và kĩ năng nói trên, các em sẽ bước đầu tự ý thức sâu sắc hơn về bản thân mình, tham gia cuộc sống một cách tự tin và nhiệt tình hơn, định hình cho mình những ước mơ, mong muốn trong tương lai xa cũng như tương lai gần.
Các chủ đề của “Sống đẹp” được thiết kế theo mức độ khó tăng dần tương ứng với trình độ nhận thức của học sinh (từ lớp 1 đến lớp 5) và phạm vi hoạt động từ gia đình đến nhà trường và cộng đồng dân cư.
Ở khối lớp 1, phần lớn các nội dung xoay quanh phạm vi ở gia đình (Em và gia đình, việc nhà của em, an tồn khi em ở nhà...).
Ở khối lớp 2, các nội dung chủ yếu xoay quanh phạm vi nhà trường (Em với việc học tập, chúng ta là những người bạn, trách nhiệm của em với trường lớp, an toàn khi em ở trường...).
Bắt đầu từ khối lớp 3, phạm vi hoạt động được mở rộng hơn đối với khu dân cư hay quê hương đất nước (Em và cộng đồng, em là bông hoa nhỏ của quê hương...). Để khắc sâu vào trí nhớ cũng như làm khăng khít mối liên hệ giữa bản thân mỗi em học sinh với gia đình, nhà trường, xã hội; các chủ đề hầu như được thiết kế theo cấu trúc đồng tâm, nghĩa là cứ mỗi một chủ đề lại được phát triển ở cả ba phạm vi hoạt động. Ví dụ như: Với chủ đề “An tồn” có bài “An tồn khi em ở nhà” (lớp 1), “An toàn khi em ở trường” (lớp 2), “An toàn khi em đi bộ, tham quan, dã ngoại”... (lớp 3).
HOẠT ĐỘNG: TÌM HIỂU CẤU TRÚC VÀ CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA CHƯƠNG TRÌNH “SỐNG ĐẸP” Mục tiêu:
- Biết tổng thể về cấu trúc của bộ tài liệu sống đẹp (số lượng quyển, số lượng chủ đề, kiểu thiết kế chương trình).
- Sinh viên có khả năng phân tích, tổng hợp các chủ đề có liên quan đến cùng một nội dung giáo dục trong chương trình “Sống đẹp”, từ đó