CHƯƠNG 4 : MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.2.1. Một số khuyến nghị với Chính phủ và NHNN Việt Nam
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tăng trưởng kinh tế giảm và lãi suất tái cấp vốn tăng có thể cải thiện khả năng sinh lợi của các ngân hàng. Theo quan điểm của tác giả, điều này chưa hẳn đã là vấn đề tốt đối với hệ thống NHTM nói riêng và cả nền kinh tế quốc gia nói chung. Vì, một nền kinh tế trong tình trạng suy thoái; hoặc, lãi suất tái cấp vốn của ngân hàng tăng lên đồng nghĩa lãi suất tín dụng cũng tăng cao, thì khách
hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh và hạn chế khả năng tiếp cận cũng như nhu cầu vốn tín dụng để đầu tư, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến lãi ròng của các ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định, phù hợp với nội lực kinh tế quốc gia; đồng thời, các tổ chức và cá nhân trong nước được tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh sẽ góp phần tăng khả năng trả nợ ngân hàng và nhu cầu vốn tín dụng, từ đó giúp cải thiện khả năng sinh lợi của các ngân hàng. Do đó, tác giả chỉ gợi ý một số khuyến nghị với Chính phủ và NHNN Việt Nam với hi vọng có thể mang lại những tác động tích cực cho sự phát triển ổn định và bền vững của hệ thống NHTM Việt Nam.
5.2.1.1 Khuyến nghị với Chính phủ Việt Nam
Từ sau giai đoạn suy thối nặng nề năm 2012, trước bối cảnh kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi nhưng cịn nhiều khó khăn và bất ổn, Chính phủ cần ban hành các chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát mà vẫn đảm bảo kinh tế tăng trưởng ở mức hợp lý. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có các biện pháp giúp cải thiện cán cân thanh toán, kiểm soát nhập siêu, đảm bảo hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia hoạt động ổn định và có kỷ luật. Đồng thời, Chính phủ cũng cần cố gắng hạn chế tình trạng bội chi ngân sách quốc gia, giảm nợ cơng trong nước và nước ngồi, đảm bảo dư nợ Chính phủ trong giới hạn an tồn.
Chính phủ cần ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và thu hút đầu tư từ nước ngoài, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông công cộng nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, Chính phủ cần xây dựng cơ sở pháp lý rõ ràng về qui định hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, tránh tình trạng bao cấp, bảo hộ các doanh nghiệp này so với các doanh nghiệp tư nhân khác trong việc tiếp cận vốn và bảo lãnh vay vốn, nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế. Đẩy nhanh lộ trình cổ phần hóa cũng là một giải pháp giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trị chủ chốt trong nền kinh tế, từ đó giảm được tình trạng nợ khó địi, nợ q hạn và nợ xấu cực lớn tại khu vực các NHTM
nhà nước, góp phần tăng cường khả năng sinh lợi của các ngân hàng này.
Sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng và thiếu an tồn, kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt nhiều hệ lụy không mong muốn như khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao, các doanh nghiệp sử dụng vốn vay chưa đúng mục đích, ít chú trọng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh mà chủ yếu tập trung đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và lĩnh vực chứng khốn, dẫn đến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do tình trạng suy thối của hai thị trường này khơng lâu sau đó, làm cho tổng nợ xấu tồn hệ thống ngân hàng tăng lên nhanh chóng. Vì vậy, Chính phủ cần thiết phải có các giải pháp mang tính phá băng cho thị trường bất động sản và thị trường chứng khốn thì kinh tế Việt Nam mới có cơ hội phục hồi và phát triển một cách bền vững, từ đó mang lại khả năng sinh lợi cao cho các NHTMCP Việt Nam.
Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, Chính phủ cần tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo mơi trường pháp lý đồng bộ và thống nhất, các văn bản quy phạm pháp luật không chồng chéo, đồng thời đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng đối với tất cả các TCTD. Cụ thể, Chính phủ cần xóa bỏ cơ chế ưu tiên, bao cấp đối với khu vực NHTM nhà nước; giảm dần các cơ chế ràng buộc đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường ngân hàng trong nước; đảm bảo quyền hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực quốc tế sau khi hội nhập. Bên cạnh đó, Chính phủ cần nghiên cứu, xây dựng một cơ chế pháp lý hiệu quả hơn để giúp các NHTM giải quyết những vướng mắc trong quá trình xử lý các rủi ro phát sinh, đặc biệt là xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
5.2.1.2 Khuyến nghị với NHNN Việt Nam
Vấn đề ưu tiên hiện nay đối với NHNN là cần nâng cao năng lực quản lý và điều hành, năng lực xây dựng chính sách và năng lực dự báo. Cơ cấu lại tổ chức và chức năng nhiệm vụ của NHNN nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vĩ mô hướng đến vai trò của một ngân
hàng Trung ương hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế, hạn chế sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động của NHNN nhằm đảm bảo tính độc lập của NHNN trong cơng tác điều hành chính sách tiền tệ và quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng.
NHNN cần có các giải pháp trong ban hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, hạn chế sử dụng các cụ cơng hành chính trong cơng tác quản lý nhà nước đối với các NHTM, thay vào đó là sử dụng linh hoạt các công cụ điều hành mang tính thị trường như qui định mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tín phiếu kho bạc phù hợp nhằm điều hịa vốn trên thị trường liên ngân hàng.
Bên cạnh việc xây dựng một hệ thống giám sát từ xa và đánh giá chất lượng hoạt động đối với các NHTM theo chuẩn mực quốc tế CAMEL, NHNN cần thường xuyên thực hiện đánh giá, xếp loại các NHTM trên toàn hệ thống, thiết lập các chỉ tiêu, báo cáo tài chính chung đối với các NHTM, cơng khai danh sách và tình trạng hoạt động các NHTM nhằm hạn chế tình trạng bất cân xứng thơng tin giữa ngân hàng và người dân, xem xét và lựa chọn các giải pháp phù hợp như tái cơ cấu, sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại với giá 0 đồng đối với các NHTM hoạt động yếu kém.
Đối với tình trạng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng hiện nay, NHNN cần phối hợp với Chính phủ trong việc ban hành qui chế hoạt động riêng cũng như tăng cường chức năng, quyền hạn của Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) đối với việc xử lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam, đồng thời, khơng ngừng hồn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu của Trung tâm thơng tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) để có thể cung cấp thơng tin tín dụng đến các NHTM một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác, từ đó giúp hạn chế việc hình thành nợ xấu ngân hàng trong tương lai. Ngồi việc cố gắng tìm ra các giải pháp nhằm tiệm cận số liệu nợ xấu thực tế tại các NHTM, NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các qui định của pháp luật và NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam.
hiện đại hóa, tạo mơi trường quản trị tập trung và tương tác qua mạng máy tính về cơng tác quản lý nguồn vốn, quản lý tài sản, quản lý rủi ro, quản lý dư nợ tín dụng, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử của toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam, giúp NHNN có thể thường xuyên thanh tra, giám sát và cập nhật thông tin về hoạt động kinh doanh của các NHTM một cách nhanh chóng và kịp thời. NHNN cần nâng cấp và hồn thiện hạ tầng cơng nghệ thơng tin để có thể bám sát mọi biến động của thị trường ngân hàng trong nước và thế giới, từ đó có những quyết định kịp thời trong q trình điều hành chính sách, thúc đẩy lĩnh vực tài chính – tiền tệ ngày càng phát triển hơn. Cuối cùng, NHNN cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng và phát triển một đội ngũ cán bộ NHNN với trình độ chun mơn cao, được đào tạo bài bản, nắm vững các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và các nghiệp vụ của tổ chức tài chính lớn trên thế giới như Quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng Thế giới, ngân hàng phát triển Châu Á,…