2.2. Thực trạng quản trị vốn tự có tại Ngân hàng TMCP Phát triển Tp.HCM
2.2.5.3. Thu nhập trên mỗi cổ phần của HDBank
Bảng 2.14 EPS của HDBank giai đoạn 2009-2012
Đơn vị tính: triệu đồng, ngàn cổ phần, đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Lợi nhuận sau thuế
(triệu đồng) 194.205 269.408 426.496 326.430 Số cổ phần lưu hành bình quân (ngàn cổ phần) 155.000 158.698 298.904 401.092 EPS (đồng) 1.253 1.698 1.427 814
Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank 2009-2012 và tính tốn của tác giả
Qua bảng số liệu, ta thấy EPS của HDBank cao nhất vào năm 2010 và thấp nhất vào năm 2012. Năm 2010 EPS của HDBank đạt 1.698 đồng, tăng 445 đồng so với năm 2009. Tuy nhiên, EPS lại giảm liên tục trong 2 năm tiếp theo. EPS năm 2012 đạt mức thấp nhất ở 814 đồng. Với nguồn vốn tự có tăng lên đáng kể vào năm 2012, nhưng HDBank chưa có chiến lược đầu tư nguồn vốn tăng thêm này một cách hợp lý. Do đó,
khách quan dẫn đến tình trạng này là do tình hình kinh tế vĩ mơ năm 2012 lại diễn biến phức tạp, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, hoạt động tín dụng thắt chặt,…gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng nói chung và của HDBank nói riêng. Về nguyên nhân chủ quan là năng lực quản trị của HDBank khơng theo kịp với tình trạng tăng vốn ào ạt như hiện nay, chưa có chiến lược sử dụng nguồn vốn tăng thêm một cách hợp lý.
2.2.5.4. So sánh với một số ngân hàng cùng qui mô năm 2012
Bảng 2.15 So sánh với một số ngân hàng cùng quy mơ năm 2012
Đơn vị tính: tỷ đồng, đồng, % STT Ngân hàng Vốn điều lệ (Tỷ đồng) ROA (%) ROE (%) CAR (%) EPS (đồng) 1 Hàng Hải 8.000 0,20 2,44 11,93 1.550 2 Kỹ Thương 8.848 0,42 5,93 12,60 700 3 VPBank 5.770 0,69 10,19 12,51 1.115 4 Quốc Tế 4.250 0,65 6,33 19,50 1.231 5 HDBank 5.000 0,90 9,12 14,01 814
Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng năm 2012
Nhìn chung, so với các ngân hàng cùng qui mô, tình hình hoạt động kinh doanh của HDBank tương đối tốt. Các chỉ số đánh giá hiệu quả quản trị vốn tự có HDBank đạt mức chấp nhận được. Các cổ đơng có thể tiếp tục tin tưởng vào chiến lược mà HDBank đang sử dụng. Với tình hình kinh tế ngày càng khó khăn thì kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng giảm so với trước là tất yếu. Tuy nhiên, mức giảm như thế nào, nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào chiến lược của ban lãnh đạo ở mỗi ngân hàng.
2.3. Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản trị vốn tự có tại HDBank
Trong cơng tác quản trị vốn tự có tại HDBank, bên cạnh những thành quả đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Và đó chính là ngun nhân chủ yếu gây ra những tác động tiêu cực làm giảm hiệu quả quản trị vốn tự có trong thời gian qua.
Thứ nhất, chậm trễ trong việc tăng vốn điều lệ theo lộ trình của nghị định 141/2006/NĐ-CP. Mặc dù kế hoạch tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng đã được đặt ra từ năm
2008, song do thị trường có nhiều biến động bất thường, hoạt động của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn nên vẫn chỉ đạt được mức 1.550 tỷ đồng. Năm 2009, kế hoạch đề ra mục tiêu 3.000 tỷ đồng, nhưng đã không thành công. HDBank kết thúc năm tài chính 2009 với mức vốn điều lệ 1.550 tỷ đồng. Ngay từ những ngày đầu năm 2010 HDBank đã đề ra phương án tăng vốn lên 3.500 tỷ đồng. Tuy nhiên phải chờ đến đầu năm 2011, HDBank mới chính thức hồn tất các thủ tục tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng. Nghị định 141 đã được ban hành từ năm 2006, đây không phải là vấn đề quá mới đối với các ngân hàng nhưng HDBank dường như chưa có được chiến lược tăng vốn thực sự hiệu quả và khả thi để thực hiện theo đúng lộ trình, từ đó cho thấy sự bất cập trong kế hoạch tăng vốn của HDBank.
Nguyên nhân:
- Kế hoạch tăng vốn HDBank đặt ra thiếu sự thuyết phục. Điều này được minh chứng qua việc phân tích phương án tăng vốn năm 2010. Năm 2010 là thời hạn cuối cho các ngân hàng tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng theo nghị định 141/2006/NĐ-CP. HDBank phải đối mặt với thách thức rất lớn là cần phải huy động thêm tối thiểu 1.450 tỷ đồng. Trong điều kiện các ngân hàng khác cũng đồng loạt phát hành lượng cổ phiếu khổng lồ ra thị trường để tăng vốn và cổ phiếu ngân hàng khơng cịn có sức hấp dẫn cao như trước, việc huy động thêm 1.450 tỷ đồng đã là hết sức khó khăn, vậy mà HDBank lại đề ra kế hoạch huy động thêm 1.950 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ lên 3.500 tỷ đồng. Tăng vốn phải đi liền với tăng hiệu quả hoạt động, tăng thu nhập cho cổ đơng thì mới có thể thu hút được các nhà đầu tư. Tuy nhiên, ở mức vốn điều lệ là 1.550 tỷ đồng và năng lực quản trị còn nhiều hạn chế, HDBank chưa sử dụng mức vốn đó thật sự hiệu quả làm tăng thêm gánh nặng chi phí vốn. Việc tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng là điều bắt buộc nếu không muốn bị giải thể hoặc sáp nhập. Do đó, mức vốn điều lệ 3.500 tỷ đồng là bất hợp lý
- Tỷ lệ chia cổ tức thấp làm cho cổ phiếu HDBank kém sức hấp dẫn. Thu nhập từ đồng vốn đầu tư là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư khi họ quyết định lựa chọn một cổ phiếu nào đó. Tuy nhiên, như đã phân tích, tỷ lệ cổ tức của HDBank lại
khá thấp và lại đang có xu hướng giảm. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sức hấp dẫn của cổ phiếu HDBank.
- Trong cuộc chạy đua tăng vốn điều lệ để đáp ứng yêu cầu của nghị định 141/2006/NĐ-CP, các ngân hàng ồ ạt phát hành cổ phiếu. Nguồn cung đa dạng khiến cho cơ hội lựa chọn của các nhà đầu tư cũng nhiều hơn. Trong khi đó, hình ảnh, thương hiệu, uy tín cũng như sức hấp dẫn của cổ phiếu HDBank trên thị trường lại chưa cao. Vì thế, việc thất bại trong kế hoạch tăng vốn cũng là điều dễ hiểu.
- Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thực sự hồi phục sau thời gian đầy biến động, kết quả hoạt động còn nhiều bất cập khiến cho cổ phiếu ngành ngân hàng kém sức hấp dẫn với các nhà đầu tư...Do đó, việc phát hành cổ phiếu trong giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ hai, cơ cấu vốn tự có của HDBank chưa hợp lý. Tương tự như các ngân hàng TMCP Việt Nam khác, cơ cấu nguồn vốn của HDBank bao gồm chủ yếu là vốn cấp 1 với trên 95%, trong khi vốn cấp 2 chiếm một tỷ trọng rất nhỏ dưới 5%. Vốn cấp 2 chỉ gồm một khoản mục là dự phòng chung (theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN kể từ trước 1/10/2010) hay dự phịng tài chính (theo thơng tư 13/2010/TT-NHNN kể từ sau 1/10/2010), thiếu hẳn trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, các công cụ nợ dài hạn khác.
Bảng 2.16 Cơ cấu vốn tự có của HDBank 2009-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Vốn cấp 1 1.466 96,7 1.893 97,43 2.899 97,51 3.368 99,70 Vốn cấp 2 50 3,3 50 2,57 74 2,49 10 0,30 Vốn tự có 1.516 100 1.943 100 2.973 100 3.378 100
Hơn nữa, nhìn vào số liệu ở bảng 2.17 bên dưới, ta thấy vốn điều lệ chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu vốn cấp 1 và có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2009 chiếm 96,7%, năm 2010 chiếm 97,43%, năm 2011 chiếm 97,51% và năm 2012 là 99,70%. Với việc vốn điều lệ chiếm đa số trong vốn tự có là một thua thiệt cho các ngân hàng nói chung và HDBank nói riêng. Bởi vì đây là nguồn vốn có chi phí cao.
Bảng 2.17 Cơ cấu vốn cấp 1 của HDBank 2009-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) I. VỐN CẤP 1 1.601 100 2.035 100 3.047 100 5.051 100 Vốn điều lệ 1.550 96,81 2.000 98,28 3.000 98,46 5.000 98,99 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 16 1,00 16 0,78 16 0,53 37 0,73
Lợi nhuận không chia - - 15 0,74 27 0,88 10 0,20 Thặng dư vốn cổ phần - - 4 0,20 4 0,13 4 0,08 Quỹ dự phịng tài chính
(QĐ 457/2005)
30 1,87
Quỹ khác (QĐ 457/2005) 5 0,32
Nguồn: Tổng hợp tính tốn từ báo cáo thường niên của HDBank 2009-2012
Nguyên nhân của việc cơ cấu vốn tự có của HDBank chưa hợp lý có thể được lý giải như sau:
- Trong giai đoạn vừa qua, HDBank phải chạy đua tăng vốn điều lệ cho kịp với quy định của NHNN nên vốn điều lệ tăng nhanh là điều tất yếu. Vốn tăng nhưng năng lực quản trị cũng như quy mô hoạt động chưa kịp tăng tương ứng nên dẫn đến kết quả hoạt động chưa tốt.
- Lợi nhuận thu được chưa cao nên lợi nhuận tích lũy lại cũng khơng nhiều. Trên thực tế, đối với các ngân hàng nước ngoài, đây là nguồn quan trọng nhất để tăng quy
mơ vốn tự có. Song, đối với các ngân hàng TMCP Việt Nam nói chung và HDBank nói riêng, do kết quả kinh doanh không cao, lợi nhuận thu được là rất thấp. Nếu trích lập các quỹ và giữ lại quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến mức cổ tức chia cho cổ đông, sẽ khơng khuyến khích được cổ đơng khi ngân hàng cần phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn. Vì vậy phần lợi nhuận dùng để trích lập các quỹ và giữ lại không chia là không đáng kể.
Thứ ba, phương thức tăng vốn tự có từ nguồn bên ngồi của HDBank chủ yếu chỉ tập trung vào việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Để tăng vốn tự có từ nguồn này, ta có nhiều phương thức khác nhau như phát hành cổ phiếu thường, phát hành cổ phiếu ưu đãi, phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc một số các công cụ nợ dài hạn đủ tiêu chuẩn khác...Tuy nhiên, cho đến năm 2012, HDBank chỉ phát hành cổ phiếu để tăng vốn là vì:
- Mức vốn tự có của HDBank với vốn điều lệ còn kém hơn so với mức quy định về vốn pháp định mà đã là khá lớn so với quy mô và khả năng quản trị. HDBank còn phải chú trọng tăng cường đủ vốn điều lệ và làm sao sử dụng hiệu quả vốn điều lệ tăng thêm đó. Nếu HDBank cịn phát hành các công cụ nợ dài hạn hoặc trái phiếu chuyển đổi để tăng vốn cấp 2 thì mức vốn tự có sẽ là q lớn, chi phí sẽ đè nặng và gây tổn thất cho ngân hàng.
- Uy tín của HDBank trên thị trường tài chính chưa cao, chưa đủ sức thuyết phục các nhà đầu tư nên nếu phát hành các công cụ nợ dài hạn hoặc trái phiếu chuyển đổi đáp ứng các yêu cầu theo quy định về vốn cấp 2 cũng sẽ khó có thể thành cơng. Minh chứng cho điều này là kế hoạch phát hành trái phiếu chuyển đổi của HDBank năm 2009 đã hoàn toàn thất bại.
Thứ tư, việc sử dụng vốn tự có của HDBank chưa thật sự hiệu quả. Minh chứng rõ nét cho nhận định này là diễn biến theo xu hướng giảm dần của các chỉ tiêu ROA, ROE và EPS.
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ lợi nhuận trước (sau) thuế trên tổng tài sản đang có xu hướng ngày càng giảm như đã phân tích ở phần trên. Khi tăng vốn điều lệ, Ngân hàng luôn cam kết sẽ đạt mức ROE cao để thu hút các nhà đầu tư. Kết quả thực tế của HDBank trong giai đoạn 2009-2012 khiến nhiều cổ đơng khơng
hài lịng. Điều này có thể lý giải là do hiệu quả hoạt động chưa thật sự tốt, tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế thấp hơn so với tốc độ tăng vốn điều lệ và tài sản có. Như năm 2012, vốn điều lệ tăng 66,67% mà lợi nhuận sau thuế lại giảm đi 23,47% nên ROE giảm mạnh từ 14,27% xuống còn 9,12%.
Lãi cơ bản trên cổ phiếu như đã phân tích ở phần trên đang ngày càng giảm. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng mà các nhà đầu tư thường xem xét để quyết định lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu nào. Tuy nhiên, trong thời gian qua, khi mức vốn tự có ngày càng tăng thì EPS của HDBank lại diễn biến theo chiều hướng ngược lại. Đây thực sự là vấn đề đáng lo ngại mà HDBank cần phải xem xét để nhanh chóng khắc phục.
Thêm vào đó, hệ số an tồn vốn tự có CAR đã được duy trì ở mức khá cao so với quy định (15,67% năm 2009, 12,71% năm 2010, 15% năm 2011 và 14,01% năm 2012). Tuy đảm bảo được tính an tồn trong hoạt động của ngân hàng nhưng điều này cũng chứng tỏ nguồn vốn chưa được sử dụng một cách hiệu quả nhất.
Bảng 2.18 Tốc độ tăng trƣởng vốn điều lệ, tài sản có và lợi nhuận sau thuế của HDBank
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Tốc độ tăng vốn điều lệ 29,03 50 66,67 Tốc độ tăng tài sản có 79,79 30,92 17,23 Tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế 38,72 58,31 -23,46
Nguồn: Tổng hợp tính tốn từ Báo cáo thường niên của HDBank 2009-2012
Nguyên nhân của tồn tại này là do:
- Năng lực quản trị còn nhiều hạn chế. Cũng tương tự như nhiều NHTM khác tại Việt Nam, mức vốn tăng lên quá nhanh trong thời gian qua đã gây ra rất nhiều khó khăn cho HĐQT và Ban giám đốc ngân hàng. Tăng vốn là điều cần thiết để nâng cao tính cạnh tranh trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới, các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh mẽ đang thâm nhập và tìm cách chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, HDBank đang hoạt động với quy mô vốn khá nhỏ, chỉ trong thời gian ngắn buộc phải hoạt động với mức vốn lớn hơn rất nhiều nên
đội ngũ quản trị dường như chưa kịp thích nghi. Chính vì thế, những phương hướng, đường lối phát triển do đội ngũ quản trị đề ra trong thời gian qua chưa thực sự thành công như mong đợi. Hơn nữa, việc thay đổi liên tục thành viên Ban lãnh đạo ngân hàng trong thời gian qua cũng gây nhiều xáo trộn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản trị cũng như hoạt động của ngân hàng.
- Các khoản sử dụng vốn tự có để đầu tư mở rộng mạng lưới chưa thể đem lại lợi nhuận ngay cho ngân hàng. Theo ước tính, với một chi nhánh mở mới, ít nhất phải sau một năm mới có thể đóng góp vào lợi nhuận của ngân hàng; với diễn biến thị trường hiện nay, khả năng thời gian sẽ kéo dài hơn. Trong khi đó, NHNN lại quy định một chi nhánh mở mới ở 2 khu vực Hà Nội và TP.HCM, yêu cầu vốn điều lệ phải đạt 100 tỷ đồng/chi nhánh, tức là tăng thêm 50 tỷ đồng so với trước. Vì vậy, các ngân hàng phải sử dụng một lượng vốn lớn hơn so với trước vào việc mở rộng mạng lưới, nhưng kết quả thu về không tăng tương ứng. Các chi nhánh mới mở này tiêu tốn nhiều chi phí nhưng lại chưa thể đem lại lợi nhuận ngay cho ngân hàng.
- Sức cạnh tranh của thương hiệu HDBank còn kém. Vốn tự có của HDBank đầu tư vào TSCĐ chủ yếu để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các chi nhánh, phòng giao dịch nhằm mở rộng mạng lưới nâng cao quy mô hoạt động của ngân hàng. Tuy những điểm giao dịch mới này đều được bố trí ở các thành phố lớn, đơng dân cư, tiềm năng kinh tế và giao thương mạnh mẽ sẽ dễ tiếp cận và thu hút khách hàng. Song, đó cũng chính là khuyết điểm vì thương hiệu của HDBank chưa thực sự nổi bật, chất lượng sản phẩm dịch vụ chưa thật sự ưu việt, chưa đáp ứng được hết các nhu cầu tài chính của khách hàng nên kém sức cạnh tranh so với các ngân hàng khác trong cùng