Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Thu nhập lãi thuần bình quân (tỷ đồng) 914 1,201 1,773 2,975 3,014 2,932 3,310 Thu nhập ngồi lãi bình quân (tỷ đồng) 351 491 547 448 535 806 987 Tổng thu nhập hoạt động bình quân (tỷ đồng) 1,265 1,692 2,320 3,423 3,549 3,738 4,298 Tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng thu nhập hoạt động bình quân (%) 72.25 70.98 76.42 86.91 84.93 78.44 77.01
(Nguồn: Tổng hợp và xử lý số liệu từ BCTC đã kiểm tốn của 40 NHTMCP Việt Nam)
Nhìn chung qua tất cả các năm, thu nhập lãi thuần bình qn ln chiếm tỷ trọng rất lớn, hơn 70% trong tổng thu nhập hoạt động bình qn của tồn hệ thống NHTMCP Việt Nam. Tính đến cuối năm 2014, tỷ trọng này vẫn đạt mức 77.01%, cao hơn đáng kể so với mức 72.25% tại năm 2008, mặc dù đã có xu hướng giảm dần kể từ năm 2012. Điều này thể hiện cơ cấu thu nhập của các NHTMCP Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn thu nhập từ lãi tín dụng đầy rủi ro và bấp bênh. Một khi tình hình tăng trưởng tín dụng có sự ì ạch, nợ xấu ngày càng tăng và tình hình kinh tế vĩ mô chuyển biến xấu chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lãi ròng của các ngân hàng.
3.2.6 Khả năng sinh lợi
Tỷ suất sinh lợi của hệ thống NHTMCP Việt Nam có sự tăng nhẹ trong năm 2009 trước khi có xu hướng giảm dần từ năm 2010 đến năm 2014, đặc biệt là sự sụt giảm diễn ra
khá mạnh vào năm 2012.
Năm 2008, ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính tồn cầu đã khiến hệ thống ngân hàng Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Chỉ số ROA bình quân của khối NHTMCP Việt Nam chỉ đạt mức khá thấp là 1.72% bên cạnh mức 11.36% của chỉ số ROE bình qn. Ngân hàng có chỉ số ROA cao nhất trong hệ thống là LBP, đạt mức 5.95%, trong khi giá trị thấp nhất thuộc về MHB với 0.18%. ACB là ngân hàng đạt chỉ số ROE cao nhất, đến 32.97%. VietCapitalBank là một trong những NHTMCP có tỷ suất sinh lợi thấp nhất trong tồn hệ thống với ROA chỉ đạt 0.19% và ROE chỉ đạt 0.59%. Năm 2009, trước bối cảnh kinh tế trong nước biến động phức tạp bởi dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu, NHNN nhanh chóng ban hành chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất và kết quả mang lại khả quan, ROA bình quân tăng nhẹ lên mức 1.74% và ROE tăng khá tốt lên mức 14.61%, tương ứng với mức tăng trưởng 28.6% so với năm 2008. FCB là ngân hàng có ROA cao nhất đạt 4.84%, MHB tiếp tục là ngân hàng có ROA thấp nhất với 0.19%. TechcomBank là ngân hàng đạt chỉ số ROE cao nhất với 30.76%. Sang năm 2010, bên cạnh những biến động bất thường của giá vàng và giá USD trong nước tại một số thời điểm, sự đóng băng của thị trường bất động sản và sự ảm đạm thị trường chứng khoán càng khiến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thêm khó khăn. Bên cạnh đó, áp lực tăng vốn điều lệ làm cho vốn chủ sở hữu của các ngân hàng tăng nhanh trong khi chưa kịp chuẩn bị phương án sử dụng vốn mang lại hiệu quả, dẫn đến sự sụt giảm trong lãi rịng của các các ngân. ROA bình qn của hệ thống NHTMCP giảm đáng kể còn 1.47% và ROE giảm nhẹ về mức 14.27%. Ngân hàng đạt mức tỷ suất sinh lợi trên tài sản tốt nhất trong năm này là SaigonBank (5.18%) và mức tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tốt nhất thuộc về TechcomBank (29.22%).
Đơn vị tính: %
Đồ thị 3.5: ROA và ROE bình quân của 40 NHTMCP Việt Nam
(Nguồn: Tổng hợp và xử lý số liệu từ BCTC đã kiểm toán của 40 NHTMCP Việt Nam)
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, hệ thống NHTMCP Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách, từ vấn đề vĩ mô là kinh tế Việt Nam vẫn đang đối mặt với dư chấn của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính tồn cầu năm 2008 cho đến các vấn đề nội bộ của các ngân hàng như chất lượng của các khoản tín dụng ngày càng kém, hậu quả của việc tăng trưởng tín dụng nóng những năm trước đó, tình hình nợ xấu và nợ quá hạn tăng nhanh làm tốn kém nhiều chi phí cho việc dự phịng rủi ro tín dụng, dẫn đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng liên tục sa sút. Trong giai đoạn này, năm 2012 được xem là một năm đặc biệt u tối với hệ thống NHTMCP Việt Nam bởi tình hình nợ xấu gần như bùng nổ trong năm này và bào mòn nghiêm trọng lãi ròng của các ngân hàng. Hậu quả là, tỷ suất sinh lợi trên tài sản bình qn của tồn hệ thống từ mức 1.57% trong năm 2011 đã rớt mạnh xuống mức 1.01%, tương đương với mức tăng trưởng âm đến 35.6%, đồng thời, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân cũng giảm mạnh từ
1.72 1.74 1.47 1.57 1.01 0.71 0.69 11.36 14.61 14.27 14.60 8.81 7.00 7.40 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 ROA ROE
mức 14.6% trong năm 2011 xuống còn 8.81% trong năm 2012, tương đương với mức tăng trưởng âm đến 39.7%. Theo thống kê từ BCTC năm 2012 được công bố bởi 33 NHTMCP thì có đến 29 ngân hàng đạt mức tăng trưởng âm đối với chỉ tiêu ROA và 31 ngân hàng đạt mức tăng trưởng âm đối với chỉ tiêu ROE, kết quả này cho thấy tình hình khả năng sinh lợi của các NHTMCP trong năm này thật đáng báo động. Trong đó, nghiêm trọng nhất là trường hợp của NCB với tốc độ tăng trưởng ROA bị âm đến 98.41% và tốc độ tăng trưởng ROE cũng bị âm 98.46%, phản ánh hoạt động kinh doanh của ngân hàng này gần như không sinh lời trong cả năm 2012. Trong năm 2013, khả năng sinh lợi của các NHTMCP lại tiếp tục sa sút, được phản ánh qua chỉ tiêu ROA bình qn của tồn hệ thống chỉ đạt 0.71% và chỉ tiêu ROE bình quân chỉ đạt 7%, và hai chỉ tiêu này tạm thời được duy trì tương đối ổn định cho đến hết năm 2014.
Kết thúc năm 2014, tỷ suất sinh lợi trên tài sản bình qn của tồn hệ thống NHTMCP Việt Nam đạt 0.69% và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt 7.40%, giảm hơn phân nửa so với kết quả kinh doanh mà các ngân hàng đã đạt được trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011. Bên cạnh một số ngân hàng đạt tốc độ tăng trưởng ROA rất tốt như HDBank tăng 124.19%, PGBank tăng 212.85%, SCB tăng 48.94%, TechcomBank tăng 45.76%, hay một trường hợp nổi bật là VIB có ROA tăng rất mạnh, đạt đến 662.01% thì vẫn cịn 20 ngân hàng đạt mức tăng trưởng âm đối với chỉ tiêu ROE, điển hình như EAB bị âm 92.97%, EximBank bị âm 91.24%, hoặc thậm chí PVcomBank bị âm đến 550.05%. Nếu so sánh với mức chuẩn về lợi nhuận của hệ thống đánh giá CAMEL thì tỷ suất sinh lợi bình qn của tồn hệ thống NHTMCP Việt Nam trong năm 2013 và năm 2014 hồn tồn khơng đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế.8 Tuy nhiên, một
tín hiệu lạc quan là nhóm các NHTM nhà nước với qui mơ hệ thống lớn (ngoại trừ MHB) lại có kết quả ROA và ROE trong năm 2014 đạt yêu cầu của hệ thống đánh giá CAMEL, như BIDV (ROA đạt xấp xỉ 1%, ROE đạt 18.93%), MB (ROA đạt 1,58% và ROE đạt
8 Theo hệ thống đánh giá CAMEL, một NHTM đạt yêu cầu về lợi nhuận phải có ROA lớn hơn 1% và ROE nằm
19.17%), VietcomBank (ROA đạt 1.02%) và VietinBank (ROA đạt 1.1%), thể hiện trình độ khai thác tài sản của nhóm NHTM nhà nước này đã từng bước được cải thiện và đạt hiệu quả hơn so với năm 2008.
Nhìn ra tầm khu vực, tỷ suất sinh lợi của hệ thống NHTMCP Việt Nam vẫn ở mức khiêm tốn so với các quốc gia khác, điều này được thể hiện trong Bảng 3.6.
Bảng 3.6: Khả năng sinh lợi của hệ thống NHTMCP Việt Nam và một số quốc gia khác thuộc khu vực châu Á trong năm 2014
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Quốc gia ROA ROE
Malaysia 2.97 30.00 Indonesia 2.74 21.35 Philippines 1.57 15.91 Trung Quốc 1.23 17.59 Singapore 1.12 13.35 HongKong 0.98 13.06 Việt Nam 0.69 7.40 Ấn Độ 0.67 9.62
(Nguồn: Ngân hàng Phát triển châu Á năm 20149)
Nhìn chung, giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014 là giai đoạn hết sức khó khăn của nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống NHTMCP Việt Nam nói riêng. Qui mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống tăng đều qua từng năm, nhưng ROA bình quân và ROE bình quân lại giảm, thể hiện tính cạnh tranh ngày càng cao của ngành ngân hàng trong xu thế hội nhập quốc tế. Kết quả kinh doanh trong giai đoạn này phản ánh rõ tình hình năng lực tài chính cũng như năng lực quản trị, điều hành của các ngân hàng. Một
số ngân hàng hoạt động kém hiệu quả đã phải hợp nhất, sáp nhập hoặc tái cơ cấu để có thể vượt qua khó khăn, hướng đến mục tiêu phát triển lành mạnh, an toàn, hiệu quả và bền vững.
3.3 Đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các NHTMCP Việt Nam NHTMCP Việt Nam
3.3.1 Thành tựu
Kể từ sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, những đóng góp của hệ thống NHTM Việt Nam vào quá trình đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa là rất lớn. Các NHTM khơng chỉ tiếp tục khẳng định là một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế mà cịn góp phần ổn định sức mua của đồng tiền. Kết thúc năm 2014, công tác thanh toán và vốn cho sản xuất kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế chủ yếu vẫn do các NHTM đáp ứng, với tổng phương tiện thanh toán đạt trên 5,179 nghìn tỷ đồng và tổng dư nợ tín dụng đạt trên 3,971 nghìn tỷ đồng trong tổng khối tài sản gần 6,500 nghìn tỷ đồng của hệ thống ngân hàng NHTM Việt Nam. Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014, cùng với quá trình cải cách và đổi mới, hệ thống các NHTMCP Việt Nam ngồi việc có số lượng tăng lên đáng kể,10 đã và đang từng bước hướng tới một hệ thống tương thích của các nền kinh tế đang nổi và mới phát triển. Do áp lực cạnh tranh lớn và mục tiêu chiếm lĩnh thị phần, các NHTMCP phát triển khá nhanh số lượng chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc nhằm đáp ứng đầy đủ nhất các nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng ngày càng gia tăng của nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam cũng được cải thiện đáng kể, xuất phát từ việc các NHTMCP thực hiện chiến lược tăng nhanh vốn tự có và qui mơ
10 Tính đến cuối năm 2014, tồn hệ thống có 47 NHTM, bao gồm 5 NHTM Nhà nước, 33 NHTMCP, 4 ngân hàng
tổng tài sản,11 mở rộng mạng lưới hoạt động, khơng ngừng hồn thiện chất lượng các sản phẩm truyền thống và phát triển các dịch vụ mới, quan tâm và đầu tư đúng mức vào việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành.
Cuối cùng, công tác quản trị, điều hành hệ thống ngân hàng ngày càng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Vấn đề này là cần thiết để các ngân hàng có thể cạnh tranh và nâng cao mức tín nhiệm của mình trên thị trường quốc tế, từ đó mở ra nhiều cơ hội tìm kiếm lợi nhuận từ những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại cung cấp cho khách hàng.
3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTMCP Việt Nam vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định, đã và đang từng ngày bào mòn nguồn lãi ròng của các ngân hàng, cụ thể là:
Thứ nhất, nguồn nội lực có hạn của các NHTMCP Việt Nam. Nguyên nhân là vì phần
lớn các NHTMCP đều có qui mơ nguồn vốn và qui mơ nguồn nhân lực nhỏ, trình độ khai thác tài sản chưa đạt hiệu quả tối ưu, trình độ cơng nghệ cịn chưa theo kịp so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, đồng thời, trong quá trình hoạt động kinh doanh, các ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khỏa,, rủi ro tỷ giá,…
Thứ hai, sự bất cập trong công tác quản trị, điều hành của nhiều NHTMCP Việt Nam,
xuất phát từ sự yếu kém trong năng lực quản lý và năng lực quản trị rủi ro của ban lãnh đạo ngân hàng, sự cấu kết trục lợi của các nhóm lợi ích có vai trị quyết định trong ngân hàng, các thành viên trong hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban điều hành chưa thực hiện đúng vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình.
11 Từ năm 2012, hầu hết các NHTMCP Việt Nam đều đã đáp ứng qui định vốn tự có tối thiểu là 3,000 tỷ đồng.
Thứ ba, hệ thống sản phẩm, dịch vụ của các NHTMCP Việt Nam chưa được đa dạng,
chất lượng phục vụ chưa tốt và chưa thõa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Các ngân hàng vẫn còn tập trung vào việc phát triển các sản phẩm dịch vụ truyền thống là huy động vốn và cấp tín dụng vì nguồn thu nhập cao nhưng đầy rủi ro từ các hoạt động này mang lại; việc cấp tín dụng chưa được thực hiện đúng qui định; cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực hoạt động được cấp tín dụng chưa được phân bổ hợp lý, quá tập trung cấp tín dụng cho bất động sản dẫn đến nợ xấu gia tăng nhanh.
Thứ tư, đặc thù của thị trường tài chính Việt Nam. Cụ thể là, hệ thống NHTMCP Việt
Nam phải gánh chịu những hậu quả tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính tồn cầu và tình hình lạm phát q nóng trong nước; cơ cấu hệ thống tài chính cịn mất cân đối; thơng qua hoạt động cấp tín dụng, một số NHTMCP Việt Nam có biểu hiện thao túng đối với nền kinh tế; tình trạng bất cân xứng thơng tin gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến q trình thẩm định và cấp tín dụng, dẫn đến phát sinh rủi ro tín dụng và nguy cơ rủi ro đạo đức nghề nghiệp trong hệ thống ngân hàng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong Chương 3, tác giả đã giới thiệu tổng quan bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và thực trạng hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014. Cụ thể về hoạt động kinh doanh của các NHTMCP, tác giả trình bày về các vấn đề như tình hình tổng tài sản, tình hình vốn chủ sở hữu, hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng, tình hình thu nhập và khả năng sinh lợi của ngân hàng.
Trước năm 2008, các NHTMCP đạt được tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản, dư nợ tín dụng, thu nhập và lãi ròng rất cao, nhờ vào những điều kiện thuận lợi của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong giai đọạn sau năm 2008, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính tồn cầu đã làm cho hoạt động kinh doanh của các NHTMCP gặp rất nhiều khó khăn, điển hình như tình trạng tăng trưởng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán liên tục thua lỗ,… Hệ quả là, khả năng sinh lợi theo tài sản và khả năng sinh lợi theo vốn chủ sở hữu của các NHTMCP có xu hướng giảm dần đáng kể.
Trong điều kiện kinh tế Việt Nam, do đặc thù riêng của các NHTMCP mà khả năng sinh lợi của từng ngân hàng có sự khác nhau. Điều này là cơ sở để tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, xây dựng mơ hình nghiên cứu và thảo luận các kết quả nghiên cứu trong Chương 4 và gợi ý các khuyến nghị trong Chương 5.
CHƯƠNG 4: MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Dữ liệu và mẫu nghiên cứu