Phân tích hệ số tương quan Pearson được ùng để phân tích dữ liệu cho thấy mối quan hệ giữa các biến cũng như là mối quan hệ giữa quản lý tài sản ngắn hạn và hiệu quả hoạt động của công ty.
Việc quản lý hiệu quả tài sản ngắn hạn sẽ làm tăng lợi nhuận, người ta nên mong đợi một mối quan hệ ngược chiều giữa các biện pháp quản lý tài sản ngắn hạn và biến lợi nhuận. Một mặt, là mối quan hệ ngược chiều giữa lợi nhuận ròng và một mặt là các biện pháp quản lý tài sản ngắn hạn. Việc này phù hợp với độ trễ thời gian giữa chi phí mua nguyên vật liệu và các khoản tiền thu về cho việc bán sản phẩm trong thời gian ài, điều đó có thể làm giảm lợi nhuận thu về cho công ty.
Bảng 4.3 Phân tích hệ số tương quan Pearson
Hệ số tương quan Pearson’s
38 công ty trong ngành Sản xuất – kinh doanh, 2008-2011, 152 quan sát
ACP ITID APP CCC LOS CR DR FATA NOP
ACP 1 p-value --- ITID 0.49698 1 p-value 0.0000 --- APP 0.98887 0.48918 1 p-value 0.0000 0.0000 --- CCC 0.74315 0.02126 -0.80972 1
p-value 0.0000 0.0005 0.0000 --- LOS -0.46776 -0.0693 -0.48015 0.48919 1 p-value 0.0000 0.3963 0.0000 0.0000 --- CR 0.46480 0.59470 0.43232 -0.06956 -0.26269 1 p-value 0.0000 0.0000 0.0000 0.3945 0.0011 --- DR 0.08752 -0.06015 0.14178 -0.30155 0.11935 -0.50521 1 p-value 0.28370 0.4617 0.0815 0.0002 0.143 0.0000 --- FATA 0.38353 0.28568 0.43793 -0.43188 -0.23610 0.28435 -0.09137 1 p-value 0.0000 0.0004 0.0000 0.0000 0.0034 0.0004 0.2629 --- NOP 0.02804 -0.06679 -0.04388 -0.11563 0.12527 -0.03623 -0.04401 -0.07680 1 p-value 0.7316 0.0004 0.023 0.015 0.0000 0.007 0.5903 0.347 ---
(Nguồn: Tính toán trong E-view dựa trên số liệu trong Báo cáo tài chính của 38 công ty từ năm 2008 đến năm 2011)
Dựa vào kết quả từ bảng phân tích hệ số tương quan Pearson, ta thấy mối tương quan giữa thời gian thu tiền trung bình (ACP) và lợi nhuận hoạt động ròng (NOP). Kết quả của hệ số tương quan cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa thời gian thu tiền trung bình và lợi nhuận hoạt động ròng với hệ số là 0.02804, p-value là 0.7316, điều này chỉ ra rằng độ tin cậy của mối tương quan này không đáng kể vì p-value >= 0.05 (với =5%). Tức là nếu tăng thời gian thu tiền trung bình sẽ làm ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận có thể làm giảm lợi nhuận.
Mối tương quan giữa vòng quay hàng tồn kho trong ngày (ITID) và lợi nhuận hoạt động ròng NOP) là ngược chiều nhau với hệ số là -0.06679 và p-value là 0.0004 với độ tin cậy đáng kể ( =5%). Điều đó cho thấy rằng việc duy trì hàng tồn kho quá lâu trong khi chờ bán cũng làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty.
Tương quan giữa lợi nhuận hoạt động ròng (NOP) và thời gian thanh toán trung bình có mối quan hệ ngược chiều nhau, hệ số tương quan là -0.04388 và p-value là 0.023 < =5% tức là mức tin cậy đáng kể, điều đó cho thấy thời gian thanh toán cho nhà cung cấp quá lâu những đơn hàng cũng làm ảnh hưởng giảm lợi nhuận của công ty.
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt CCC) cũng có mối quan hệ ngược chiều với lợi nhuận hoạt động ròng (NOP) với hệ số tương quan là -0.11563 và p-value là 0.015 với độ tin cậy =5%. Điều đó chỉ ra rằng công ty giảm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt sẽ làm tăng lợi nhuận cho công ty vì chuyển đổi tiền mặt quá lâu sẽ làm cho công ty khan hiếm lượng tiền hoạt động phải đi vay vốn từ bên ngoài để phục vụ nhu cầu sẽ dẫn đến việc giảm lợi nhuận hoạt động của công ty.
Tính thanh khoản của công ty được đo lường theo phương pháp truyền thống thông qua khả năng thanh toán hiện hành (CR), trong phân tích hệ số tương quan ta thấy mối
quan hệ ngược chiều giữa lợi nhuận hoạt động ròng (NOP) và khả năng thanh toán hiện hành, hệ số tương quan là -0.0363 với p-value là 0.007 ( =5%). Điều đó cho thấy rằng các công ty có mối quan hệ nghịch đảo giữa hai mục tiêu là tính thanh khoản và lợi nhuận đạt được, vì vậy các công ty tại Việt Nam cần duy trì một sự cân bằng giữa hai mục tiêu này.
Có một mối quan hệ tương quan cùng chiều giữa lợi nhuận hoạt động ròng (NOP) và quy mô hoạt động của công ty thông qua chỉ tiêu logarit tự nhiên của doanh số bán hàng (LOS). Hệ số tương quan cùng chiều là 0.12527 và p-value là 0.0000, với độ tin cậy cao =5%. Điều đó cho thấy khi quy mô công ty lớn tức là logarit của doanh số bán hàng lớn sẽ làm tăng lợi nhuận hoạt động ròng của công ty.
Thời gian thanh toán trung bình (APP) có mối quan hệ ngược chiều với lợi nhuận hoạt động ròng (NOP) thì nó phù hợp với quan điểm lợi nhuận của công ty sẽ giảm nếu thời gian thanh toán quá dài. Trong trường hợp này, lợi nhuận ảnh hưởng đến thời gian thanh toán trung bình và ngược lại. Mối quan hệ ngược chiều giữa thời gian thanh toán trung bình và lợi nhuận hoạt động ròng mở rộng hơn nữa nếu các công ty kéo dài thời gian thanh toán của mình cho nhà cung cấp vì lúc này công ty sẽ không nhận được các khoản chiết khấu cho việc thanh toán đúng hạn mà còn ảnh hưởng đến uy tín công ty.
Trong bảng hệ số tương quan Pearson còn cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa thời gian thu tiền trung bình (ACP) và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) có hệ số là 0.74315, p-value là 0.0000 cho thấy độ tin cậy đáng kể với =5%. Điều này có nghĩa là nếu một công ty nắm giữ nhiều hơn lượng tiền mặt từ chính sách tín dụng sẽ làm tăng hoặc mở rộng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt.
Xét mối tương quan giữa vòng quay hàng tồn kho trong ngày (ITID) và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) có mối quan hệ cùng chiều, có hệ số là 0.02126 với p-value là 0.0005, có độ tin cậy là =5%, có nghĩa là các công ty mất nhiều thời gian để bán hàng tồn kho sẽ làm tăng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt.
Thời gian thanh toán trung bình (APP) và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) có mối tương quan ngược chiều đáng kể, với hệ số -0.80972 và p-value là 0.0000, độ tin cậy =5%, nghĩa là công ty tốn nhiều thời gian hơn cho việc thanh toán các hóa đơn mua hàng của mình cho việc thu tiền và bán hàng tồn kho thì sẽ làm giảm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt.
Có thể nói, mối tương quan giữa các biến: Thời gian thu tiền trung bình, Vòng quay hàng tồn kho trong ngày hay Thời gian thanh toán trung bình với Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của công ty, phù hợp với những nghiên cứu trước đây của các nhà nghiên cứu. Bên cạnh đó, việc phân tích các kết quả tương quan chúng ta có thể kết luận nếu các công ty có thể giảm bớt những khoảng thời gian thu tiền, thanh
toán, bán hàng tồn kho….,quản lý hiệu quả tài sản ngắn hạn sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty. Phân tích hệ số tương quan chỉ ra rằng việc quản lý tài sản ngắn hạn của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có ảnh hưởng đáng kể và mạnh mẽ đến lợi nhuận của các công ty này.