Phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình hài hòa các quy định về kế toán tài sản hữu hình của việt nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 59 - 63)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu

3.2.2 Phân tích dữ liệu

Vì dữ liệu để nghiên cứu dưới dạng các văn bản (Archival Data), nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nội dung (content analysis) được cho là phù hợp với loại dữ liệu này (Smith, 2000). Ngồi ra, phân tích nội dung được cho là phương pháp sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu kế tốn và hữu ích cho cả tiếp cận định lượng và định tính (Holsti, 1969). Kỹ thuật của phương pháp này được sử dụng để nhận diện các đặc trưng cụ thể của các thông tin trong văn bản nghiên cứu. Nghiên cứu này cũng dựa vào phân tích nội dung để sắp xếp các quy định của hai hệ thống theo danh mục xác định trước.

Trước hết, tác giả dựa bài nghiên cứu của Qu and Zhang (2010); Albu et al. (2011); Buculescu and Velicescu (2014), tác giả đã phân tích mỗi chuẩn mực thành 6 mục (vấn đề) chính sau: các định nghĩa, phạm vi của chuẩn mực, ghi nhận, tiêu chuẩn đo lường, phương pháp đo lường, đo lường lại vào cuối kỳ. Tiếp theo, dựa vào kỹ thuật của phương pháp phân tích nội dung (content analysis) đã nêu ở trên, tác giả đã đọc chi tiết hơn nhiều lần từng nội dung của IAS 02, IAS 16, IAS 40, IAS 17 liên quan đến đo lường và chú trọng đến các đoạn chính (được in đậm). Tác giả đã sàng lọc và hình thành bảng danh mục bao gồm 166 khoản mục đo lường yêu cầu sẽ khảo sát giống nhau cả giai đoạn 1 và giai đoạn 2 xem Bảng 3.1.

Bảng 3.1 Các thành phần của chỉ số đo lƣờng

Hàng tồn kho Máy móc, thiết bị, nhà xƣởng

Nhóm khoản mục SL KM Nhóm khoản mục SL KM

Các định nghĩa 3 Các định nghĩa và ghi nhận 16

Phạm vi 2 Phạm vi 1

52

Phương pháp tính giá HTK 4 Khấu hao và phương pháp khấu hao.

10 Đo lường tại thời điểm cuối kỳ 9 Đo lường giá trị sau ghi

nhận ban đầu và tổn thất.

10

Tổng số 40 Tổng số 49

Bất động sản đầu tƣ Thuê tài sản

Nhóm khoản mục SL KM Nhóm khoản mục SL KM

Định nghĩa và sự ghi nhận. 8 Định nghĩa 16

Phạm vi 2 Phạm vi 1

Ghi nhận ban đầu 10 Phân loại thuê TS 4

Đo lường sau khi ghi nhận ban đầu

3 Kế toán thuê TS đối với bên đi thuê

8 Chuyển đổi mục đích sử dụng 12 Kế tốn thuê TS đối với

bên cho thuê

11 Giao dịch bán và thuê lại

TS

2

Tổng số 35 Tổng số 42

Nguồn: Tác giả tự tính tốn từ kết quả phân loại yêu cầu đo lường TS hữu hình

Bước tiếp theo, trên cơ sở danh mục gồm 166 chỉ số này được đưa vào bảng sắp xếp nội dung yêu cầu cụ thể của hai hệ thống. Đặc biệt với quy định của Việt Nam, cần rà soát từng văn bản nêu trên để lựa chọn nội dung tương ứng đưa vào so sánh với từng nội dung các khoản mục của CMKT quốc tế IAS 02, IAS 16, IAS 40, IAS 17. Sau khi, các nội dung cụ thể của từng khoản mục tương ứng của hai hệ thống với hai giai đoạn (tổng cộng có 5 cột) được đọc chi tiết hơn nhiều lần để có thể đo lường mức độ gần gũi. Dựa trên xếp hạng khi phối hợp từng yêu cầu của hai hệ thống chuẩn mực trong các nghiên cứu Peng and Smith (2010), nghiên cứu này sử dụng các giá trị xếp hạng (rank of closeness) như sau: rank =3 khi hoàn tồn hài hịa; rank=2 khi căn bản hài hịa, rank =1 khi có hài hịa nhưng tồn tại một vài khác biệt quan trọng và rank=0 khi hoàn toàn khác biệt. Tuy nhiên, sau đó Peng and

53

Smith (2010) phân loại lại thành hai nhóm là hài hịa gồm các khoản mục có rank= 3 & 2, nhóm khoản mục rank = 1 & 0 là khơng hài hịa.

Trong khi đó, Qu and Zhang (2010) tiếp theo sử dụng phân tích cụm mờ để đánh giá đo lường đã được xếp hạng với các điểm tương ứng là 1; 0.7; 0.3 và 0. Nghiên cứu này xem xét cả 4 nhóm xếp hạng để thấy rõ hơn về mức độ hài hòa của từng nội dung. Tác giả cũng dựa vào nghiên cứu của Qu and Zhang (2010) sử dụng các giá trị xếp hạng cụ thể như sau:

 Một giá trị xếp hạng rank = 1 là nội dung các yêu cầu đo lường trong VAS và IAS/IRFS hoàn toàn giống nhau.

 Một giá trị xếp hạng rank = 0.7 khi hầu hết các chi tiết trong yêu cầu là giống nhau, tuy nhiên còn một số khác biệt, nhưng không quan trọng.

 Một giá trị xếp hạng rank = 0.3 khi có một vài điểm hài hịa nhưng tồn tại khác biệt lớn giữa VAS với IAS/IFRS.

 Một giá trị xếp hạng rank = 0 là nội dung các yêu cầu trong VAS hoàn toàn khơng hài hịa với IAS/IFRS.

Khi tất cả các xếp hạng được đánh giá cho tất cả các khoản mục thì mức độ hài hịa chung tính cho từng thời điểm như sau:

       1 0 1 0 1 i i i i R i R H

Cuối cùng trên cơ sở kết quả trên, nghiên cứu sử dụng kiểm định Chi bình phương (Canibano and Mora, 2000); Songlan Peng, 2005); Lasmin, 2011) đánh giá

Trong đó: Ri: số lượng khoản mục xếp hạng Rank = i i = 1,0.7,0.3,0

54

ý nghĩa của sự thay đổi mức độ hài hịa sau khi Thơng tư 200/2014/TT-BTC được ban hành với sự trợ giúp của phần mềm R.

Kết luận chƣơng 3:

Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu này phương pháp phân tích nội dung vì dữ liệu để nghiên cứu dưới dạng các văn bản. Để giải quyết 02 giả thuyết đặt ra, tác giả đã dựa vào bài nghiên cứu của Qu and Zhang (2010) để xếp hạng cho các khoản mục giữa IAS/IFRS với hệ thống kế tốn Việt Nam liên quan TS hữu hình. Sau đó dựa vào kết quả tính mức hài hịa chung cho từng thời điểm, luận văn sử dụng kiểm định Chi bình phương đánh giá ý nghĩa của sự thay đổi mức độ hài hịa sau khi Thơng tư 200/2014/TT-BTC được ban hành.

55

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình hài hòa các quy định về kế toán tài sản hữu hình của việt nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)