Nghề khai thác hải sản là một nghề sử dụng nguồn lợi tự nhiên có thể tái tạo. Mục tiêu phát triển bền vững nghề khai thác hải sản có thể hiểu theo nghĩa: Tối đa về mặt sản lượng về khối lượng hoặc về thu nhập và duy trì một mức nhất định trữ lượng đàn cá nhằm tạo ra một mức dự trữ nhất định hay không làm suy giảm nguồn lợi. [7].
Với mục tiêu sinh học này có thể thay đổi để bao hàm các mục tiêu liên ngành có liên quan đến các mục đích kinh tế – xã hội – môi trường.
Về mặt kinh tế: mục tiêu của việc phát triển nghề khai thác hải sản là tối đa hoá lợi nhuận thu được từ việc khai thác nguồn lợi tự nhiên
Về mặt xã hội: phát triển bền vững nghề khai thác hải sản phải đảm bảo được sự công bằng xã hội. Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lao động trong xã hội, lợi ích phải được chia sẻ cho những người hưởng lợi từ nguồn lợi hải sản và tránh sự phân hoá giàu nghèo.
Về mặt môi trường sinh thái: phát triển bền vững phải bao gồm các mục tiêu
bảo tồn nguồn tài nguyên thuỷ sản và môi trường sống của chúng cũng như sự hài hoà về lợi ích từ việc khai thác tài nguyên.
Mục tiêu của việc quản lý bền vững nghề khai thác hải sản dựa trên khái niệm tổng lượng cá đánh bắt cho phép (TAC) được đặt trên cơ sở tham khảo về khía cạnh sinh học, ví dụ như MSY, khía cạnh kinh tế như MEY... từ đó các nhà quản lý có thể ra các quyết định như: xác định hạn mức khai thác, quy định số lượng tàu thuyền cần thiết, lựa chọn loại nghề trên cơ sở chọn lọc và hiệu quả kinh tế, đảm bảo sinh kế cho ngư dân những vẫn duy trì trữ lượng đàn cá qua các năm nhằm thực hiện các mục tiêu của những năm tiếp theo.
Trong giai đoạn hiện nay, để nghề khai thác hải sản phát triển một cách bền vững, cần giải quyết hài hoà giữa ba mảng phúc lợi cơ bản: Kinh tế – xã hội và môi trường sinh thái. Ba mục tiêu này có thể được điều chỉnh trong quá trình phát triển
trên cơ sở cơ bản của nguồn lợi vùng biển và điều kiện kinh tế – xã hội của từng vùng, từng tỉnh.