3.3. Một số khuyến nghị
3.3.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý
Trong xu thế hội nhập kinh tế, vấn đề môi trường pháp lý cho các hoạt động kinh tế có vai trị quan trọng, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển và sự tự chủ kinh tế của quốc gia. Để giảm thiểu những bất lợi cũng như tận dụng thời cơ của quá trình hội nhập
vào phát triển kinh tế, có nhiều vấn đề được đặt ra, trong đó việc hồn thiện mơi trường pháp lý được coi là yếu tố quan trọng khơng thể trì hỗn. Đối với hoạt động ngân hàng, vấn đề này càng trở nên cấp bách. Sau một thời gian gia nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có bước chuyển biến rõ rệt theo hướng tạo ra một thị trường mở cửa và có tính cạnh tranh cao hơn, thúc đẩy khu vực dịch vụ ngân hàng tăng trưởng cả về quy mơ và loại hình hoạt động, thích ứng nhanh hơn với những tác động từ bên ngồi. Từ đó có khả năng đóng góp nhiều hơn và chủ động hơn vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra khá nhiều thách thức cho hệ thống ngân hàng, cần phải được nhận diện đầy đủ và có những giải pháp phù hợp. Việc tạo hành lang pháp lý thuận lợi là yêu cầu cần thiết để phát triển ngành ngân hàng.
NHNN nên giám sát chặt chẽ hơn quá trình tăng vốn của NHTM trong giai đoạn hiện nay, đánh giá mức độ hiệu quả của công tác quản trị vốn tự có cũng như những thuận lợi và khó khăn của các ngân hàng khi tiến hành gia tăng vốn tự có để kịp thời đưa ra chính sách nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các NHTM tăng vốn hiệu quả hơn thông qua việc ban hành các văn bản pháp lý cụ thể, hướng dẫn hoạt động ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng khi muốn tăng vốn điều lệ phải trình phương án cụ thể, nêu rõ nhu cầu sử dụng vốn, nhu cầu mở rộng cho vay, nhu cầu mở rộng phạm vi kinh doanh sang các lĩnh vực khác, nhu cầu mở rộng địa bàn, hiệu quả kinh doanh trên cơ sở vốn điều lệ mới... Các ngân hàng phải cơng khai tin tức về lộ trình tăng vốn như tổng mức vốn dự định tăng thêm, các đợt dự kiến phát hành, phương án phát hành từng đợt, những đối tượng được mua, giá bán cho từng loại đối tượng, thời điểm bán, nghĩa vụ quyền lợi đi kèm... Đồng thời, các ngân hàng phải chứng minh được có đủ trình độ năng lực và nhân sự để quản trị, điều hành, kiểm sốt quy mơ hoạt động tăng lên. Tuy nhiên, vấn đề tăng vốn điều lệ của các NHTM vẫn còn nhiều điều bất cập, năng lực quản trị, giám sát điều hành của các NHTM trên quy mô vốn mới chưa được quan tâm đúng mức. NHNN cần tiếp tục quản lý, giám sát chặt chẽ và có những hành động can thiệp kịp thời để giúp các ngân hàng TMCP đạt được kết quả tích cực trong quá trình tăng vốn của mình.
Các ngân hàng liên minh, liên kết với nhau để xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng của Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM trong nước đồng thời tạo sức mạnh đoàn kết bảo vệ toàn hệ thống ngân hàng trước sự tấn cơng từ bên ngồi khi Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, NHNN cần kiểm soát việc liên minh, liên kết giữa các NHTM với nhau hoặc giữa các NHTM với các tập đồn tài chính trong và ngồi nước trên cơ sở ban hành văn bản pháp lý cụ thể để tránh tình trạng liên minh, liên kết hàng loạt nhưng khơng hiệu quả giữa các NHTM. Chính phủ đã ban hành Nghị định 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 về “ Việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM Việt Nam” quy định về nguyên tắc sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngồi khơng phải là tổ chức tín dụng nước ngồi và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngồi đó khơng vượt q 5% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Mức sở hữu cổ phần của một tổ chức tín dụng nước ngồi và người có liên quan của tổ chức tín dụng nước ngồi đó khơng vượt quá 10% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngồi đó khơng vượt q 15% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Tổng mức sở hữu vốn điều lệ của các nhà đầu tư nước ngoài tại một ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ không được quá 30%. Đây cũng là một hành động nhằm kiểm soát và đảm bảo hệ thống ngân hàng - một trụ cột trong nền kinh tế - không phụ thuộc quá nhiều vào các tập đoàn ngân hàng nước ngoài.
3.3.2. Nâng cao chất lƣợng kiểm tra, giám sát hoạt động các ngân hàng của NHNN
Các nguyên tắc giám sát của Basel hiện nay vẫn đang được coi là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát ngân hàng của các quốc gia. Trong số các quyết định liên quan đến hoạt động giám sát của NHNN thì mới chỉ được các tổ chức quốc tế đánh giá là thực hiện tốt và có quy định rõ ràng cách tính tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro (thơng tư 13); đồng thời, quy định mức tỷ lệ tối thiểu cần thiết đối với một NHTM là 9% theo như thông lệ quốc tế. Theo đó, NHNN cũng đã có những kết quả trong việc giám sát sự tuân thủ của các NHTM trong việc đảm bảo tỷ lệ an tồn này, giám sát được những NHTM khơng đảm bảo được yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu và có những yêu cầu về thời hạn tối đa phải tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bằng mức quy định.
Ngày 12 tháng 9 năm 2010 các nhà quản lý ngân hàng các nước thuộc Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã đồng thuận ban hành Basel III- một bộ quy tắc chuẩn quốc tế với những quy định nghiêm ngặt hơn dành cho các ngân hàng, nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng toàn cầu sẽ ổn định và vững chắc hơn. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, NHNN cũng cần xem xét việc chính thức áp dụng Basel III ở Việt Nam.
Với mục đích nhằm hạn chế chi phí và phòng ngừa rủi ro, NHNN nên lựa chọn một số ngân hàng lớn, có khả năng tài chính tương đối tốt thực hiện thí điểm việc quản trị rủi ro theo Basel III. Trên cơ sở đánh giá lợi ích và hạn chế của việc áp dụng thử này, để đưa ra biện pháp khắc phục những khó khăn đó, tiến tới việc triển khai đồng loạt trên toàn hệ thống NHTM Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở tìm hiểu kiến thức cơ bản về vốn tự có và quản trị vốn tự có ở chương 1 đồng thời phân tích thực trạng cơng tác quản lý vốn tự có tại HDBank với những kết quả đạt được và những tồn tại cần giải quyết ở chương 2, Chương 3 của luận văn đã đưa ra một số những giải pháp, đề xuất để góp phần nâng cao hiệu quả quản trị vốn tự có của HDBank.
Về phía HDBank, luận văn đã cung cấp các giải pháp: xác định mức vốn hợp lý với khả năng của ngân hàng; xây dựng phương án tăng vốn hiệu quả và khả thi nhất; sử dụng vốn tự có một cách hiệu quả và nhóm giải pháp hỗ trợ về mặt quản trị và nhân sự. Về phía NHNN, luận văn cũng đã khuyến nghị cần hồn thiện hơn nữa hệ thống pháp lý liên quan đến vốn tự có để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng nói chung và HDBank nói riêng trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn này. Đồng thời, luận văn cũng khuyến nghị NHNN cần tăng cường nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát để đảm bảo các ngân hàng đáp ứng được các quy định về an tồn vốn tự có, từ đó đảm bảo cho hoạt động của hệ thống ngân hàng.
KẾT LUẬN
Như vậy, ta thấy rằng vốn tự có đóng một vai trị rất quan trọng trong hoạt động của NHTM. Vì đây là yếu tố quyết định sức mạnh của một ngân hàng, là “tấm chắn bù đắp rủi ro”, là cánh cửa phòng thủ cuối cùng của ngân hàng. Do đó, vấn đề quản trị vốn tự có với mục tiêu giúp ngân hàng hoạt động an tồn và có lãi là hết sức quan trọng. Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO, đã tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn đối với lĩnh vực ngân hàng nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung. Trong thời gian qua, việc các ngân hàng Việt Nam đua nhau tăng vốn tự có bằng nhiều biện pháp khác nhau là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc gia tăng vốn tự có ồ ạt mà khơng có phương pháp quản trị nguồn vốn tự có hiệu quả thì hết sức nguy hiểm. Đối với các NHTM thì việc nâng cao vốn tự có phải được xem xét, quản lý chặt chẽ, thậm chí phải chặt chẽ hơn các doanh nghiệp khác, bởi vì vai trị và tầm ảnh hưởng của ngân hàng trong nền kinh tế quốc gia.
Trên đây là toàn bộ nội dung luận văn với đề tài “Giải pháp nâng cao quản trị
vốn tự có tại Ngân hàng TMCP Phát Triển TP.HCM”. Do thời gian nghiên cứu và
kiến thức còn nhiều hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Q Thầy, Cơ để đề tài nghiên cứu hồn thiện hơn, có thể có những đóng góp nhất định vào thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Phát Triển TP.HCM trong thời gian tới và bản thân tác giả được mở rộng kiến thức của mình trong cơng tác nghiên cứu sau này.
Qua đây, tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, hiệu quả của thầy hướng dẫn GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền; các Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức, hỗ trợ cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tiếng Việt
1. Chính phủ, 2006. Nghị định 141/2006/NĐ-CP về Ban hành danh mục mức vốn pháp định của các Tổ chức tín dụng.
2. Chính phủ, 2007. Nghị định 14/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
3. Chính phủ, 2007. Nghị định 69/2007/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của Ngân hàng Thương mại Việt Nam.
4. Chính phủ, 2010. Nghị định 01/2010/NĐ-CP về phát hành cổ phiếu riêng lẻ. 5. Chính phủ, 2010. Nghị quyết 60/NQ-CP về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà Nước.
6. Chính phủ, 2011. Nghị định 10/2011/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 vể Ban hành danh mục mức vốn pháp định của các Tổ chức tín dụng.
7. Học viện Ngân hàng, 2002. Giáo trình quản trị và kinh doanh ngân hàng. NXB
Thống Kê, Hà Nội.
8. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, 2005. Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
9. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, 2010. Thông tư 13/2010/TT-NHNN về việc Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
10. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, 2010. Thông tư 19/2010/TT-NHNN về việc Sửa đổi một số điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
11. Ngân hàng TMCP Hàng Hải, 2009, 2010, 2011, 2012. Báo cáo thường niên năm 2009, 2010, 2011, 2012.
13. Ngân hàng TMCP Phát Triển TP.HCM, 2009, 2010, 2011, 2012. Báo cáo thường niên năm 2009,2010,2011,2012.
14. Ngân hàng TMCP Quốc Tế, 2009, 2010, 2011, 2012. Báo cáo thường niên năm 2009, 2010, 2011, 2012.
15. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, 2009, 2010, 2011, 2012. Báo cáo thường niên năm 2009, 2010, 2011, 2012.
16. Nguyễn Quốc Khánh, 2007. Đổi mới quản lý vốn tự có tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh cho các Ngân hàng Thương mại cổ phần Thành Phố Hồ Chí Minh.
Luận án tiến sĩ kinh tế. Đại học Kinh Tế TP.HCM
17. Nguyễn Thanh Phong, 2009. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí Phát Triển Kinh tế, số 223
tháng 5.
18. Nguyễn Thị Cẩm Lệ, 2008. Biện pháp gia tăng vốn tự có của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ
Chí Minh.
19. Nguyễn Thu Hà,2010. Các nhân tố ảnh hưởng và nội dung biện pháp tạo vốn của Ngân hàng. <http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/cac-nhan-to-anh-huong-va-noi-
dung-bien-phap-tao-von-cua-ngan-hang-thuong-mai.html>. [Ngày truy cập: 19 tháng
07 năm 2013]
20. Quốc hội, 2006. Luật chứng khốn 2006.
21. Trần Huy Hồng, 2011. Giáo trình Quản Trị Ngân hàng thương mại. Đại học
Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Danh mục tài liệu tiếng Anh
1. Bangkok Bank, 2009, 2010, 2011, 2012. Annual report 2009, 2010, 2011, 2012.
2. Bryan J. Balin,2008. Basel I, Basel II and Emerging Markets: A Nontechnical
Analysis.
3. United Overseas Bank, 2009, 2010, 2011, 2012. Annual report 2009, 2010, 2011, 2012.
PHỤ LỤC 1
Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Bangkok 2009-2012
Đơn vị tính: tỷ Bath 2009 2010 +/- (%) 2011 +/- (%) 2012 +/- (%) Vốn điều lệ 56 56 - 56 - 56 - Vốn chủ sở hữu 191 230 20,42 241 4,78 272 12,86
PHỤ LỤC 2
Vốn chủ sở hữu của UOB 2009-2012
Đơn vị tính: triệu $ 2009 2010 +/- (%) 2011 +/- (%) 2012 +/- (%) Vốn điều lệ 3.220 3.854 19,69 4.422 14,74 4.440 0,41 Các quỹ dự phòng 8.136 8.730 7,30 8.966 2,70 9.572 6,76 Lợi nhuận giữ lại 5.338 6.363 19,20 6.895 8,36 8.121 17,78 Tổng vốn chủ sở hữu 16.693 18.948 13,51 20.282 7,04 22.133 9,13
PHỤ LỤC 3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HDBANK
1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Phát Triển TP.HCM (tên viết tắt là HDBank) được thành lập vào ngày 04 tháng 01 năm 1990 theo Quyết định số 47/QĐ-UB của Uỷ Ban Nhân dân TP.HCM và giấy phép số 00019/NH-GP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. HDBank là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, mang trong mình nhiệm vụ cốt lõi là “phát triển nhà ở và chỉnh trang đơ thị, góp phần xây dựng TP.HCM văn minh hiện đại”. Tính đến nay, sau 23 năm hình thành và phát triển, HDBank đã không ngừng đổi mới và tăng trưởng, trở thành một ngân hàng đa năng và hiện đại, cung cấp các nhu cầu, giải pháp về tài chính cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
Vào ngày 16 tháng 03 năm 2012 vừa qua, HDBank đã chính thức đổi tên từ Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM thành Ngân hàng TMCP Phát Triển TP.HCM theo Quyết định số 2096/QĐ-NHNN và ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới. Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của HDBank trong thời gian sắp tới. Với phương châm “Cam kết lợi ích cao nhất”, HDBank tin rằng sẽ đáp ứng được các nhu cầu tài chính cần thiết, hiệu quả và mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, đối tác, cổ đông, cán bộ công nhân viên và cộng đồng xã hội.
Từ số vốn điều lệ 3 tỷ đồng khi mới thành lập, qua quá trình phát triển và tăng