2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển nghề nghiệp kiểm tốn độc lập tại Việt Nam
Là một dịch vụ chuyên nghiệp và trình độ cao trong nền kinh tế thị trường, kiểm tốn độc lập đóng vai trị ngày càng quan trọng khi Nhà nước khuyến khích phát triển đa thành phần kinh tế, đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN, phát triển thị trường chứng khoán, mở cửa hội nhập quốc tế. Kiểm tốn độc lập góp phần cơng khai, minh bạch thơng tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp và thị trường tài chính, nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý kinh tế, tài chính của nhà nước, và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, được xã hội thừa nhận là phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Ngày 13/5/1991 theo giấy phép số 975/PPLT của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài Chính (BTC) ký quyết định thành lập hai công ty đã mở đầu cho sự ra đời của ngành kiểm toán độc lập (KTĐL) tại Việt Nam: Cơng ty kiểm tốn Việt Nam với tên giao dịch là VACO (QĐ 165- TC/ QĐ/ TCCB) và Cơng ty dịch vụ kế tốn Việt Nam với tên giao dịch là ASC (QD 164-TC/QD/TCCB) sau này đổi tên thành công ty dịch vụ tư vấn tài chính, kế tốn, kiểm tốn – AASC (quyết định 639 – TC/QD/TCCB ngày 14/9/1993). Với cương vị là công ty đầu ngành, VACO và AASC đã có nhiều đóng góp khơng chỉ trong việc phát triển cơng ty, mở rộng địa bàn kiểm tốn mà cả trong việc cộng tác với cơng ty và tổ chức nước ngồi để phát triển sự nghiệp kiểm tốn Việt Nam.
2.1.2. Số lượng và hình thức pháp lý cơng ty kiểm tốn
Số lượng:
Nền kinh tế thị trường đa thành phần phát triển nhanh chóng, kéo theo nhu cầu kiểm toán phát triển, từ chỗ chỉ có 2 doanh nghiệp kiểm toán (DNKT) Nhà nước, đến năm 1997 cả nước đã có 15 DNKT, năm 2000 có 34 DNKT, năm 2005 có 105 DNKT, năm 2011 có 165
DNKT và đến nay có hơn 170 DNKT. Trong vịng 10 năm từ năm 2000 đến năm 2010, số lượng DNKT đã tăng gấp hơn 4 lần, năm 2006 tăng cao nhất là 40 DNKT được thành lập. Hơn 20 năm hoạt động, cả nước hiện có gần 10.000 người làm việc trong lĩnh vực kiểm toán, cung cấp 20 loại dịch vụ cho 30.000 khách hàng, doanh thu đạt 2.800 tỷ đồng.
Hình thức pháp lý của cơng ty kiểm tốn:
Trước năm 2006, doanh nghiệp kiểm tốn được thành lập dưới các hình thức: doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH 1TV, công ty TNHH 2TV, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Nhưng đến nay, cơ cấu loại hình cơng ty kiểm tốn có sự thay đổi đáng kể do quy định của Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 về kiểm toán độc lập và Nghị định NĐ/133 2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 105/2004/NĐ-CP, doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam chỉ được thành lập và hoạt động theo các hình thức pháp lý sau:
- Doanh nghiệp tư nhân, - Công ty hợp danh, - Công ty TNHH, và
- Doanh nghiệp theo luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Các công ty cổ phần kiểm toán đã thành lập và hoạt động từ trước ngày Nghị định 105/2004/NĐ-CP có hiệu lực phải chuyển đổi theo một trong những hình thức ở trên trong thời gian 2 năm kể từ ngày hiệu lực của Nghị định 105/2004/NĐ-CP.
Tính đến thời điểm 28/02/2013, hiện cả nước có 155 cơng ty kiểm tốn đăng ký hành nghề,gồm:
- 145 công ty TNHH,
- 04 cơng ty 100% vốn nước ngồi (E&Y, PwC, KPMG, Grant Thornton), - 05 cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài (E Jung, Mazars, HSK, Immanuel, S&S), - 01 công ty hợp danh (CPA VN),
2.1.3. Các dịch vụ do kiểm toán độc lập cung cấp
Để đáp ứng nhu cầu phát triển về số lượng và quy mô, các dịch vụ do các cơng ty kiểm tốn cung cấp cũng đã không ngừng được đa dạng theo hướng mở rộng từng loại dịch vụ chi tiết trong dịch vụ kiểm toán cũng như mở rộng thêm các dịch vụ tư vấn. Đến nay đã có gần 20 loại dịch vụ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường đa thành phần, mở cửa và hội nhập quốc tế. Các dịch vụ kiểm toán phổ biến hiện nay như: Kiểm toán BCTC, Kiểm toán Thuế,
Kiểm toán hoạt động, Kiểm toán tuân thủ, Kiểm toán nội bộ, Kiểm toán XD cơ bản, Kiểm toán quyết tốn vốn đầu tư hồn thành, Kiểm tốn thơng tin tài chính, Kiểm tốn thỏa thuận
trước,… Và một số dịch vụ tư vấn tiêu biểu: Tư vấn tài chính, Tư vấn thuế, Tư vấn nguồn
nhân lực, Tư vấn quản lý, Dịch vụ kế toán, Dịch vụ định giá tài sản, Dịch vụ cổ phần hóa, Dịch vụ sốt xét BCTC, Dịch vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tài chính, kế tốn, kiểm tốn, Tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong các dịch vụ trên, dịch vụ kiểm tốn Báo cáo tài chính chiếm tỷ trọng lớn nhất vì các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi bắt buộc phải kiểm toán theo luật định, đồng thời nhu cầu kiểm tốn Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhà nước, chủ yếu là các tổng công ty, cũng đang tăng dần. Nhờ đó doanh thu và kết quả kinh doanh của ngành kiểm toán độc lập khơng ngừng tăng nhanh, bình quân tăng 30% mỗi năm. Nếu như năm 2000, doanh thu đạt 282 tỷ đồng, thì 10 năm sau, năm 2010, doanh thu cả ngành đạt 2.800 tỷ đồng (tăng 9,7 lần). Doanh thu năm 2011 và 2012 lần lượt là 3.047 tỷ đồng và 3.799 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các dịch vụ này cịn góp phần đáng kể vào cơng tác tổ chức, quản lý tài chính của các tổ chức, doanh nghiệp, góp phần thực hiện cơng khai minh bạch BCTC và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
2.1.4. Đội ngũ nhân viên kiểm toán chuyên nghiệp
Đội ngũ kiểm toán viên chuyên nghiệp là vấn đề được quan tâm hàng đầu ngay từ những ngày đầu ngành kiểm toán mới thành lập. Từ 1994, BTC bắt đầu tổ chức thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên. Tham gia vào q trình đào tạo KTV, có các tổ chức quốc tế như ACCA, CPA Ustralia. Đến nay cả nước có 192 người vừa có chứng chỉ KTV Việt Nam vừa
có chứng chỉ KTV nước ngồi; 129 người có chứng chỉ KTV nước ngồi. KTV khơng chỉ học thi để được cấp chứng chỉ, mà phải học tập thường xuyên, cập nhật kiến thức bắt buộc mỗi năm 40 giờ. Trước năm 2006 công tác này do BTC tổ chức, từ năm 2006 đến nay, BTC đã chuyển giao cho Hội hành nghề KTV VN (VACPA) tổ chức, nhờ đó năng lực và kinh nghiệm kiểm tốn của KTV khơng ngừng nâng cao, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, và từng bước được khu vực quốc tế thừa nhận.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp và phát triển đáng kể của kiểm toán độc lập cho nền kinh tế xã hội, vẫn còn một số những hạn chế liên quan đội ngũ KTV và trình độ chun mơn của đội ngũ KTV cần sớm khắc phục. Cho dù số lượng người được cấp chứng chỉ KTV ngày càng có chiều hướng gia tăng, nhưng con số hơn 2.000 người là chưa tương xứng với số lượng hơn 25.000 công ty đại chúng ngày nay trên thị trường. Bắt đầu từ năm 2010, các doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo soát xét bán niên nhằm nâng cao chất lượng tài chính, trong khi hiện nay số doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện kiểm tốn cơng ty niêm yết, còn quá khiêm tốn so với các đơn vị thuộc diện bắt buộc thực hiện báo cáo này (năm 2012, có 43 cơng ty kiểm tốn được Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận đủ điều kiện kiểm tốn cơng ty niêm yết), chính vì thế áp lực kiểm tốn đối với các đơn vị kiểm toán là điều khơng thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, chất lượng KTV chưa đồng đều, chưa thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu của doanh nghiệp và tổ chức. Thời gian gần đây do đòi hỏi của xã hội, chất lượng của đội ngũ KTV có nâng cao, nhưng do vẫn cịn hạn chế về kinh nghiệm hành nghề, năng lực và sức cạnh tranh nên vẫn chưa thể đáp ứng được tốt nhất yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin.
2.1.5. Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)
Là hoạt động chuyên nghiệp, bên cạnh việc chịu sự điều chỉnh từ phía pháp luật và quản lý của cơ quan nhà nước, KTV hành nghề còn chịu sự chi phối của một tố chức nghề nghiệp, đó là Hội kiểm tốn viên hành nghề (VACPA).
Ngày 15/4/2005, theo đề nghị của Bộ Tài Chính, được phép của Bộ Nội Vụ, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã được thành lập tại Hà Nội và chính thức đi vào hoạt
động từ 1/1/2006. Đây là tổ chức nghề nghiệp của những người có Chứng chỉ kiểm toán viên độc lập và các doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam. Ngày 14/07/2005, theo Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC, Bộ trưởng Bộ Tài Chính đã chính thức chuyển giao chức năng quản lý hành nghề kiểm toán cho VACPA. Kể từ đây, những người hành nghề kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã có một tổ chức nghề nghiệp chuyên nghiệp độc lập, tự quản, tự chủ, đánh dấu cột mốc lịch sử quan trọng cho giai đoạn phát triển mới của nghề nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam.
Với mục đích tập hợp, đồn kết các cá nhân và doanh nghiệp cùng nghề kiểm tốn; duy trì, phát triển và nâng cao trình độ KTV, KTV hành nghề, chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm tốn; giữ gìn uy tín và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; không ngừng gia tăng giá trị hội viên, Hội nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam (VACPA) đã dần mở rộng mối quan hệ với các tổ chức quốc tế để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm quản lý chuyên nghiệp, nâng cao uy tín, hình ảnh KTV Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Sự hỗ trợ của các tổ chức và chuyên gia quốc tế, Cộng đồng Châu Âu EC thông qua dự án Euro đặc biệt, các dự án của WB, ADB (Asian development Bank) hỗ trợ nâng cao năng lực, ký kết các biên bản hợp tác, biên bản ghi nhớ giữa BTC, VACPA với ACCA, CPA Australia, các trường Đại học quốc tế đã thực sự là một khởi đầu cho kiểm toán độc lập VN hội nhập với quốc tế và mở cửa cho các tổ chức quốc tế vào Việt Nam.