.10 Tần số xếp hạng gần gũi VAS/IAS về TS hữu hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình hài hòa các quy định về kế toán tài sản hữu hình của việt nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 71)

Xếp hạng gần gũi (Rank of closeness) Giai đoạn 1 Giai đoạn 2

Số lượng khoản mục hồn tồn hài hịa (rank=1) 96 ( 57.83% ) 99 ( 59.64%) Số lượng khoản mục hài hòa căn bản (rank=0.7) 17 (10.24%) 17 (10.24%) Số lượng khoản mục có hài hịa nhưng tồn tại một

vài khác biệt quan trọng (rank=0.3)

8 (4.82%) 8 (4.82%) Số lượng khoản mục hoàn toàn khác biệt (rank=0) 45 (27.11%) 42 (25.30%)

Tổng số 166 166

Mức độ hài hòa chung (H) 66, 46% 68.25%

Nguồn: Tác giả tự tính tốn từ kết quả phân tích nội dung và xếp hạng từng khoản mục)

Kết luận về giải thuyết H1:

Qua kết quả tính tốn ở các phần trên, ta thấy mức độ hài hịa quy định đo lường TS hữu hình của Việt Nam ở cả hai giai đoạn so với IAS/IFRS hiện nay chưa cao. Mức độ hài hòa chung của quy định đo lường HTK chỉ đạt mức trung bình 76.5% ở giai đoạn 1 và tăng lên 81.5% ở giai đoạn 2. Quy định đo lường về tài sản cố định hữu hình mức độ hài hòa thấp nhất dưới trung bình ở giai đoạn 1 chỉ 48.78% và giai đoạn 2 vẫn ở mức cũ. Mức độ hài hòa của quy định đo lường bất động sản đầu tư Việt Nam cũng chỉ ở mức trung bình ở giai đoạn 1 là 59.14% sau đó tăng lên 62% ở giai đoạn 2. Cuối cùng, quy định đo lường về thuê TS đạt mức độ hài hòa cao nhất là 83.57% ở cả giai đoạn 1 và giai đoạn 2.

Mức hài hòa chung của các chuẩn mực TS hữu hình ở giai đoạn 1 là 66.46% tăng lên 1.19% ở mức 68.25% ở giai đoạn 2. Trong khi nếu tính theo Peng et al. (2010) là gồm tổng cộng tỷ lệ của hai nhóm đầu thì sẽ là 68.07 % ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 là 69.88%. Tỷ lệ các khoản mục có khác biệt quan trọng và hoàn toàn khác biệt, tức khơng hài hịa tính riêng lẻ lần lượt chiếm 4,82% và 25.3% là khá cao. Như vậy, giả thuyết H1 đặt ra là hợp lý khi cho rằng quy định đo lường về kế tốn TS hữu hình ở Việt Nam chưa hài hịa cao so với các CMKT quốc tế.

64

Đồ thị 4.1- Tần số xếp hạng gần gũi VAS với IAS/IFRS về TS hữu hình

Kết quả thống kê mơ tả cho thấy tổng số khoản mục hồn tồn hài hòa ở giai đoạn 1 là 96 khoản mục và tăng lên 99 khoản mục ở giai đoạn 2, hay nói cách khác tỷ lệ số khoản mục hài hịa hồn tồn tăng lên sau khi Thơng tư 200/2014/TT-BTC ra đời là từ 57.83 % lên 59.64 %. Trong khi đó nhóm thứ 2 và nhóm thứ 3 giai đoạn 2 vẫn như cũ. Ngược lại với xu hướng này là nhóm cịn lại đã giảm từ 45 khoản mục xuống còn 42 khoản mục hay từ 27,11 % xuống còn 25.30%. Từ kết quả trên cho thấy sau khi ban hành thơng tư 200/2014/TT-BTC mức độ hài hịa có cải thiện. Tuy nhiên mức độ thay đổi trước và sau khi ban hành thơng tư 200/2014/TT-BTC có ý nghĩa thống kê hay khơng, nghiên cứu thực hiện kiểm định Chi bình phương để đánh giá với kết quả trong Bảng 4.10.

Bảng 4.11 Kết quả kiểm định Chi Bình Phƣơng

> dat = matrix(c(96,99,17,17,8,8,45,42), nrow=4, byrow=T) >dat [,1] [,2] [1,] 96 99 [2,] 17 17 [3,] 8 8 [4,] 45 42 >chisq.test(dat)

Pearson's Chi-squared test data: dat

65

Kết quả kiểm định Chi Bình Phương cho thấy giá trị p-value rất lớn bằng 0.9853 và X-squared rất nhỏ bằng 0.1496 nên chấp nhận H0 , tức sự thay đổi mức độ hài hòa trước và sau khi ban hành thông tư 200/2014/TT-BTC không ý nghĩa thống kê.

Sau khi ban hành thông tư 200/2014/TT-BTC mức độ hài hịa có cải thiện nhưng vẫn cịn rất thấp so với CMKT quốc tế. Điều đó cho thấy tại Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa q trình xây dựng, hồn thiện VAS để có thể tiến tới hội tụ với quốc tế như mục tiêu đề ra.

Bên cạnh những khác biệt cụ thể trong quy định của các CMKT đã gây ra mức độ hài hòa thấp giữa quy định đo lường về kế tốn TS hữu hình của Việt Nam và CMKT quốc tế đã được phân tích ở trên, phần tiếp theo trình bày các nguyên nhân có ảnh hưởng đến mức độ hài hịa thấp giữa VAS với IAS/ IFRS của tồn bộ hệ thống CMKT Việt Nam và các chuẩn mực, quy định liên quan đến TS hữu hình đang nghiên cứu nói riêng như sau:

Nguyên nhân từ cơ sở pháp lý hệ thống kế toán Việt Nam cho kế toán TS

 Hạn chế từ các quy định pháp lý cao nhất về kế toán TS: Luật kế toán đã ban hành cách đây 11 năm, đến nay nhiều nội dung khơng cịn phù hợp khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, nền kinh tế đã phát triển một bước cao hơn. Điều 7- Luật Kế toán quy định: ―Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.‖ trong khi đó các quốc gia khác đang áp dụng giá trị hợp lý vì vậy sẽ cản trở việc áp dụng giá trị hợp lý trong đo lường tài sản quy định về mọi tài sản của DN.

 Hạn chế từ VAS 01 - chuẩn mực chung: Là chuẩn mực mang tính khn mẫu trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam nhưng VAS 01 vẫn chưa thể đóng vai trị tương tự như Khuôn mẫu lý thuyết về việc lập và trình bày

66

thơng tin trên BCTC như IAS framework. Hạn chế này sẽ làm mất tính định hướng các hoạt động kế tốn đặc biệt định hướng về thơng tin trọng yếu công bố cho các đối tượng sử dụng.

Ngun nhân về phía quy trình soạn thảo CMKT

 VAS về cơ bản được soạn thảo dựa trên các IAS/IFRS tương ứng được ban hành đến cuối năm 2003, nhưng sau đó khơng được cập nhật những sửa đổi của IAS liên quan và IFRS mới được ban hành sau năm 2003; Điều này làm cho mức độ hài hòa giữa hai bộ chuẩn mực bị ảnh hưởng và CMKT Việt Nam còn thiếu một số chuẩn mực quy định một số đối tượng như: tổn thất TS (IAS 36), các khoản tài trợ của Chính phủ (IAS 20), nơng nghiệp (IAS 41), đo lường giá trị hợp lý (IFRS 13),...

 Dù đã đưa vào thuật ngữ giá trị hợp lý để ghi nhận việc trao đổi tài sản cố định, doanh thu, cơng cụ tài chính nhưng các văn bản liên quan chưa thống nhất về định nghĩa hay chưa có hướng dẫn chi tiết cơ sờ đo lường này.

Kết luận chƣơng 4:

Chương này đã tổng hợp các khoản mục của quy định về đo lường về TS hữu hình, sử dụng dữ liệu này để đo lường mức độ hài hòa giữa các cặp VAS với IAS theo phương pháp nghiên cứu đã trình bày ở chương 3. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mức độ hài hịa quy định đo lường về kế tốn TS hữu hình Việt Nam cịn thấp so với thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau khi ban hành thông tư 200/2014/TT-BTC mức độ hài hịa vẫn khơng được cải thiện hơn. Cụ thể quy định về th TS có mức hài hịa chung cao nhất chỉ với 83.57% và HTK là 81.5% tiếp theo là quy định về TSCĐHH, BĐSĐT lần lượt là 48.78% và 62%. Nên giải thuyết H1 được đặt ra ban đầu là đúng.

Đưa ra các nguyên nhân cơ bản dẫn đến mức độ hài hòa thấp giữa quy định về TS hữu hình của Việt Nam với CMKT quốc tế là: một số nội dung kế tốn trong IAS khơng được đề cập trong VAS và một số quy định trong VAS và trong IAS có sự khác biệt. Bên cạnh đó cịn có những nguyên nhân khác như nội dung của Luật

67

kế toán, VAS 01 - chuẩn mực chung không phù hợp, soạn thảo. Kết quả nghiên cứu này sẽ được vận dụng nhằm đề xuất một số kiến nghị cho việc hồn chỉnh CMKT về TS hữu hình Việt Nam nói riêng và CMKT Việt Nam nói chung sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.

68

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận 5.1 Kết luận

Gia nhập WTO đã mở ra con đường phát triển mới cho Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực, mối quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia cũng đã gia tăng đáng kể. Do đó u cầu hệ thống kế tốn Việt Nam cũng phải thay đổi và khơng ngừng hồn thiện theo sự đổi mới của đất nước. Trong xu thế đó, việc xây dựng hệ thống kế tốn quốc gia hài hịa với các thơng lệ kế tốn quốc tế là con đường tất yếu mà Việt Nam phải thực hiện và cố gắng nhanh chóng hồn thành.

Bộ Tài Chính đã hồn tồn đúng khi lựa chọn áp dụng CMKT quốc tế để xây dựng hệ thống CMKT của Việt Nam. Nhưng thực tế tiến độ thực hiện còn chậm, các chuẩn mực ban hành chủ yếu dựa vào các chuẩn mực kế toán quốc tế cũ, chưa được cập nhật, thay đổi mới. Đây chính là một thách thức cho Việt Nam trong quá trình hài hịa - hội tụ với kế tốn quốc tế.

Với mục tiêu nghiên cứu về mức độ hài hịa quy định đo lường về kế tốn TS hữu hình của Việt Nam so với CMKT quốc tế, luận văn đã thực hiện được các nội dung sau:

 Tổng hợp lý thuyết về hài hịa kế tốn và khái qt về hệ thống CMKT Việt Nam và quốc tế làm nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu.

 Tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã đo lường mức độ hài hòa của các bộ CMKT.

 Xây dựng lý thuyết về mức độ hài hòa giữa quy định về đo lường TS hữu hình của Việt Nam so với CMKT quốc tế.

 Xác định mức độ hài hòa giữa quy định về đo lường TS hữu hình của Việt Nam so với CMKT quốc tế thơng qua việc phân tích nội dung dữ liệu và thực hiện tính tốn.

 Đưa ra một số đề xuất nâng cao mức độ hài hòa giữa CMKT Việt Nam với CMKT quốc tế nói chung và giữa các CMKT về TS nói riêng.

Kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy mức độ hài hòa giữa quy định đo lường về kế tốn TS hữu hình của Việt Nam so với CMKT quốc tế cịn thấp. Từ đó

69

có thể góp một phần cơng sức vào việc giúp các nhà nghiên cứu hoàn thiện hệ thống kế tốn TS hữu hình hiện tại để có thể tiến gần hơn đến việc hội tụ kế toán.

5.2 Một số kiến nghị

Kết quả nghiên cứu trình bày ở chương 4 cho thấy mức độ hài hòa giữa quy định về kế tán TS hữu hình của Việt Nam và CMKT quốc tế còn thấp. Tác giả xin đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao mức độ hài hòa giữa các quy định của Việt Nam và CMKT quốc tế đối với HTK, TSCĐHH, BĐSĐT, thuê TS nói riêng và cả bộ CMKT nói chung:

5.2.1 Xây dựng chuẩn mực giá trị hợp lý

Tháng 5/ 2011, IASB phát hành IFRS 13 - Đo lường giá trị hợp lý (Fair Value Measurement) - hiệu lực từ 01/01/2013. Giá trị hợp lý đã trở thành mơ hình kế tốn mới được thừa nhận và trình bày trong CMKT của khá nhiều quốc gia trên thế giới cũng như kế tốn quốc tế vì có độ tin cậy cao, giúp hạn chế hành vi chi phối thu nhập của nhà quản lý và làm tăng khả năng so sánh của BCTC nếu các quốc gia áp dụng cùng quy tắc kế tốn. Trong khi đó đối với Việt Nam, giá gốc được quy định là một nguyên tắc cơ bản của kế toán Việt Nam. Hiện tại trong CMKT Việt Nam cũng đã sử dụng giá trị hợp lý để ghi nhận việc trao đổi tài sản cố định, doanh thu, cơng cụ tài chính. Tuy nhiên, giá trị hợp lý chỉ mới dừng lại ở ghi nhận ban đầu, chưa phải là mơ hình kế tốn giá trị hợp lý như tinh thần của CMKT quốc tế. Vì vậy, Bộ tài chính cần thiết tiến hành xây dựng chuẩn mực về đo lường giá trị hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu minh bạch thông tin ngày càng cao của thị trường. Việc xây dựng một chuẩn mực riêng về giá trị hợp lý vừa đảm bảo cho thống nhất từ khái niệm giá trị hợp lý tới kỹ thuật đo lường và yêu cầu công bố thống nhất giữa các chuẩn mực. Các nội dung chủ yếu của chuẩn mực đo lường giá trị hợp lý bao gồm:

 Mục đích và phạm vi chuẩn mực.  Các định nghĩa: giá trị hợp lý.  Giá trị hợp lý khi ghi nhận ban đầu.  Các kỹ thuật đo lường giá trị hợp lý.

70  Các thông tin dữ liệu đầu vào.  Thang giá trị hợp lý.

 Công bố về giá trị hợp lý.

Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam, thị trường chứng khốn Việt Nam cịn khá non trẻ, nhiều dữ liệu tham chiếu chưa có do vậy vơ cùng cần thiết phải xây dựng lộ trình hợp lý cho việc áp dụng giá trị hợp lý phù hợp với nền kinh tế nước ta.

5.2.2 Xây dựng chuẩn mực kế toán về Tổn thất tài sản

Việt Nam hiện tại chưa có chuẩn mực quy định về suy giảm giá trị của TSCĐ nên TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị cịn lại. Chính vì vậy, giá trị ghi sổ của TS trên BCTC có thể chưa thực sự phản ánh giá trị có thể thu hồi của TS sụt giảm giá trị TS, trong khi đó có nhiều nhân tố dẫn đến sự sụt giảm giá trị TS, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Tổn thất TS liên quan đến nhiều chuẩn mực như TSCĐ hữu hình, TSCĐ vơ hình, TSCĐ th tài chính, Bất động sản đầu tư,..,trong việc xác định giá trị TS sau khi ghi nhận cũng như trình bày trên BCTC nên cần thiết để ban hành để tạo sự thống nhất trong hệ thống CMKT Việt Nam. Việc ban hành bổ sung chuẩn mực tổn thất TS không những nâng cao chất lượng thơng tin mà cịn phù hợp với các quy định của quốc tế. Các nội dung chủ yếu của chuẩn mực đo lường giá trị hợp lý bao gồm:

 Các định nghĩa của chuẩn mực.  Phạm vi ảnh hưởng của chuẩn mực.

 Thời điểm thực hiện đánh giá tổn thất tài sản.  Dấu hiệu cho thấy tài sản bị giảm giá trị.  Ghi nhận và đo lường tổn thất tài sản.  Lợi thế thương mại.

 Hoàn nhập tổn thất tài sản.

71

5.2.3 Hoàn thiện VAS 01- Chuẩn mực chung

Tại Việt Nam, Khuôn mẫu lý thuyết (IAS Framework) VAS-01 còn nhiều khác biệt quan trọng. Một trong những nguyên nhân của các tồn tại về đo lường TS hữu hình đó chính là chuẩn mực chung q chú trọng đến các cơ sở đo lường khác ngoài giá gốc mà chưa đề cập các loại giá khác sử dụng trên BCTC làm cho BCTC trong nhiều trường hợp không phản ánh được thực chất năng lực tài chính của DN. Cũng như chưa quy định đối tượng sử dụng BCTC và coi trọng nguyên tắc tơn trọng nội dung hơn hình thức. Do vậy để các chuẩn mực trên khi xây dựng dựng được thống nhất với hệ thống CMKT Việt Nam, với vai trò của khung lý thuyết VAS 01 cần được hoàn thiện các vấn đề sau:

 Bên cạnh giá gốc, chuẩn mực cần đưa vào các cơ sở đo lường khác là giá hiện hành, giá có thể thực hiện, hiện giá và giá trị hợp lý.

 Chỉ rõ đối tượng sử dụng BCTC là các đối tác hiện tại và tương lai của DN, bao gồm các nhà đầu tư, nhân viên, chủ nợ, nhà cung cấp, khách hàng, nhà nước và công chúng.

 Cần bổ sung nguyên tắc tơn trọng nội dung hơn hình thức.

5.2.4 Bổ sung một số điều khoản về quy định chung của luật kế toán

Việc bổ sung nguyên tắc giá trị hợp lý là để phản ánh giá trị TS nằm cung cấp thông tin trung thực về thực trạng tài chính của DN tại thời điểm lập BCTC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình hài hòa các quy định về kế toán tài sản hữu hình của việt nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)