Đánh giá độ tin cậy thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần cấp nước gia định (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2 Kết quả khảo sát về động lực làm việc của người laođộng tại Công ty CP

2.2.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo

Để đánh giá độ tin cậy của thang đo, tác giả sử dụng Cronbach’s Alpha để kiểm định thông qua mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo có tương quan với nhau.

Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) dẫn theo Nunally & Burnstein 1994 và theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009. Và các biến có hệ số “Alpha nếu bỏ đi mục hỏi”

(Alpha If Item Deleted) phải nhỏ hơn hệ số Crombach Alpha (có nghĩa là loại bỏ các biến có hệ số Alpha If Item Deleted > hệ số Crombach’s Alpha).

Kết quả kiểm định Cronbach’s Aplha của từng biến quan sát cho kết quả như sau:

 Đối với nhân tố “Đặc điểm cơng việc” có các biến quan sát đạt độ tin cậy của thang đo

 Đối với nhân tố “Thu nhập Phúc lợi” có các biến quan sát đạt độ tin cậy của thang đo

 Đối với nhân tố “Điều kiện làm việc” có các biến quan sát đạt độ tin cậy của thang đo, tuy nhiên kết quả cho thấy loại một biến quan sát DK3 “Thời gian làm việc linh động” có hệ số Alpha nếu bỏ đi mục hỏi > hệ số Crombach’s Alpha. Tuy nhiên biến này có hệ số tương quan biến tổng lớn 0.3 (DK3 = 0.75), đồng thời biến quan sát này có ý nghĩa thực tế về việc tạo động lực cho NLĐ tại cơng ty. Do đó, tác giả quyết định giữ lại biến quan sát này.

 Đối với nhân tố “Đào tạo thăng tiến” có các biến quan sát đạt độ tin cậy của thang đo, tuy nhiên kết quả cho thấy loại một biến quan sát DT5 “Có sự cơng bằng trong việc đánh giá kết quả thăng tiến”có hệ số Alpha nếu bỏ đi mục hỏi > hệ số Crombach’s Alpha. Tuy nhiên biến này có hệ số tương quan biến tổng lớn 0.3 (DT5 = 0.704), đồng thời biến quan sát này có ý nghĩa thực tế về việc tạo động lực cho NLĐ tại cơng ty. Do đó, tác giả quyết định giữ lại biến quan sát này.

 Đối với nhân tố “Quan hệ trong cơng việc” có các biến quan sát đạt độ tin cậy của thang đo, tuy nhiên kết quả cho thấy loại một biến quan sát QH7 “Đồng nghiệp khơng đùm đẩy cơng việc”có hệ số Alpha nếu bỏ đi mục hỏi > hệ số Crombach’s Alpha. Biến quan sát này có hệ số tương quan biến tổng không lớn (QH7 = 0.359), nhưng hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố Quan hệ trong cơng việc lớn hơn 0.8, nói lên rằng đây là thang đo tốt đồng thời biến quan sát “Đồng nghiệp không đùm đẩy cơng việc” có ý nghĩa thực tế về việc tạo động lực cho NLĐ tại cơng ty. Do đó, tác giả quyết định giữ lại biến quan sát này.

 Đối với nhân tố “Thương hiệu cơng ty” có các biến quan sát đạt độ tin cậy của thang đo

 Đối với nhân tố “Động lực làm việc” có các biến quan sát đạt độ tin cậy của thang đo.

Như vậy, thông qua phương pháp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha nói lên rằng các thang đo đều đạt độ tin cậy.

Bảng 2.4: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha

STT Biến độc lập và biến phụ thuộc Số biến quan sát còn lại Hệ số Cronbach’s Aplha

1 Đặc điểm công việc 8 0.858 2 Thu nhập – Phúc lợi 7 0.884

3 Điều kiện làm việc 4 0.941 4 Đào tạo – Thăng tiến 5 0.929 5 Quan hệ trong công việc 7 0.802

7 Động lực làm việc 4 0.796

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)

Theo như kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thấy Cronbach’s Alpha của các thang đo đều lớn hơn 0.6 đánh giá được độ tin cậy của thang đo. Với thang đo đạt độ tin cậy, tiếp theo tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần cấp nước gia định (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)