Các biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tài chính có giúp giảm nghèo tại các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp (Trang 30 - 32)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Dữ liệu và các biến nghiên cứu

3.1.2. Các biến nghiên cứu

Các biến đƣợc đƣa vào nghiên cứu là CR (tín dụng nội địa của khu vực tƣ nhân*100/GDP) và M3 (cung tiền M3*100/GDP) đại diện cho phát triển tài chính; POV (chi tiêu tiêu dùng bình quân đầu ngƣời) đại diện cho nghèo.

Phát triển tài chính

Dựa trên các lý thuyết nền tảng đã đƣợc trình bày, có thể thấy rằng các yếu tố đại diện cho mức độ phát triển tài chính nhƣ tỷ lệ cung tiền M3/GDP (thể hiện độ lớn thực sự của khu vực tài chính trong một nền kinh tế) và tỷ lệ tín dụng nội địa của khu vực tƣ nhân/GDP (chỉ số chung của phát triển tài chính) là những yếu tố có tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế và giảm nghèo.

Chính vì vậy, trong bài nghiên cứu này, có hai biến đƣợc sử dụng để đại diện cho phát triển tài chính. Đầu tiên là CR (đƣợc tính tốn bằng tín dụng nội địa của khu vực tƣ nhân *100/GDP danh nghĩa), đây đƣợc xem nhƣ là chỉ số chung của phát triển tài chính.

Biến thứ hai đƣợc sử dụng là M3 (đƣợc tính tốn bằng cung tiền M3*100/GDP danh nghĩa), đây đƣợc xem là biến thể hiện mức độ lƣu hành tiền tệ của phát triển tài chính. Biến này chỉ ra độ lớn thực sự của khu vực tài chính trong một nền kinh tế.

Bên cạnh đó, CR và M3 đƣợc sử dụng để đại diện cho phát triển tài chính trong bài nghiên cứu này bởi vì đây là những nguồn dữ liệu dễ tìm và có sẵn đối với các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp.

Nghèo

Ngân hàng Thế giới (2005) nhìn nhận rằng chi tiêu tiêu dùng bình quân đầu ngƣời đƣợc xem là một trong những chỉ tiêu để đo lƣờng nghèo của một quốc gia.

Do đó, bài nghiên cứu sử dụng chi tiêu tiêu dùng bình quân đầu ngƣời (POV) để đo lƣờng nghèo ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. Khi chi tiêu tiêu dùng bình quân đầu ngƣời của một quốc gia tăng lên thì quốc gia này đã giảm nghèo.

Các biến kiểm soát

Trong bài nghiên cứu này, vài biến kiểm sốt đƣợc thêm vào mơ hình hồi quy. Đầu tiên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đƣợc sử dụng để xem xét sự ổn định kinh tế vĩ mô bởi tỷ lệ lạm phát cao đƣợc nhìn nhận sẽ có tác động tiêu cực mạnh lên ngƣời nghèo bởi vì ngƣời nghèo gặp nhiều cản trở để tiếp cận các công cụ tài chính có thể giúp họ phịng ngừa lạm phát, theo Romer và Romer (1998); Easterly và Fischer (2001). Thứ hai, độ mở thƣơng mại (TO) đƣợc đƣa vào mơ hình để xem xét tác động từ độ mở của nền kinh tế, biến này đƣợc tính tốn bằng cách lấy tổng xuất khẩu và nhập khẩu *100/GDP danh nghĩa.

Để phù hợp cho việc nghiên cứu và thực hiện các mơ hình ƣớc lƣợng, dữ liệu của các biến trong mơ hình nghiên cứu đƣợc đƣa về logarit tự nhiên tƣơng ứng là LPOV, LCR, LM3, LCPI và LTO.

Bảng 3.1: Các biến đƣợc sử dụng trong nghiên cứu2

Biến Cách tính Đại diện cho

LPOV Ln(Chi tiêu tiêu dùng bình quân đầu

ngƣời) Nghèo

LCR Ln(Tín dụng nội địa của khu vực tƣ

nhân*100/GDP) Phát triển tài chính LM3 Ln(Cung tiền M3*100/GDP) Phát triển tài chính LCPI Ln(Chỉ số giá tiêu dùng) Ổn định kinh tế

LTO Ln((Xuất khẩu+ Nhập khẩu)*100/GDP) Độ mở của nền kinh tế

Dữ liệu của các biến nghiên cứu được lấy từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tài chính có giúp giảm nghèo tại các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)