CHƯƠNG 4 : MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Dữ liệu và mẫu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu trong Luận văn này được tác giả thu thập từ các nguồn cung cấp có độ tin cậy cao. Các chỉ tiêu tài chính nội bộ phản ánh đặc trưng của các NHTMCP được tác giả thu thập từ các BCTC hợp nhất và BCTN đã kiểm tốn của 40 NHTMCP Việt Nam (khơng bao gồm Agribank, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, các ngân hàng liên doanh, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã) trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô được tác giả thu thập từ dữ liệu thống kê của NHNN Việt Nam và WB. Đây là bộ dữ liệu bảng khơng cân đối vì trong giai đoạn này có các ngân hàng mới thành lập, có các ngân hàng bị sáp nhập hay hợp nhất và một số ngân hàng không cung cấp BCTC đầy đủ trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Vì muốn phản ánh chân thực nhất bức tranh khả năng sinh lợi cũng như mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng sinh lợi của các NHTMCP qua từng năm trong suốt giai đoạn nghiên cứu nên tác giả quyết định sử dụng cả bộ mẫu 40 NHTMCP Việt Nam để nghiên cứu (không loại trừ các ngân hàng bị sáp nhập hay hợp nhất).
Tác giả sử dụng bộ dữ liệu bảng không cân đối hàng năm của 40 NHTMCP trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014, do vậy tác giả kỳ vọng độ tin cậy của q trình phân tích mơ hình nghiên cứu đạt 90%, tương ứng mức ý nghĩa thống kê 10%.
4.2 Các biến trong mơ hình nghiên cứu
4.2.1 Các biến phụ thuộc
Trong nhiều tài liệu ngân hàng và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây trên thế giới, các chuyên gia kinh tế thường sử dụng các chỉ tiêu kinh tế là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ký hiệu là ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ký hiệu là ROE) để đo
lường khả năng sinh lợi của các ngân hàng. Các nghiên cứu gần đây của Holden và El- Banany (2004), Alper và Anbar (2011), Syafri (2012) và Abuzar (2013) sử dụng chỉ tiêu ROA làm biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu về khả năng sinh lợi của ngân hàng. Bên cạnh đó, Kaya (2002), Tunay (2006), Zeitun (2012) và Abuzar (2013) cũng đã sử dụng biến phụ thuộc là chỉ tiêu ROE khi phân tích khả năng sinh lợi của ngân hàng. Do đó, tác giả quyết định sử dụng hai chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng thường được sử dụng nhất là ROA và ROE làm biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu của mình. Chỉ tiêu ROA được xem như chỉ số quan trọng nhất để phản ánh mức độ hiệu quả của công tác quản trị ngân hàng trong việc sử dụng tất cả các nguồn lực tài sản để đầu tư sinh lợi, đồng thời là thước đo tỷ suất sinh lợi được tạo ra từ các tài sản tài chính của ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ số ROA phụ thuộc vào quyết định chủ quan của các nhà quản trị ngân hàng nên có thể bị sai lệch do các hoạt động cân đối bảng kế tốn. Ngồi ra, chỉ số ROA cũng chịu tác động từ những quyết định khách quan của điều kiện kinh tế vĩ mô và các chính sách kinh tế của Chính phủ Việt Nam. Chỉ tiêu ROE chủ yếu phản ánh mức độ hiệu quả của các nhà quản trị ngân hàng trong việc sử dụng vốn cổ phần để đầu tư sinh lời. Chỉ tiêu ROE được tác giả sử dụng trong đề tài nghiên cứu nhằm so sánh với kết quả hồi qui từ mơ hình nghiên cứu sử dụng biến phụ thuộc là ROA. Cả hai biến phụ thuộc ROA và ROE đều được lấy giá trị trước thuế nhằm tránh bị kết luận sai do hệ thống thuế.
4.2.2 Các biến độc lập
Mục đích tác giả là phân tích tồn diện các nhân tố tác động và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam trong thời gian đã xác định. Các biến độc lập (còn gọi là biến giải thích) sử dụng trong mơ hình nghiên cứu được tác giả lựa chọn từ những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh lợi của ngân hàng đã trình bày trong Chương 2. Các nhân tố này tựu trung vào 2 nhóm chính là nhóm các biến độc lập bên trong ngân hàng và nhóm các biến độc lập bên
ngồi ngân hàng. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng thêm 2 biến độc lập nữa trong mơ hình nghiên cứu nhằm kiểm soát các ngân hàng và các ảnh hưởng của thời gian. Biến thứ nhất là trễ một kỳ12 của biến phụ thuộc, nhằm loại bỏ sự thiên chệch kết quả ước lượng do có thể tồn tại hiện tượng biến nội sinh13 trong mơ hình nghiên cứu. Biến thứ hai là biến giả phản ánh sự khác nhau của hai loại hình ngân hàng trong mẫu quan sát gồm 40 NHTMCP: NHTM nhà nước và NHTMCP, nhằm xem xét đến sự khác nhau về loại hình của các ngân hàng nghiên cứu trong quá trình phân tích.
4.2.2.1 Nhóm các biến độc lập bên trong ngân hàng
Các biến độc lập bên trong ngân hàng được tác giả lựa chọn phân tích bao gồm: cấu trúc tài sản, chất lượng tài sản, nguồn vốn, cấu trúc tài chính, hiệu quả, qui mơ và mức độ đa dạng hóa thu nhập.
(1) Cấu trúc tài sản
Tác giả sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản (ký hiệu là Loan/TA), làm đại diện cho nhân tố cấu trúc tài sản nhằm phân tích xem cấu trúc các thành phần bên trong mục tài sản của bảng cân đối kế toán tác động như thế nào đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ tín dụng này cho biết tỷ lệ phần trăm tổng số tài sản của ngân hàng đang gắn với các khoản vay. Tỷ lệ này càng cao dự kiến ngân hàng càng có thể đạt được nhiều lãi rịng từ lãi vay hơn, nhưng điều này cũng đồng nghĩa khả năng thanh khoản của ngân hàng càng thấp (Goddard và cộng sự, 2004; Barros và cộng sự, 2007; Chirazzo và cộng sự, 2008). Nghĩa là, ngân hàng đã sử dụng quá nhiều tài sản của mình để cho vay nên nguồn lực tài chính cịn lại khơng đảm bảo có thể đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu thanh toán khi đến hạn của khách hàng, dẫn đến ngân hàng có nguy cơ gặp phải
12 Biến trễ một kỳ là biến quá khứ có độ trễ một năm so với năm nghiên cứu của biến đang xem xét.
13 Hiện tượng nội sinh là tình trạng một hay nhiều biến độc lập có tương quan với các phần dư hiện tại hoặc của kỳ
quan sát trước đó, từ đó gián tiếp tác động đến biến phụ thuộc và làm cho kết quả ước lượng thu được từ mơ hình
rủi ro thanh khoản.
Giả thuyết 1: Tác giả kỳ vọng có mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản và khả năng sinh lợi của ngân hàng.
(2) Chất lượng tài sản
Tác giả đưa vào mơ hình nghiên cứu hai chỉ tiêu làm đại diện cho nhân tố chất lượng tài sản: chỉ tiêu thứ nhất là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng (ký hiệu là NPL/GL); chỉ tiêu thứ hai là tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng thuần (ký hiệu là LLP/NL), trong đó, tổng dư nợ tín dụng thuần là tổng dư nợ tín dụng đã loại trừ khoản dự phịng rủi ro tín dụng. Việc ngân hàng tăng trưởng dư nợ tín dụng mà khơng kiểm sốt chặt chẽ qui trình từ cho vay đến thu hồi nợ có khả năng dẫn đến tỷ lệ nợ xấu gia tăng, hoặc khi các ngân hàng phải trích nhiều chi phí để xử lý rủi ro cho các khoản nợ xấu, đều làm giảm lãi ròng của ngân hàng (Mester, 1996). Một sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng hoặc một sự gia tăng tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng thuần đều cho thấy sự kém hiệu quả trong việc sử dụng tài sản cho vay. Tuy nhiên, sự tăng trưởng tín dụng tạo cho ngân hàng nguồn lãi ròng cao hơn và sự gia tăng các khoản nợ có rủi ro thì thường đem lại nguồn thu nhập từ lãi tốt hơn (Innanotta và cộng sự, 2007). Như vậy, sự biến động của chất lượng tài sản có thể làm tăng hoặc giảm lãi rịng của ngân hàng.
Giả thuyết 2a: Tác giả kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng có tương quan với
khả năng sinh lợi của ngân hàng.
Giả thuyết 2b: Tác giả kỳ vọng tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín
dụng thuần có tương quan với khả năng sinh lợi của ngân hàng.
(3) Nguồn vốn
Tác giả sử dụng tỷ lệ tổng vốn chủ sở hữu bình quân trong tổng tài sản bình quân (ký hiệu là Eq/TA) để kiểm tra xem mức độ nguồn vốn có phải là nhân tố quyết định đến
khả năng sinh lợi của ngân hàng hay không. Tổng vốn chủ sở hữu ngân hàng bao gồm vố tự có của ngân hàng, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái, các quỹ và lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư. Một ngân hàng có nguồn vốn chủ sở hữu lớn đồng nghĩa ngân hàng ít tốn chi phí từ việc tài trợ bằng nợ, tỷ lệ thanh khoản tăng lên, đảm bảo khả năng phòng ngừa rủi ro từ các cú sốc của ngành ngân hàng và nền kinh tế, đồng thời làm tăng uy tín ngân hàng đối với khách hàng. Tỷ lệ này cao hơn đồng nghĩa với lãi ròng của ngân hàng cũng được cải thiện hơn (Athanasoglou và cộng sự, 2008; Alexiou và Sofoklis, 2009).
Giả thuyết 3: Tác giả kỳ vọng mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ tổng vốn chủ sở hữu bình quân trong tổng tài sản bình quân và khả năng sinh lợi của ngân hàng.
(4) Cấu trúc tài chính
Để phân tích ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lợi của ngân hàng, tác giả sử dụng tỷ lệ tiền gửi khách hàng trong tổng nợ phải trả (ký hiệu là Dep/TL). Khi ngân hàng huy động được nhiều tiền gửi từ khách hàng thì đây sẽ là nguồn lực tài chính ít tốn kém và ổn định hơn so với các nguồn tài trợ tài chính thay thế khác, giúp ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh sinh lợi một cách bền vững (Claeys và Vennet, 2008; Garcia- Herrero và cộng sự, 2009).
Giả thuyết 4a: Tác giả kỳ vọng tỷ lệ tiền gửi khách hàng trong tổng nợ phải trả có tương
quan với khả năng sinh lợi của ngân hàng.
Tuy nhiên, mỗi ngân hàng đều có những đặc thù và thế mạnh riêng nên nhu cầu lượng tiền gửi khách hàng phù hợp cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tối ưu cũng khác nhau. Các ngân hàng ln tìm cách gia tăng tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng hàng năm (ký hiệu là DepGR) bằng cách tham gia vào “cuộc chiến tiền gửi” trên thị trường ngân hàng nhằm cạnh tranh, thu hút tiền gửi từ khách hàng, tạo thêm nguồn vốn tài trợ cho hoạt động tín dụng. Việc cạnh tranh huy động vốn khốc liệt khiến các ngân hàng bị tăng chi phí tài chính nếu muốn có được nguồn vốn cũng như phải đối mặt với các rủi ro
của từng nguồn vốn, điển hình là rủi ro kỳ hạn giữa huy động vốn và cho vay, từ đó làm sụt giảm lãi rịng của ngân hàng.
Giả thuyết 4b: Tác giả kỳ vọng tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi khách hàng hàng năm có tương
quan với khả năng sinh lợi của ngân hàng.
(5) Hiệu quả
Để đo lường tác động của hiệu quả hoạt động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng, tác giả sử dụng một biến đại diện cho tính hiệu quả, đó là tỷ lệ tổng chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động (ký hiệu là CIR). Tỷ lệ phần trăm này phản ánh lượng chi phí mà ngân hàng đã sử dụng cho q trình hoạt động chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng thu nhập mà ngân hàng đạt được (chưa trừ các loại chi phí). Trong các thành phần chi phí vận hành hệ thống ngân hàng thì tiền lương thường chiếm tỷ phần rất cao. Tổng chi phí hoạt động càng cao đồng nghĩa mức độ hiệu quả hoạt động càng thấp thì nguồn lãi rịng mà ngân hàng đạt được càng thấp (Garcia-Herrero và cộng sự, 2009).
Giả thuyết 5: Tác giả kỳ vọng mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ tổng chi phí hoạt động
trên tổng thu nhập hoạt động và khả năng sinh lợi của ngân hàng.
(6) Qui mô
Mức độ ảnh hưởng của qui mơ đến khả năng sinh lợi ngân hàng có dạng phi tuyến. Tính lợi thế kinh tế nhờ qui mơ giúp ngân hàng gia tăng khả năng sinh lợi khi qui mô ngân hàng được mở rộng dần. Tuy nhiên, đến một ngưỡng qui mô cân bằng nhất định, hiện tượng phi kinh tế theo qui mô sẽ xuất hiện nếu ngân hàng vẫn tiếp tục mở rộng qui mơ và lãi rịng của ngân hàng sẽ xu hướng sụt giảm (Athanasoglou và cộng sự, 2008). Tác giả sử dụng chỉ tiêu tổng tài sản (ký hiệu tắt là Size) làm đại diện cho biến qui mơ ngân hàng. Vì các ngân hàng quan sát có sự khác biệt khá lớn về kích thước tổng tài sản nên tác giả sử dụng chỉ tiêu tổng tài sản sau khi đã lấy logarit Nêpe, còn gọi là logarit tự nhiên (ký hiệu: ln) nhằm làm giảm sự chênh lệch giữa các giá trị của biến qui mô, hay
còn gọi là thao tác làm mượt dữ liệu (Hill, 2011).
Giả thuyết 6: Tác giả kỳ vọng tồn tại mối tương quan giữa qui mô tổng tài sản và khả
năng sinh lợi của ngân hàng.
(7) Mức độ đa dạng hóa thu nhập
Thu nhập của ngân hàng đến từ hai nguồn chính: thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi. Thu nhập lãi thuần phản ánh nguồn lãi ròng từ hoạt động sinh lãi của ngân hàng. Thu nhập ngoài lãi phản ánh các đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng thông qua doanh thu từ các hoạt động kinh doanh khác nhau không sinh lãi. Tác giả sử dụng chỉ số Herfindahl- Hirschman hiệu chỉnh (ký hiệu là HHIRD) để đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng (Elsas và cộng sự, 2010; Stiroh và Rumble, 2006) và được xác định bởi công thức sau:
HHIRD= 1 - + + + (1)
Trong đó:
INT: thu nhập lãi.
COM: thu nhập từ hoạt động dịch vụ (phí và hoa hồng).
TRAD: thu nhập từ hoạt động kinh doanh và đầu tư (kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán và cổ tức đầu tư).
OTH: thu nhập từ hoạt động khác.
TOR: tổng doanh thu hoạt động và được tính bằng tổng các giá trị tuyệt đối của INT, COM, TRAD và OTH.
Với: TOR =|INT|+|COM|+|TRAD|+|OTH|
Phương trình (1) cho thấy HHIRD = 0 khi tổng thu nhập được tạo ra chỉ từ một nguồn duy nhất (ví dụ từ thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng). Nếu thu nhập từ các nguồn là bằng nhau, theo cơng thức trên thì HHIRD = 0.75. Chỉ số HHIRD càng cao càng thể hiện mức
độ đa dạng hóa thu nhập của các ngân hàng càng cao.
Thị trường ngân hàng ngày càng cạnh trạnh gay gắt, đòi hỏi các ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng cũng như phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhằm đáp ứng tất cả nhu cầu của từng phân khúc khách hàng. Bên cạnh cung ứng các sản phẩm và dịch vụ, các ngân hàng còn tham gia vào các hoạt động thương mại nhằm đa dang hóa nguồn doanh thu cho ngân hàng. Tất cả các hoạt động kinh doanh đa dạng này mang lại nguồn lãi rịng an tồn với mức rủi ro tối thiểu so với thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng truyền thống. Chiorazzo và cộng sự (2008), Elsas và cộng sự (2010), Syafri (2012) cho thấy việc đa dạng hóa thu nhập mang lại nguồn lãi ròng tốt hơn cho ngân hàng. Tuy nhiên, vài nghiên cứu trước đây lại chỉ ra việc đa dạng hóa thu nhập có thể gây bất lợi đến nguồn lãi ròng của ngân hàng (Stiroh và Rumble, 2006; Lepetit và cộng sự, 2008).
Giả thuyết 7: Tác giả kỳ vọng tồn tại mối tương quan giữa chỉ số Herfindahl-Hirschman
hiệu chỉnh và khả năng sinh lợi của ngân hàng.
4.2.2.2 Nhóm các biến độc lập bên ngoài ngân hàng
Các biến độc lập bên ngồi ngân hàng được tác giả lựa chọn phân tích bao gồm: mức độ tập trung ngành, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất.
(1) Mức độ tập trung ngành
Tác giả sử dụng chỉ số tập trung ngành (ký hiệu là HHIIC) để phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố mức độ tập trung ngành đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Chỉ số HHIIC là thước đo qui mô của doanh nghiệp trong mối tương quan với ngành và là một