6. Kết cấu luận văn
1.2.2.2 Chính sách giá (Price)
Giá cả của sản phẩm dịch vụ NH là số tiền mà KH hay NH phải trả để có được quyền sử dụng một khoản tiền trong thời gian nhất định hoặc sử dụng các sản phẩm dịch vụ do NH cung cấp. Trên thực tế, giá sản phẩm NH được biểu hiện dưới 3 hình thức phổ biến là: lãi suất (lãi tiền gửi và tiền vay), phí (phí chuyển tiền, phí nhờ thu…) và tiền hoa hồng (trả cho các dịch vụ môi giới như môi giới bất động sản, mơi giới chứng khốn). (Trịnh Quốc Trung, 2008).
Giá của sản phẩm dịch vụ NH gồm ba loại phổ biến: lãi, phí và hoa hồng. Với sản phẩm thẻ tín dụng, giá của dịch vụ NH cung cấp cho KH được xác định là các khoản phí: phí thường niên, phí phát hành, phí rút tiền tại máy POS, máy ATM; phí sử dụng NH điện tử; lãi suất chậm thanh toán, … Các loại phí của thẻ tín dụng được NH quy định cụ thể và công khai. Khi thực hiện xác định các loại phí liên quan đến dịch vụ thẻ tín dụng, NH phải ăn cứ vào: (1) chi phí các nguồn lực phải bỏ ra để duy trì hoạt động và cung cấp sản phẩm cho KH, (2) các rủi ro có thể phát sinh, (3) đặc điểm cầu của KH, trong tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát, nên KH ngày càng nhạy cảm về giá, việc xây dựng giá cho thẻ NH không thể ở mức cao, (4) giá của NH đối thủ cạnh tranh.
Giá cả sản phẩm dịch vụ NH là yếu tố linh hoạt, năng động, phụ thuộc vào KH, loại sản phẩm và điều kiện giao dịch cụ thể. Giá có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào chi phí hoạt động của mỗi NHTM, quan hệ cung – cầu tiền tệ trên thị trường và cũng có thể tùy thuộc vào những mục tiêu kích thích hay hạn chế đầu tư ở ngành này hay ngành khác, cũng như mục tiêu chính sách tiền tệ của NH nhà nước trong từng thời kỳ. Việc xây dựng chính sách giá sản phẩm dịch vụ NH phải dựa trên những căn cứ sau:
• Dưới góc độ của người mua, người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì giá của một sản phẩm dịch vụ được xem là một khoản phí tổn đối với KH. Bên cạnh đó giá cũng được xem là đại diện cho giá trị mà KH đánh giá về một sản phẩm hoặc
• Dưới góc nhìn của NH, thì giá là giá trị thể hiện sự rủi ro, thực chất là các khoản chi phí tiềm ẩn. Khi rủi ro phát sinh, nó sẽ trở thành các khoản chi phí thực mà NH phải bù đắp trong q trình hoạt động.
• Giá được xem xét dựa trên đặc điểm của nhu cầu KH. Các nhóm KH khác nhau thường có đặc điểm cầu khác nhau và có phản ứng khác nhau với những thay đổi về giá.
• Giá được xem xét dựa trên giá của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Nếu một NH định giá cao trong khi chất lượng sản phẩm dịch vụ khơng có gì vượt trội, sức hấp dẫn của sản phẩm dịch vụ lại thấp thì chắc chắn sẽ có nhiều KH chuyển sang sử dụng sản phẩm dịch vụ của NH khác có giá trị thích hợp hơn. Bốn mục tiêu chính tác động đến việc hình thành giá của các sản phẩm NH:
• Tối đa hóa lợi nhuận/doanh thu thường xun.
• Duy trì lịng trung thành của KH.
• Tối đa hóa tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường, thu hút KH tương lai và ngăn chặn cạnh tranh. NH phải chấp nhận một mức giá thấp để hấp dẫn KH mới và giành lấy thị trường.
• Đi đầu về chất lượng bằng việc đưa ra thị trường những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao nhất – điều đó cũng có nghĩa là KH phải trả một mức phí tương xứng cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ đó.