1.3.1 .Chuỗi cung ứng sản xuất đồ gỗ ở Bắc Carolina
2.1. Sơ lƣợc về vùng Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ là một trong hai phần của Nam Bộ Việt Nam, cịn gọi là Miền Đơng. Vùng Đơng Nam Bộ có 5 tỉnh và một thành phố: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Vùng Đơng Nam Bộ có diện tích vào loại nhỏ so với các vùng khác, nhưng lại dẫn đầu cả nước về tổng sản phẩm trong nước, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu. Đây là khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hàng năm, có tỷ lệ đơ thị hóa 50%. Vốn thu hút nước ngồi của khu vực này dẫn dầu cả nước, nổi bật ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm thương mại và kinh tế của khu vực là Thành phố Hồ Chí Minh.
Vị trí địa lý
Đơng Nam Bộ là vùng chuyển tiếp giữa vùng kinh tế Tây Nguyên và vùng duyên hải Nam Trung Bộ với vùng đồng bằng sơng Cửu Long
Diện tích 23.608 km2, chiếm hơn 7% diện tích cả nước Dân số 14.025.387 người (2009), chiếm 16% dân số cả nước. Phía Bắc và phía Tây giáp với Campuchia.
Phía Nam và Tây Nam giáp với Đồng bằng sơng Cửu Long. Phía Đơng Bắc giáp với Tây Ngun.
Phía Đơng và Đơng Nam giáp với Nam Trung Bộ và Biển Đông.
Thế mạnh và hạn chế của vùng Đông Nam Bộ đối với ngành chế biến gỗ
a) Thế mạnh
Thế mạnh về vị trí địa lí
Đơng Nam Bộ có cửa ngõ phía Tây liên hệ với Campuchia và các nước Thái Lan, Malaysia thông qua mạng đường bộ xuyên Á, cửa ngõ phía Đơng liên hệ với các nước trên thế giới thông qua hệ thống cảng biển Sài Gòn, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thị Vải. Việc hình thành cửa ngõ phía Đơng và phía Tây đã tạo lập thành hành lang kinh tế Đông – Tây, nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế sôi động trong vùng, đồng thời tạo lên sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào vùng. Vị trí địa lý thuận lợi này tạo điều kiện thuận lợi cho vùng có thể mở rộng quan hệ kinh tế với các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh Duyên hải Miền Trung trong việc cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm [14].
Thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Vùng có nhiều tiềm năng tự nhiên như đất badan, tài nguyên biển và tài nguyên du lịch. Các vùng đất badan khá màu mỡ chiếm tới 40% diện tích của vùng, nối tiếp với miền đất badan của Nam Tây Nguyên và cực Nam Trung Bộ. Nhờ có khí hậu cận xích đạo, đất đai màu mỡ và mạng lưới thuỷ lợi được cải thiện, Đơng Nam Bộ có tiềm năng to lớn để phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà
14 Nguồn: Trích “ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng” [1]
phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá…) trên quy mơ lớn.
Tài nguyên lâm nghiệp của vùng không thật lớn, nhưng đây là nguồn cung cấp gỗ dân dụng, gỗ củi cho thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long, và là nguồn nguyên liệu cho Liên hiệp giấy Đồng Nai. Rừng tự nhiên phân bố không đồng đều giữa các tỉnh, chủ yếu tập trung ở Bình Dương và Bình Phước và ít nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh.
Hệ thống sơng Đồng Nai có tiềm năng thuỷ điện lớn. Khó khăn của vùng là mùa khơ ở đây kéo dài, có khi tới 4 tháng (từ cuối tháng 11 đến hết tháng 3), dẫn đến tình trạng thiếu nước cho cây trồng, cho sinh hoạt của dân cư và cho công nghiệp (đặc biệt là nước trong các hồ thuỷ điện).
Thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội
Vùng Đông Nam Bộ là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao, từ công nhân lành nghề tới các kĩ sư, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh. Sự phát triển kinh tế năng động càng tạo điều kiện cho vùng có được nguồn tài nguyên chất xám lớn. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước về diện tích và dân số, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước. Ở vùng Đông Nam Bộ có sự tích tụ lớn về vốn và kỹ thuật, lại đang tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.
Cơ sở hạ tầng ở đây phát triển khá tốt, đặc biệt là giao thông vận tải và thông
tin liên lạc. Mạng lưới đường bộ của Đông Nam Bộ với tổng chiều dài 11.286km, trong đó có 1.606 km quốc lộ, 1.127 km tỉnh lộ, 4.185 km đường liên xã và 817 km đường đô thị. Trong vùng có nhiều đầu mối giao thơng quan trọng có ý nghĩa quốc gia, quốc tế như quốc lộ 1; quốc lộ 22; quốc lộ 13 nối với quốc lộ 14, quốc lộ 20; quốc lộ 51; quốc lộ 50. Hai tuyến đường sắt chính là Thống Nhất và tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Lộc Ninh. Đã hình thành mạng lưới đơ thị thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu gắn với mạng lưới cảng biển, sân bay và hệ thống đường bộ khá phát triển, thực sự trở thành khu vực động lực về công nghiệp, dịch vụ thương mại, tài chính tín dụng, du lịch, giáo dục - đào tạo của các tỉnh phía Nam.
Trong vùng có nhiều cảng như cảng Sài Gịn và cụm cảng Vũng Tàu -Thị Vải là đầu mối quan trọng trong lưu thông với các vùng lân cận và là cửa ngõ giao thương với quốc tế.
Tất cả các điều kiện trên tạo ra lợi thế của vùng trong phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề nổi lên ở đây là khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, tức là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở tăng cường đầu tư khoa học kỹ thuật và vốn, để vừa tăng thêm tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân, vừa bảo vệ mơi trường và sử dụng hợp lí tài nguyên.
b) Hạn chế của vùng
Hạn chế về cơ sở hạ tầng
Tuy là vùng có cơ sở hạ tầng tương đối khá, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh của vùng. Các cảng biển tạo cửa vào - ra cho vùng chưa được xây dựng lớn. Giao thông đường sông trong vùng chưa phát triển tương xứng với khả năng. Cảng hàng khơng cịn hạn hẹp so với nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hố đang tăng lên nhanh chóng. Hệ thống giao thơng đường bộ hiện đã trở nên quá tải; đường sắt chưa được phát triển đủ để liên kết cùng các phương thức vận tải khác hình thành mạng lưới thống nhất trong vùng. Giao thông đô thị, đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh đã rất căng thẳng, ách tắc.
Hạn chế về chất lƣợng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực dồi dào, nhưng lực lượng lao động tại chỗ chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển kinh tế của cả vùng về lượng và về chất. Theo Tổng cục Thống kê, hiện vùng Đơng Nam Bộ có đến 84,4% dân số từ 15 tuổi trở lên khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật. Trong đó, Tây Ninh dẫn đầu với 92,7%, tiếp đến là Bình Phước: 89,3%, Đồng Nai: 88,3%, Bình Dương: 88,2%, Bà Rịa – Vũng Tàu: 85,6%, TPHCM: 80,5%. Trong 15,6% dân số trên 15 tuổi có trình độ chun mơn kỹ thuật thì tỉ lệ sơ cấp: 3,6%, trung cấp: 3,8%, cao đẳng: 1,6%, đại học trở lên: 6,6% [15]. Do dó sẽ có sự di chuyển lao động trong nội bộ vùng và từ ngoài vào; mặt khác do sự
[15] Như Phú, “Nguồn nhân lực các tỉnh vùng Đông Nam Bộ: phần lớn thiếu chuyên môn”, Báo Người lao động ngày 28/12/2010 [8]
chênh lệch thu nhập dẫn đến luồng di dân tới các đô thị trong vùng mà nảy sinh nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết như:
- Di dân q nhanh vào các đơ thị hiện có như thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hồ, Vũng Tàu làm quá tải so với khả năng đáp ứng về các điều kiện kết cấu hạ tầng đô thị (điện, nước, giao thông, y tế, giáo dục,v.v...), gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường.
- Nhiều điểm dân cư tập trung đang có xu hướng trở thành đơ thị, song chưa có đủ điều kiện về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Nhiều khu cơng nghiệp tập trung đang trong q trình hình thành và phát triển cũng có nhu cầu tạo lập thêm các điểm dân cư đô thị mới.
- Vấn đề cung ứng lao động kỹ thuật cho các khu công nghiệp tập trung đang nổi lên. Nhiều khu, cụm cơng nghiệp có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển, nhưng rất thiếu nguồn lao động tại chỗ. Việc thu hút lao động từ các nơi khác đến, kể cả từ các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long, địi hỏi có những biện pháp hình thành động bộ các điểm dân cư đô thị gắn với các khu công nghiệp trên cơ sở quy hoạch