Thang đo và mã hóa thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phong cách lãnh đạo chuyển dạng đến sự hòa hợp giữa nhân viên với tổ chức thông qua động lực phụng sự công của nhân viên ở cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 35 - 38)

Các thang đo Mã hóa

Thang đo phong cách lãnh đạo chuyển dạng (House, 1998) TL

1. Người lãnh đạo nêu rõ tầm nhìn tương lai. TL1 2. Người lãnh đạo bằng cách làm gương. TL2 3. Người lãnh đạo kích thích tơi suy nghĩ về vấn đề cũ theo cách mới. TL3 4. Người lãnh đạo nói những điều làm cho nhân viên tự hào mình là

thành viên của tổ chức.

TL4

5. Người lãnh đạo hiểu rõ tổ chức sẽ đi về đâu trong năm năm tới. TL5

Thang đo động lực phụng sự công (Perry, 1996) PSM

6. Dịch vụ cơng có ý nghĩa là rất quan trọng đối với tôi. PSM1 7. Những hoạt động hàng ngày thường nhắc nhở tôi là chúng tôi phải

hỗ trợ lẫn nhau.

PSM2

8. Đóng góp cho xã hội có ý nghĩa đối với tơi hơn là thành tích cá nhân. PSM3 9. Tôi sẵn sàng hy sinh vì lợi ích xã hội. PSM4 10. Tơi khơng sợ đấu tranh vì quyền lợi của người khác cho dù tơi bị

mĩa mai.

PSM5

Thang đo sự hịa hợp giữa nhân viên với tổ chức (Cable và DeRue, 2002)

POF

11. Những điều mà tơi u q trong đời thì rất giống những điều mà tổ chức của tôi theo đuổi.

POF1

12. Những giá trị cá nhân của tơi hịa hợp với những giá trị và văn hóa của tổ chức tơi.

POF2

13. Những giá trị cá nhân của tơi hịa hợp với những giá trị và văn hóa của tổ chức tơi.

Thang đo Phong cách lãnh đạo chuyển dạng gồm 5 câu hỏi, Thang đo động lực phụng sự công gồm 5 câu hỏi, Thang đo sự hòa hợp giữa nhân viên với tổ chức gồm 3 câu hỏi. Các câu hỏi của thang đo được đo lường bằng thang đo Likert. Thang đo Likert là loại thang đo trong đó một chuỗi các phát biểu liên quan đến thái độ trong câu hỏi được nêu ra và người trả lời sẽ chọn một trong các trả lời đó, từ hồn tồn khơng đồng ý đến hồn tồn đồng ý (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Trong nghiên cứu này, các thang đo được đo lường bằng thang đo Likert với 5 mức độ: hoàn toàn khơng đồng ý, khơng đồng ý, trung hịa (khơng ý kiến), đồng ý và hoàn toàn đồng ý.

3.4 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu

Phân tích dữ liệu là một “nghệ thuật” là cho dữ liệu trở thành những chứng cứ thống kê có cơ sở cho việc hiểu biết, gia tăng tri thức và ra quyết định.

Bài nghiên cứu tiến hành qua các bước phân tích sau:

Bước 1: Khảo sát ý kiến của 160 nhân viên trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Trong 160 phiếu phát ra thì có 152 phiếu hợp lệ, còn lại 8 phiếu trả lời không hợp lệ. Số phiếu không hợp lệ sẽ được bỏ ra trước khi đưa vào phần mềm SPSS. (Statistical Package for the Social Sciences).

Bước 2: Dựa vào 152 quan sát được chọn ra, chúng ta tiến hành thống kê mô tả về các đối tượng được khảo sát như: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thâm niên công tác.

Bước 3: Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, Cronbach’s alpha sẽ kiểm định độ tin cậy của các biến. Những biến đo lường không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi thang đo. Các nhà nghiên cứu đồng ý thang đo được đánh giá tốt khi có hệ số Cronbach’s alpha từ 0.8 trở lên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn có thể chấp nhận thang đo có hệ số Cronbach’s alpha từ 0.6 trở lên đối với khái niệm có tính mới (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Theo bài nghiên cứu chúng ta muốn đo lường 3 nhân tố với 13 thang đo (câu hỏi). Sau khi loại

các biến không đảm bảo độ tin cậy của thang đo, các biến giữ lại sẽ được dùng để phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis).

Bước 4: Kiểm định hồi quy cho từng giả thuyết, từ đó chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu đưa ra. Trong phần này chúng ta sẽ thực hiện theo trình tự :

+ Vẽ biểu đồ biểu thị mối liên hệ giữa các cặp nhân tố muốn nghiên cứu bằng biểu đồ Scatter.

+ Kiểm định sự tương quan giữa các nhân tố.

+ Chạy hồi quy từng cặp nhân tố để thấy rõ hơn mối quan hệ.

Tóm tắt chƣơng 3

Chương 3 giới thiệu sơ lược về địa bàn nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, nghiên cứu được thực hiện cắt ngang thời gian, thiết kế bảng câu hỏi cho thang đo gồm 13 mục hỏi và phương pháp phân tích dữ liệu.

Chƣơng 4

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Trình bày các kết quả phân tích từ dữ liệu thu thập của nghiên cứu bao gồm thông tin mẫu khảo sát, kết quả kiểm định thang đo, kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đưa ra.

4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu

Dữ liệu được thu thập tại địa bàn tỉnh Bến Tre từ 5/10 đến 30/10/2015. Tất cả người tham gia trả lời phiếu khảo sát là những người công chức đang làm việc các sở ban ngành tỉnh. Để đạt được n = 152 quan sát, tổng cộng tác giả đã khảo sát 160 người. Trong đó có bản thân tác giả trực tiếp khảo sát và nhờ người quen khảo sát tại các sở ban ngành trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phong cách lãnh đạo chuyển dạng đến sự hòa hợp giữa nhân viên với tổ chức thông qua động lực phụng sự công của nhân viên ở cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)