CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN
5.1 Kết luận về kết quả nghiên cứu
Mơ hình đánh đổi động của cấu trúc vốn dự đốn rằng doanh nghiệp có chi phí điều chỉnh khác nhau sẽ điều chỉnh hướng đến đòn bẩy mục theo các chiều hướng khác nhau, khơng có sự đồng nhất trong SOA. Tác giả sử dụng mơ hình điều chỉnh từng phần ngưỡng của đòn bẩy để ước lượng tốc độ điều chỉnh không đồng nhất đối với các doanh nghiệp, với các cơ chế tài trợ khác nhau và các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh. Cụ thể, tác giả kiểm định SOA có sự khác biệt theo các đặc điểm đặc trưng của doanh nghiệp ảnh hưởng đến chi phí điều chỉnh, các biến này cụ thể là cơ hội tăng trưởng, đầu tư, quy mô doanh nghiệp, biến động thu nhập, chỉ số SA và độ lệch so với đòn bẩy mục tiêu. Ngồi ra, luận văn kiểm tra SOA có sự khác biệt theo thời gian và chịu tác động âm của khủng hoảng tài chính tồn cầu 2007 – 2009. Sử dụng dữ liệu mẫu gồm 140 công ty niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2014, luận văn đã đạt được những kết quả chính như sau:
Thứ nhất, kiểm định thực nghiệm các doanh nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014 cho thấy rằng các doanh nghiệp tồn tại một cấu trúc vốn mục tiêu. Kết quả này phù hợp với lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn.
Thứ hai, xem xét sự đồng nhất trong tốc độ điều chỉnh của các doanh nghiệp cho thấy rằng, tốc độ điều chỉnh đòn bẩy hướng đến đòn bẩy mục tiêu của các doanh nghiệp tại Việt Nam điều chỉnh tại mức 51.8% - 55.7% đối với mơ hình điều chỉnh từng phần tuyến tính. Kết quả phù hợp với dự đốn của lý thuyết đánh đổi động.
Thứ ba, bằng chứng thực nghiệm tác động khủng hoảng tài chính tồn cầu đến tốc độ điều chỉnh của các doanh nghiệp tại Việt Nam cho thấy mối quan hệ âm giữa SOA và cú sốc vĩ mơ – khủng hoảng tài chính tồn cầu. Kết quả phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả.
Thứ tư, dựa trên mơ hình điều chỉnh từng phần ngưỡng, luận văn tìm thấy bằng chứng cho rằng SOA là không đồng nhất theo đặc điểm của từng doanh nghiệp. Cụ thể, các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao, chi tiêu vốn cao, quy mô nhỏ, biến
động thu nhập thấp, chỉ số SA cao, chênh lệch tuyệt đối thấp, tỷ lệ chênh lệch tuyệt đối thấp điều chỉnh nhanh hơn các doanh nghiệp có đặc điểm ngược lại. Kết quả này cho thấy bằng chứng mạnh mẽ và vững chắc khi kiểm định tồn tại ngưỡng theo từng đặc điểm của doanh nghiệp có ý nghĩa thống kê 1% ngoại trừ biến biến động thu nhập.
Cuối cùng, kết quả kiểm định SOA theo thời gian khác nhau nhằm đánh giá tác động của cú sốc vĩ mơ – Khủng hoảng tài chính đến SOA. Tác giả chia mẫu dữ liệu thành hai giai đoạn mẫu nhỏ để kiểm tra và so sánh tốc độ điều chỉnh địn bẩy khơng những khơng đồng nhất theo đặc điểm từng cơng ty mà cịn khác nhau theo thời gian. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng, tốc độ điều chỉnh đòn bẩy giai đoạn khủng hoảng của các biến chuyển đổi nhanh hơn so với toàn bộ mẫu, giai đoạn sau khủng hoảng các doanh nghiệp điều chỉnh chậm hơn và ngược chiều so với giai đoạn khủng hoảng. Có thể thấy rằng, khi các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính tồn cầu thì họ sẽ điều chỉnh địn bẩy về mục tiêu phụ thuộc vào chi phí điều chỉnh và đặc điểm tài chính, giai đoạn sau khủng hoảng là giai đoạn khôi phục và phát triển các doanh nghiệp với nhu cầu vốn cao sẽ điều chỉnh đòn bẩy nhanh hơn giai đoạn khủng hoảng nhằm chọn cho mình một cấu trúc vốn với hỗn hợp nợ - vốn cổ phần tối ưu.