Công nghệ sản xuất của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng đông nam bộ , luận văn thạc sĩ (Trang 39)

Phân loại máy móc, cơng nghệ Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)

Hiện đại 84 39

Trung bình 123 57

Lạc hậu 8 4

Cộng 215 100

Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả

Mặc dù các doanh nghiệp có chú trọng đầu tư mở rộng quy mô hoạt động nhưng đa số cơng nghệ sản xuất là trung bình (57%). Chỉ có 39% doanh nghiệp chú trọng đầu tư dây chuyền hiện đại cho hoạt động chế biến gỗ. Theo khảo sát của tác giả các doanh nghiệp có cơng nghệ hiện đại thường là những doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài với số vốn từ 100 tỷ trở lên như Golden Fortune, Scancom Việt Nam, Scansia Pacific và các doanh nghiệp lớn thuần vốn của Việt Nam như Trường Thành, Minh Dương...Một số doanh nghiệp khác tuy là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi nhưng với quy mơ nhỏ (từ 1-5 tỷ) thì vẫn đang hoạt động với máy móc cũ kỹ, dây chuyền cơng nghệ trung bình.

2.3. Thực trạng chuỗi cung ứng sản xuất - xuất khẩu đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ

Trong ngành gỗ, chuỗi cung ứng có thể được mơ tả như một sự kết nối giữa những nhà cung cấp nguyên liệu thô, nhà sản xuất đồ gỗ, nhà nhập khẩu, nhà bán bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng. Các doanh nghiệp chế biến gỗ mua nguyên liệu và phụ kiện từ nhiều nguồn (trong nước và nhập khẩu), đầu tư máy móc, nguồn nhân lực và thuê các dịch vụ để sản xuất sản phẩm rồi xuất khẩu qua nhà nhập khẩu/nhà bán lẻ để đến tay người tiêu dùng. Các mắt xích của chuỗi được mơ tả cụ thể ở mục 2.3.1.

2.3.1. Các mắt xích của chuỗi 2.3.1.1. Các nhà cung cấp 2.3.1.1. Các nhà cung cấp

2.3.1.1.1. Gỗ nguyên liệu đầu vào

Nguyên liệu gỗ là thành phần chính cấu thành nên sản phẩm và theo nhận xét của các vị chuyên gia trong ngành thì nguyên liệu gỗ chiếm khoảng 40%-60% giá thành sản phẩm. Gỗ nguyên liệu phục vụ cho ngành chế biến gỗ rất đa dạng, từ gỗ tròn, gỗ xẻ, đến ván tấm, ván dăm, gỗ dán… Các chủng loại này được khai thác trong nước và nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia trên thế giới.

 Gỗ từ nguồn trong nƣớc

Gỗ từ nguồn trong nước bao gồm gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng và gỗ nhân tạo (MDF, gỗ dán).

Tuy nhiên gỗ từ rừng trồng tự nhiên được nhà nước quản lý rất chặt chẽ, định mức khai thác được phân bổ hàng năm tùy theo từng tỉnh và định mức này cũng giảm dần qua từng năm. Gỗ từ rừng trồng ở trong nước phần lớn là gỗ có đường kính nhỏ (dưới 10 năm), khi sấy khơ sẽ dễ dẫn đến gỗ bị co rút. Vì vậy sẽ rất khó để sản xuất có hiệu quả từ nguyên liệu gỗ này. Do đó chúng được chuyển sang

làm nguyên liệu cho ngành giấy hoặc dùng để sản xuất ván ép. Hơn nữa, khối lượng gỗ khai thác hàng năm không chỉ phục vụ cho nguyên liệu ngành chế biến gỗ xuất khẩu mà còn dùng cho sản xuất đồ gỗ nội địa, xây dựng, thủy lợi, cơ sở hạ tầng…nên khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu dùng cho đồ gỗ xuất khẩu. Mặt khác hầu hết gỗ từ rừng trồng và rừng tự nhiên ở nước ta chưa có chứng chỉ FSC (chứng chỉ về quản lý rừng bền vững). Sản phẩm được sản xuất từ loại gỗ chưa có chứng chỉ rừng sẽ rất khó khăn trong việc thâm nhập thị trường Mỹ, EU, nơi mà người tiêu dùng tẩy chay những sản phẩm được làm từ gỗ bất hợp pháp.

Từ thực tế trên dẫn đến các doanh nghiệp chế biến gỗ phải nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ nước ngoài để bù đắp lượng thiếu hụt từ nguồn trong nước và cũng tìm kiếm ngun liệu có đầy đủ chứng chỉ đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ.  Gỗ từ nguồn nhập khẩu

Trước những năm 2000, gỗ nguyên liệu trong nước chiếm tỷ trọng rất cao và chủ yếu là gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên. Tuy nhiên trong hơn mười năm qua, tỷ trọng giữa gỗ nguyên liệu khai thác trong nước và nhập khẩu đã có sự thay đổi lớn.

Theo kết quả khảo sát của tác giả, bên cạnh nguồn gỗ trong nước thì hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ đều nhập khẩu gỗ từ nước ngồi. Có đến 81% doanh nghiệp khảo sát cho biết họ phải nhập khẩu gỗ từ các nước trên thế giới (thông qua mua trực tiếp với nhà cung cấp và qua đại lý, trung gian, xem câu hỏi số 5 phụ lục 7). Điều này thể hiện tính phụ thuộc cao vào nguyên liệu nhập khẩu của các doanh nghiệp chế biến gỗ.

Những thị trường nhập khẩu gỗ chủ yếu của các doanh nghiệp là các nước Đông Nam Á, châu Đại Dương, Nam Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Quốc,.. Thế nhưng các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ đang phải đối mặt với những bất lợi là nguồn gỗ từ Lào và Campuchia đang cạn kiệt, giá gỗ nguyên liệu trên thị trường Malaysia (thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu lớn nhất của Việt Nam) đang tăng mạnh. Trong năm 2011, giá các loại gỗ nguyên liệu tăng khoảng 20-30% do nhu cầu toàn cầu đối với gỗ tăng mạnh, trong khi đó trữ lượng gỗ trên thế giới lại

giảm. Việc tăng giá cước vận chuyển cũng là nguyên nhân đẩy giá gỗ nguyên liệu tăng cao. Khi giá nguyên liệu tăng, buộc các doanh nghiệp cũng phải tăng giá bán sản phẩm để cân đối kinh doanh nên sẽ gây bất lợi trong cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước khác [17].

Việc cung ứng nhập khẩu gỗ nguyên liệu trong thời gian qua chủ yếu là “mạnh ai nấy lo” tức là để có nguyên liệu phục vụ cho sản xuất theo đơn hàng thì doanh nghiệp phải đi các nước để liên hệ mua gỗ nhập về. Việc đi ra nước ngoài thực tế trong thời gian qua thường là những doanh nghiệp quy mơ lớn, có điều kiện tài chính. Đối với các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ phần lớn là phải mua lại nguyên liệu thông qua các nhà nhập khẩu trung gian. Những doanh nghiệp mua lại nguyên liệu của đơn vị nhập khẩu trung gian thì giá tăng thêm khoảng 8-10% so với doanh nghiệp nhập trực tiếp. Kết quả từ khảo sát của tác giả cho thấy có 53% doanh nghiệp phải mua qua đại lý và trung gian (câu hỏi số 5 phụ lục 7). Điều gây khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ là thường xuyên bị động về nguyên liệu, nhiều khi có đơn hàng nhưng khơng tìm được nguồn ngun liệu cần để sản xuất. Trong trường hợp này việc chia sẻ nguyên liệu từ các doanh nghiệp cùng ngành là giải pháp kịp thời để giải cứu cho doanh nghiệp thốt khỏi tình huống bị động về nguyên liệu. Qua khảo sát từ các doanh nghiệp trong vùng cho thấy có 38% doanh nghiệp mua nguyên liệu từ các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên chính sự mua đi bán lại này cũng gây ra yếu tố tăng giá, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một vấn đề khác phát sinh khi chúng ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đối với mặt hàng đồ gỗ là các chứng chỉ về nguyên liệu. Hoa Kỳ có đạo luật Lacey được bổ sung có hiệu lực từ 15/12/2008, quy định kiểm sốt nguồn gốc gỗ nguyên liệu. Từ 1/4/2009 tất cả doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp tờ khai về sản phẩm nhằm đảm bảo tính hợp pháp. Bên cạnh đó luật lâm nghiệp và quản trị rừng (FLEGT) đang được triển khai ở tất cả các quốc gia. EU còn phát động "Bản thỏa

thuận đối tác tự nguyện" (VPA). Đây là những rào cản rất lớn cho ngành gỗ của chúng ta. Theo phân tích của Vụ xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, nhu cầu về gỗ có chứng chỉ đang gia tăng nhưng Việt Nam vẫn chưa có hệ thống chứng chỉ thích hợp. Các khách hàng Hoa Kỳ và EU ngày càng đòi hỏi các sản phẩm được làm từ nguồn gỗ nguyên liệu có chứng chỉ của một tổ chức như Hội đồng các nhà quản lý rừng (FSC). Hiện ở nước ta chưa nơi nào có chứng chỉ như vậy. Vì vậy, các nhà sản xuất phải nhập khẩu gỗ có chứng chỉ FSC với giá cao hơn. Từ đó đã ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, khó cạnh tranh được và giá trị gia tăng của ngành đồ gỗ bị giảm sút quá nhiều so với những quốc gia có hệ thống chứng chỉ.

 Các nguyên liệu khác

Cùng với nguyên liệu gỗ, các nguyên liệu khác như mây, tre, cói, da, nhơm/kim loại…cũng góp phần quan trọng vào việc đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm. Những sản phẩm được kết hợp từ gỗ và các loại nguyên liệu này ngày càng được người tiêu dùng chú ý đến.

Việt Nam tuy là đất nước của cây tre nhưng hiện nay nguồn này cũng đang có nguy cơ cạn kiệt, buộc các doanh nghiệp phải nhập khẩu với giá ngày càng cao từ các quốc gia lân cận như Trung Quốc, Lào...Đối với các chi tiết kim loại (khung đúc, khung lắp ghép), hiện nay ở nước ta chỉ một số nhà máy có thể sản xuất được nhưng vẫn còn hạn chế về mẫu mã và chất lượng. Do đó các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu các bộ phận này từ nước ngoài (chủ yếu là từ Trung Quốc) để đáp ứng nhu cầu đơn hàng.

2.3.1.1.2. Phần cứng và phụ kiện

Phần cứng và phụ kiện (đinh, ốc, bulông, sơn, keo, sợi…) là những chi tiết không thể thiếu để cấu thành nên sản phẩm hoàn chỉnh.

Các phần cứng như bu-lơng, ốc vít, đinh … được sản xuất trong nước (phần lớn được bán tại thành phố Hồ Chí Minh), rất hạn chế về chất lượng và chủng loại. Vì vậy bên cạnh phần cứng và phụ kiện được sản xuất trong nước, các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu chúng từ nước ngoài. Kết quả khảo sát của tác giả cho thấy có 66,7% doanh nghiệp chế biến gỗ có nhập khẩu các loại phần cứng và phụ

kiện từ nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu sản xuất (câu hỏi số 11 phụ lục 7). Vì vậy, sự đầu tư phát triển ngành cơng nghiệp phụ trợ sản xuất các phụ kiện này là vơ cùng cần thiết trong tình hình hiện nay vì mặt hàng này có tiềm năng rất cao trong việc thay thế hàng nhập khẩu.

2.3.1.2. Các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu

Theo thống kê của Viforest, vùng Đơng Nam Bộ có tổng số 1.467 cơ sở chế biến gỗ. Trong đó các doanh nghiệp quy mơ lớn chủ yếu tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. Các doanh nghiệp tham gia ngành chế biến gỗ thuộc các loại hình doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp dân doanh và cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Trong đó chủ yếu là doanh nghiệp dân doanh chiếm 76,2% qua kết quả khảo sát của tác giả.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào ngành chế biến gỗ tại khu tam giác thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai chiếm 80,3% tổng số doanh nghiệp chế biến gỗ có vốn đầu tư nước ngồi; trong đó Bình Dương là tỉnh thu hút nhiều nhất FDI vào ngành này, chiếm 57,24% tổng số doanh nghiệp chế biến gỗ có vốn đầu tư nước ngồi cả nước. Vì giá lao động ngày càng tăng và khan hiếm nguồn nhân công trong nước nên các nhà sản xuất nước ngoài từ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản đang tìm kiếm một mơi trường sản xuất kinh doanh phù hợp hơn ở Malaysia, Singapore, Thailand, Philippines, và gần đây là Việt Nam. Các công ty chế biến gỗ có vốn đầu tư nước ngồi đóng một vai trị quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp gỗ Việt Nam, không chỉ trong lĩnh vực xuất khẩu mà cịn trong lĩnh vực trình độ cơng nghệ, đào tạo nhân lực, đa dạng hố sản phẩm và thậm chí là nâng cao hình ảnh về ngành cơng nghiệp gỗ trên thị trường thế giới.

Các doanh nghiệp chế biến gỗ giữ vai trò nòng cốt trong chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu. Họ đầu tư trang thiết bị máy móc, mua nguyên liệu từ nhiều nguồn để sản xuất sản phẩm rồi xuất khẩu ra nước ngồi. Đồ gỗ Đơng Nam Bộ được xuất khẩu dưới hai hình thức chủ yếu sau:

đó các nhà xuất khẩu này tiếp tục xuất khẩu sang các quốc gia khác dưới nhãn hiệu của họ.

- Xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường Mỹ, Eu, Nhật…dưới nhãn hiệu của chính các doanh nghiệp chế biến gỗ vùng Đơng Nam Bộ.

Việc phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng vẫn còn vượt quá khả năng của hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu nên khách hàng chủ yếu của các doanh nghiệp chế biến gỗ là các nhà nhập khẩu và các nhà phân phối tại các thị trường trên thế giới.

2.3.1.3. Khách hàng

2.3.1.3.1. Nhà nhập khẩu/Nhóm mua hàng

Bằng việc tự đứng ra mua hàng bằng tiền của mình, các nhà nhập khẩu có quyền quyết định đối với hàng hố của mình và chịu trách nhiệm cho các hoạt động bán hàng tiếp theo và phân phối trên đất nước/thị trường của mình. Họ rất quen thuộc với thị trường trong nước và có thể cung cấp nhiều thơng tin cho các nhà sản xuất nước ngoài bên cạnh hoạt động kinh doanh mua bán, như các thủ tục xuất nhập khẩu hoặc gửi hàng, giữ kho. Sự phát triển mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà nhập khẩu có thể đưa đến mức độ hợp tác cao hơn trong việc đưa ra các mẫu thiết kế phù hợp thị trường, các xu thế mới, sử dụng nguyên liệu và các yêu cầu chất lượng.

Nhóm mua hàng được hình thành để hỗ trợ các nhà bán lẻ có điều kiện tốt hơn. Họ thường mua cho một bộ sưu tập của các cơng ty nhỏ. Nhóm mua hàng vận hành kiểu như một hợp tác xã và tìm kiếm giá cả tốt hơn và dịch vụ tốt hơn bằng ưu thế về số lượng mua của họ. Tuy nhiên họ thường khơng có kho chứa hàng và yêu cầu hàng hoá phải được chuyển đến thẳng những cửa hàng bán lẻ. Điều này đòi hỏi phải thêm một chút phức tạp cho nhà sản xuất là phải làm các giấy tờ cần thiết và điều hành khâu vận chuyển.

2.3.1.3.2. Nhà bán lẻ

Bán lẻ là khâu cuối cùng trong chuỗi phân phối từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Các nhà bán lẻ với quy mô khác nhau từ quy mô nhỏ được biết đến ở Mỹ

như chuỗi cửa hàng „Mom & Pop‟ đến các đại gia bán lẻ như Walmart, IKEA và Carrefours.

Các cửa hàng nhỏ thường là chuyên gia hoặc về sản phẩm hoặc về dịch vụ. Họ mua từ nhà nhập khẩu và thường không kèm theo dịch vụ lưu kho. Nhà nhập khẩu đã tính họ cả chi phí nhập khẩu, lưu kho và phân phối. Giá cả có thể tăng nhưng thường trong khoảng từ 80 đến 100%, đơi khi có thể cao hơn so với giá FOB. Nhà bán lẻ sau đó cũng thêm vào khoảng 100% cộng với thuế và vì vậy khi đồ gỗ đến tay người tiêu dùng cuối cùng thì giá cả đã cao gấp 4 lần so với giá FOB.

Tiếp đến là các chuỗi cửa hàng nhỏ. Đây là nhóm cửa hàng thuộc cùng một chủ sở hữu hoạt động trong một thành phố hoặc một địa phương nhưng thường không phân bố rộng khắp cả nước. Họ thu mua hàng về một trung tâm chứa hàng và phân phối đến các cửa hàng của mình. Và khi hàng đến tay người tiêu dùng thì giá cả cũng gấp 4 lần giá FOB

Nhóm tiếp theo là các nhà phân phối bán lẻ lớn như IKEAs, Walmarts, Carrefours,…Nhóm này là ơng chủ trên khắp thế giới và có quyền năng chi phối việc mua bán hàng. Họ mua trực tiếp từ nhà sản xuất và bán trực tiếp cho các khách hàng cuối cùng. Họ rất cứng rắn trong quá trình đàm phán mua hàng và thường yêu cầu số lượng lớn với giá rất rẻ. Họ thường bán hàng với giá ưu việt thấp hơn 20 – 22% trong các cửa hàng của mình do đó để cung cấp hàng cho họ các nhà sản xuất cần phải hoạt động hết năng suất để có thể thu được lợi nhuận. Việc cung cấp số lượng lớn như vậy có thể mang lại những kinh nghiệm quý báu và khả năng cọ sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng đông nam bộ , luận văn thạc sĩ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)