Dự kiến tính khả thi của giải pháp.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh khánh hòa (Trang 52)

- Những hạn chế của mô hình:

SỐ LƯỢNG TÀU THUYỀN QUA CÁC NĂM

4.1.3. Dự kiến tính khả thi của giải pháp.

Giải pháp cắt giảm số lượng tàu thuyền nhỏ khả thi do số tàu cắt giảm hàng năm sẽ là số tàu hết hạn sử dụng, chỉ cần không đóng mới thêm các tàu gần bờ là sẽ giảm được theo tự nhiên. Để giải pháp này khả thi hơn, cần nghiên cứu chuyển đổi nghề cho ngư dân gần bờ sang các nghề khác, đảm bảo sinh kế cho người dân.

Số tàu xa bờ trong giai đoạn này sẽ ít được đóng mới do hiệu quả kinh tế giảm. Đặc biệt nghề lưới kéo sẽ giảm khi giá nhiên liệu ngày càng tăng như hiện nay và sản lượng khai thác không tăng.

Xu thế hiện nay, ngư dân ngày càng đầu tư vào các nghề có tính chọn lọc cao hơn để tăng giá trị xuất khẩu của các đối tượng khai thác và lựa chọn những nghề tiêu hao ít nhiên liệu. Do đó các nghề có tính chọn lọc như: lưới cản khơi, vây , câu… sẽ được ngư dân đầu tư nhiều hơn nghề lưới kéo.

4.2. Giải pháp về phân vùng khai thác và quản lý nguồn lợi.

4.2.1. Căn cứ đề xuất.

Hiện nay ngư trường khai thác của tỉnh Khánh Hòa còn chưa được quản lý một cách hợp lý, tiếp cận nguồn lợi theo hướng “tiếp cận tự do”, tình trạng tàu xa bờ vào khai thác vùng gần bờ diễn ra khá phổ biến, có quá nhiều nghề khai thác trong cùng một ngư trường, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn của các nghề ngày càng tăng lên. Trong giai đoạn tới, để hướng tới phát triển bền vững cần phân chia vùng biển nhằm quản lý nguồn lợi và tổ chức khai thác hợp lý.

Nghị định 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ đã quy định rõ về phân vùng, tuyến khai thác và tổ chức quản lý khai thác tại các vùng biển này. Do đó UBND tỉnh cần thực hiện tốt việc quản lý khai thác trên các vùng biển đã quy định.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh khánh hòa (Trang 52)