Tên biến 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Bình quân
các năm ROA 0.0172 0.0174 0.0147 0.0157 0.0101 0.0071 0.0069 0.013017 ROE 0.1136 0.1461 0.1427 0.1460 0.0881 0.0701 0.0740 0.113511 Loan/TA 0.5253 0.5379 0.4649 0.4594 0.5074 0.5175 0.5176 0.504112 NPL/GL 0.0240 0.0172 0.0186 0.0215 0.0356 0.0282 0.0225 0.023742 LLP/NL 0.0060 0.0057 0.0066 0.0080 0.0129 0.0100 0.0107 0.008408 Eq/TA 0.1781 0.1446 0.1229 0.1168 0.1301 0.1143 0.1050 0.131496 Dep/TL 0.6771 0.6199 0.5687 0.5234 0.6881 0.7353 0.7461 0.647529 DepGR 0.6634 0.7929 0.8999 0.1748 0.3985 0.3675 0.2244 0.520489 CIR 0.4870 0.4207 0.4111 0.4716 0.5728 0.6280 0.6057 0.508027 Size 9.6086 10.098 10.646 10.896 10.925 11.201 11.350 10.63736 HHIRD 0.3695 0.3794 0.3566 0.2775 0.2981 0.3338 0.3527 0.339346 HHIIC 0.0943 0.0767 0.0643 0.0694 0.0717 0.0707 0.0769 0.074857 GDP 1.0566 1.0540 1.0642 1.0624 1.0525 1.0542 1.0598 1.057671 Inflation 1.2290 1.0688 1.0919 1.1858 1.0921 1.0660 1.0409 1.110643 Interest 11.875 7.5 8.2222 13 11.5 7.5 6.5 9.442457
Bảng 4.3 trình bày khái quát về tình trạng tài chính của 40 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014. Qua bức tranh tài chính trên, có thể thấy tỷ lệ tổng dư nợ tín dụng so với tổng tài sản của các NHTMCP Việt Nam đạt bình quân xấp xỉ 50% cho cả giai đoạn nghiên cứu. Những năm 2008 và 2009, tỷ lệ này đạt trên 50%, sau đó có sự giảm nhẹ từ năm 2010 đến năm 2011. Có thể giải thích rằng cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính tồn cầu năm 2008 đã tác động mạnh đến nền kinh tế nước ta, làm cho thị trường bất động sản Việt Nam vốn căng phồng từ những năm 2004 đến năm 2007 bắt đầu có dấu hiệu xì hơi và chững lại từ đó. Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2011 là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng của thị trường bất động sản Việt Nam. Đầu ra thị trường bất động sản khơng có trong khi lãi suất cho vay quá cao và nguồn vốn để cho vay giảm mạnh khiến các chủ đầu tư bất động sản càng lao đao, điều này gây khó khăn cho các ngân hàng cấp tín dụng cho lĩnh vực này. Ngoài ra, giai đoạn này NHNN cũng qui định khống chế tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ở mức 20%, dư nợ tín dụng đối với các ngành phi sản xuất, trong đó có bất động sản ở mức 16%. Từ năm 2012 đến năm 2014, với sự trợ giúp từ các chính sách mang tính phá băng thị trường bất động sản và các qui định hạ trần lãi suất nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư của Chính phủ, thị trường bất động sản Việt Nam bắt đầu ấm dần lên và nhu cầu nguồn vốn tín dụng bất động sản và các lĩnh vực kinh tế khác cũng tăng lên. Theo kết quả từ bảng thống kê trên thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng nghiên cứu bình qn ln dưới 3% trong suốt giai đoạn nghiên cứu, ngoại trừ đạt mức 3.56% trong năm 2012. Tuy nhiên, đây chỉ là những con số được công bố từ BCTC của các ngân hàng và một số ngân hàng cũng không công bố thông tin về nợ xấu. Trên thực tế, theo báo cáo từ NHNN Việt Nam và một số tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế thì con số này ln cao hơn rất nhiều lần so với con số 3%. Tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro từ năm 2008 đến năm 2011 vẫn còn ở mức thấp dưới 1% nhưng từ 2012 trở về sau đều cao hơn 1%, có thể lý giải là vì năm 2012 NHNN Việt Nam bắt đầu công khai quyết liệt nợ xấu của các ngân hàng trong tồn hệ thống nhằm có những hướng xử lý phù hợp với chủ trương của đề án tái cấu trúc hệ thống các TCTD trong giai đoạn từ
năm 2011 đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành vào tháng 3/2012. Qui mơ vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản của các NHTMCP Việt Nam bình qn đạt 13.15%, ln ở mức cao trên 10% trong suốt giai đoạn nghiên cứu, điều này thể hiện sức khỏe tài chính của các ngân hàng là rất tốt, luôn đáp ứng được yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9% theo qui định NHNN Việt Nam và 8% theo Hiệp ước quốc tế Base III. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại xu hướng giảm dần từ 17.8% trong năm 2008 xuống còn 10.5% trong năm 2014. Điều này phần nào phản ánh vị thế và sức mạnh tài chính của các ngân hàng đang giảm dần so với qui mô tổng tài sản của chính mình. Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trong tổng nợ phải trả có sự biến động giảm dần từ năm 2008 đến năm 2011 nhưng sau đó tăng trưởng mạnh mẽ đến hết năm 2014. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng bình quân ở mức trên 50% qua hai thời kỳ biến động khác nhau: từ mức 66% trong năm 2008 lên đến gần 90% trong năm 2010, sau đó đột ngột hạ xuống 17.5% trong năm 2011 và tăng dần nhẹ lên mức 22.4% trong năm 2014. Có thể giải thích rằng giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011, các ngân hàng cạnh tranh thu hút tiền gửi khá quyết liệt cộng với lãi suất và lạm phát tăng cao, làm cho tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi q cao. Trước tình hình này, năm 2011 Chính phủ đã ban hành các chính sách áp trần lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ và đảm bảo an sinh xã hội. Do đó, tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi giảm mạnh trong năm 2011 và tăng nhẹ ổn định trong những năm sau đó. Kết quả thống kê cho thấy bình qn tỷ lệ tổng chi phí hoạt động chiếm khoảng 50% tổng thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm chính là tỷ lệ này lại tăng dần qua các năm, từ mức 48.7% trong năm 2008 lên đến hơn 60% vào năm 2014. Điều này phản ánh mức độ hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ngày càng giảm sút qua từng năm nghiên cứu. Mức độ đa dạng hóa thu nhập của các ngân hàng duy trì ổn định qua các năm và đạt mức bình quân 34%, cho thấy nguồn doanh thu của các ngân hàng chưa thực sự đa dạng mà đến từ các nguồn thu thường xuyên như thu nhập từ lãi tín dụng và thu nhập từ việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống. Chỉ số mức độ tập trung ngành bình quân ở mức 0.075 và có xu hướng giảm dần qua từng năm phản ánh
thị trường ngành ngân hàng đang có sự đa dạng hóa cao chứ khơng tập trung vào một vài ngân hàng có qui mơ lớn hoặc độc quyền. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho hệ thống NHTMCP Việt Nam trên lộ trình tự do hóa tài chính và tiến tới tồn cầu hóa nền kinh tế tài chính Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng GDP được duy trì ổn định qua các năm ở mức bình quân 5.8% thể hiện nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định, đều đặn và trong tầm kiểm soát của Chính phủ Việt Nam trong suốt giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014. Tỷ lệ lạm phát có những biến động mạnh, ở mức rất cao trong những năm 2008 đến năm 2011, đỉnh điểm đạt hơn 22% vào năm 2008, hậu khủng hoảng tài chính tồn cầu, tuy nhiên sau đó lại giảm dần đều đặn từ năm 2012, và đến năm 2014 chỉ còn ở mức hơn 4%. Điều này phản ánh sự đúng đắn trong việc ban hành các chính sách vĩ mơ của Chính phủ. Lãi suất tái cấp vốn trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014 bình quân ở mức 9.5% và có xu hướng giảm dần từ năm 2011 trở về sau. Lãi suất luôn là một trong những kênh điều hành vĩ mơ nền kinh tế được Chính phủ Việt Nam cũng như NHNN rất quan tâm và được điều chỉnh phù hợp với thực trạng nền kinh tế Việt Nam qua từng thời kỳ. Tất cả các đặc điểm trên đã giúp các NHTMCP Việt Nam đạt khả năng sinh lợi cao trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014, bình quân ROA tăng xấp xỉ 1.3% và ROE tăng 11.35%. Điều này xảy ra bất chấp sự thay đổi đột ngột trong hầu hết các chỉ số tài chính vì những hậu quả mà cuộc khủng khủng hoảng tài chính thế giới mang lại và đã được thống kê trong BCTC các NHTMCP từ năm 2008.
4.4.2 Kết quả mơ hình hồi qui
Để nhận diện các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài cũng như mức độ tác động của các nhân tố đó đến khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng S-GMM để xác định các tham số cần ước lượng trong mơ hình hồi qui nghiên cứu. Đồng thời, tác giả sử dụng hai kiểm định chủ chốt để kiểm tra tính hiệu lực của mơ hình GMM. Kiểm định thứ nhất là kiểm định Hansen dùng để kiểm tra tính khả dụng của các biến cơng cụ được sử dụng thay thế các biến bị nội sinh, với giả
thuyết Ho là các biến được công cụ khả dụng. Kiểm định thứ hai là kiểm định Arellano- Bond để kiểm tra tính tự tương quan của sai số, với giả thuyết Ho là khơng có tự tương quan chuỗi trong phần dư. Sau khi thực hiện hồi qui hai phương trình (3) và (4) bằng phương pháp ước lượng S-GMM của Arellano và Bover (1995), Blundell và Bond (1998), báo cáo kết quả ước lượng thực nghiệm cho cả hai chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi là ROA và ROE của hệ thống NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014 được tác giả trình bày tóm tắt trong Bảng 4.4.