.4 Tỷ lệ người dân được thơng báo về một số vấn đề trong XD NTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 53 - 56)

Kết quả trả lời câu hỏi “Ai đóng vai trị chính trong xây dựng NTM?” cho thấy, có đến 82,9% người được hỏi cho rằng xây dựng NTM là cơng việc của chính quyền địa phương kết hợp với người dân nông thôn, điều này thể hiện vai trị của chính quyền

Kết quả cũng phản ánh mong muốn của người dân nơng thơn muốn tham gia q trình xây dựng nơng thơn cùng với các cơ quan chính quyền, nếu được tạo điều kiện, họ sẽ tham gia xây dựng NTM một cách tích cực hơn, chủ động hơn.

Với 10,3% người được hỏi cho rằng, các cấp chính quyền đóng vai trị chính trong xây dựng NTM, điều này cũng là một thách thức cho chính quyền địa phương. Vì để thỏa mãn mong muốn của người dân nơng thơn, chính quyền địa phương phải thực sự gắn kết quá trình xây dựng NTM với sự tham gia của người dân. Nếu không được tham gia, người dân sẽ có những đánh giá khơng tốt hoặc tiêu cực về hoạt động của chính quyền địa phương.

Hình 4.5 Ai là người đóng vai trị chính trong xây dựng NTM?

Sự tham gia của người dân nông thôn vào các cuộc họp ở địa phương cũng là một tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ tham gia của người dân. Từ đó tìm hiểu xem người dân có được quyền nêu ý kiến, bàn bạc trong quá trình tham gia xây dựng NTM ở địa phương mình hay khơng.

Số liệu điều tra cho thấy, có 20% người dân trả lời được mời tham gia các cuộc họp ở thôn, xã liên quan đến chương trình NTM, 26,9% được mời tham gia họp lồng ghép với các buổi tiếp xúc cử tri, 24% được địa phương mời tham gia khi nội dung họp có liên quan đến việc lấy ý kiến của người dân. Như vậy có thể thấy, tỷ lệ người dân được mời tham gia các cuộc họp ở địa phương về NTM là khá cao. Qua phỏng vấn sâu một số người dân cho thấy thực tế rằng, chính quyền 04 xã xây dựng NTM đã thực hiện khá tốt về việc lấy ý kiến của người dân trong việc xây dựng một số cơng trình tại địa phương và để người dân lựa chọn, quyết định những cơng trình, cơ sở hạ tầng nào cần thực hiện xây dựng ưu tiên trước của địa phương.

Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng có khoảng 29,1% người dân trả lời chưa từng được mời họp về các nội dung liên quan đến NTM. Điều này xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Về khách quan, do địa bàn nghiên cứu có 03 xã đảo và bán đảo, nghề nghiệp chính ở địa phương là khai thác thủy sản, có nhiều chủ hộ trong độ tuổi lao động, thường xuyên vắng nhà đi làm biển, khai thác thủy sản nên khơng có thời gian để tham dự họp. Về chủ quan, là chính quyền có gửi giấy mời người dân đi họp nhưng giấy mời đưa cách xa ngày đi họp, có thời điểm hệ thống loa đài của xã bị trục trặc, nói nghe khơng rõ, cán bộ thơn, xóm khơng nhắc lại nên người dân quên không đi họp.

Nhìn chung, cơng tác thơng tin, tun truyền của chính quyền địa phương ở 04 xã điều tra về xây dựng NTM đã đạt được những kết quả nhất định. Người dân đã được tiếp cận và nắm bắt thơng tin về chương trình qua nhiều kênh thơng tin khác nhau, từ đó nâng cao được hiểu biết về quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với hoạt động xây dựng NTM ở địa phương. Đồng thời, qua các kênh thơng tin này cũng giúp chính quyền hiểu rõ hơn tâm tư và nguyện vọng của nhân dân, từ đó có những cách làm thích hợp để có thể hồn thiện chương trình. Cơng tác thơng tin, truyền thơng của chính

hình thức phong phú hơn và phải phù hợp hơn với đặc thù của từng địa phương để đạt được hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)