CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Mô tả biến và mơ hình nghiên cứu
3.3.2 Các kiểm định mơ hình
Phân tích ma trận tương quan
Hệ số tương quan dùng để chỉ mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các biến trong mơ hình. Dựa vào kết quả ma trận tương quan, tác giả sẽ phân tích mối tương
quan giữa các biến phụ thuộc với các biến độc lập trong mơ hình và mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau. Ngồi ra trong trường hợp các biến độc lập có tương quan cao có thể là dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến và cũng là cơ sở để đề tài thực hiện các kiểm định cần thiết cho mơ hình nghiên cứu.
Hiện tượng đa cộng tuyến
Tác giả sử dụng hệ số tương quan giữa các biến độc lập và nhân tử phóng đại phương sai để kiểm định đa cộng tuyến. Theo Baltagi (2008), hệ số tương quan lớn hơn 0.8, nhân tử phóng đại phương sai (VIF) lớn hơn 10 thì tồn tại đa cộng tuyến nghiêm trọng.
Hiện tượng phương sai thay đổi
Hiện tượng phương sai thay đổi sẽ dẫn đến một số hậu quả như: ước lượng OLS vẫn là khơng chệch nhưng khơng cịn hiệu quả nữa, ước lượng của các phương sai sẽ bị chệch, như vậy sẽ làm mất hiệu quả của kiểm định hệ số hồi quy. Hiê ̣n tượng phương sai thay đổi có thể ảnh hưởng đến tính hiê ̣u quả của ước lượng mô hình, mất tính tin câ ̣y của kiểm đi ̣nh các hê ̣ số. Tác giả tiến hành kiểm định phương sai thay đổi bằng phương pháp kiểm định Greene (2000) với dữ liệu bảng nhằm xem xét có tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi trong mơ hình nghiên cứu.
Hiện tượng nội sinh
Hiện tượng nội sinh xảy ra khi giả thiết về sự không tương quan giữa biến độc lập và sai số bị vi phạm. Biến độc lập trong mơ hình vừa đóng vai trị là biến ngoại sinh (do tác động đến biến phụ thuộc) vừa là biến nội sinh (do bị sai số tác động).
Để phát hiện vi phạm giả thiết hồi quy - hiện tượng nội sinh, tác giả sẽ sử dụng phương pháp kiểm định Hansen, Sargan để kiểm tra sự phù hợp của việc thay thế biến nội sinh bởi biến công cụ.