Giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng đông nam bộ , luận văn thạc sĩ (Trang 73 - 76)

1.3.1 .Chuỗi cung ứng sản xuất đồ gỗ ở Bắc Carolina

3.3. Các giải pháp

3.3.1.2. Giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào

Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp chế biến gỗ hiện nay là thiếu nguyên liệu đầu vào trầm trọng. Vì vậy việc ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào là giải pháp vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp chủ động trong sản xuất và tránh phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu vốn đang có nhiều biến động như hiện nay.

- Trước hết cần tổ chức lại hệ thống cung cấp gỗ nguyên liệu ổn định lâu dài cho vùng Đông Nam Bộ bằng việc khẩn trương tiến hành xây dựng các trung tâm đầu mối nhập khẩu và cung cấp gỗ nguyên liệu (chợ gỗ) cho vùng Đông Nam Bộ. Chợ gỗ sẽ đảm bảo cung cấp nguồn nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng hợp pháp và cịn là đầu mối thông tin cho doanh nghiệp về biến động giá cả nguyên liệu trên thị trường thế giới, giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chợ gỗ sẽ thực hiện cả hai hình thức bán hàng trực tiếp và bán hàng online để tạo điều kiện thuận tiện cho doanh nghiệp.

Hiện nay UBND thành phố Hồ Chí Minh đã cho phép Hiệp hội Chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hawa) thành lập chợ đầu mối gỗ (chợ gỗ) tại thành phố Hồ Chí Minh. Để tổ chức lại hệ thống cung cấp gỗ và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, Hawa cần nhanh chóng triển khai việc thành lập chợ gỗ. Chợ đầu mối cũng sẽ kiểm soát, quản lý được các nguồn gỗ nguyên liệu và lâm sản khai thác hợp pháp từ các cánh rừng tự nhiên và rừng trồng trong nước cũng như nguồn gỗ nhập khẩu từ nước ngoài, ngăn chặn việc lợi dụng đưa gỗ phạm pháp vào chợ để hợp lý hóa trong khâu lưu thơng tiêu thụ. Việc lập ra các chợ đầu mối gỗ sẽ ít nhất giảm được 10% chi phí nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp, ngăn chặn tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau. - Nguồn nguyên liệu gỗ là vô cùng khan hiếm phụ thuộc vào nhập khẩu nên các doanh nghiệp phải tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước như gỗ xồi, gỗ mít, gỗ điều… Nguồn ngun liệu này rất rẻ, nhưng doanh nghiệp phải sử dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất như sấy, sơ chế, sơn… để tăng độ bền của gỗ với giá thành phù hợp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có kế hoạch sử dụng tiết kiệm gỗ nguyên liệu, bằng việc sử dụng gỗ kết hợp với các loại nguyên liệu khác như vải, mây, tre, inox…Như vậy doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa được các loại nguyên liệu khác nhau, vừa tạo nên tính đa dạng trong mẫu mã sản phẩm vừa có thể tiết kiệm được chi phí ngun liệu.

- Về lâu dài, các doanh nghiệp không thể cứ phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu mãi. Nguồn ngun liệu trong nước thì khơng đáp ứng đủ nhu cầu của ngành.

Trong khi đó việc nhập khẩu ngun liệu thì gặp nhiều khó khăn do giá ngun liệu tăng, yêu cầu gỗ phải có các loại chứng chỉ cũng dẫn đến giá cao hơn,.. Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu như hiện nay làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp, là dấu hiệu cho thấy sự phát triển kém bền vững. Vì vậy, để triển khai một chuỗi cung ứng hiệu quả, ngay từ bây giờ doanh nghiệp cần phải mạnh dạn bắt tay vào việc trồng rừng để ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào. Đồng thời phải có kế hoạch tốt trong việc trồng rừng từ khâu chọn giống, kỹ thuật canh tác, chăm sóc, thời gian khai thác phải đảm bảo đủ tuổi cây nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi. Công tác trồng rừng phải được tăng cường theo 2 hướng: trồng cây mọc nhanh chu kỳ 5 - 7 năm, đường kính gỗ dưới 30cm để lấy nguyên liệu chế biến ván ghép thanh, ván nhân tạo và bán thành phẩm phục vụ sản xuất đồ mộc. Với cây gỗ lớn từ 15 năm trở lên cần tăng cường khâu chọn giống từ cây bản địa, cây du nhập để trồng thâm canh, tăng năng suất nhằm tiến tới giảm tối đa nguồn gỗ nhập khẩu, chủ động nguồn nguyên liệu trong nước. Trồng rừng bắt buộc phải tuân thủ và đẩy mạnh việc thực hiện các quy định về chứng chỉ rừng (Forest Certification) và quản lý rừng bền vững để các doanh nghiệp có thể thâm nhập dễ dàng vào những thị trường yêu cầu có chứng chỉ.

- Doanh nghiệp nên tận dụng gỗ non từ công tác tỉa thưa cành nhánh để chế biến ván ép. Bên cạnh đó, cần học hỏi kinh nghiệm về trồng rừng của các nước trên thế giới và linh hoạt ứng dụng vào điều kiện thực tế ở Việt Nam. Việc trồng rừng là vô cùng cần thiết nhưng cũng là áp lực đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi nguồn vốn của họ hạn chế. Do đó, để ổn định nguồn nguyên liệu lâu dài về sau, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên kết lại với nhau thì giải pháp trồng rừng mới có thể đi vào thực thi và giảm dần sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Hiện nay ở nước ta một số doanh nghiệp chế biến gỗ đã mạnh dạn bắt tay vào việc trồng rừng như Trường Thành, Hoàng Anh Gia Lai, Khải Vy,..và đã bước đầu tự túc được nguồn nguyên liệu trong nước, giảm 30% lượng nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng đông nam bộ , luận văn thạc sĩ (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)