Kết quả ước lượng phương trình xuất khẩu tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên thương mại quốc tế của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 39)

4. KẾT QUẢ

4.1 Kết quả ước lượng phương trình xuất khẩu tổng hợp

Kết quả ước lượng mơ hình cho dữ liệu xuất khẩu tổng hợp được giải thích trong bảng 4.1. Mơ hình được kiểm tra tính ổn định bằng lệnh CUSUM Test trên eviews (hình 4.1), cho thấy mơ hình ổn định với mức ý nghĩa 5 %.

- GDP thực của Việt Nam có quan hệ thuận chiều với mức độ xuất khẩu và hệ số này là đáng kể ở mức ý nghĩa 5 %với hệ số t-statistic phù hợp là 2,85. Kết quả này phù hợp với lý thuyết, cho thấy một sự tăng (giảm) của GDP thực 1 %, khi các biến khác không đổi, sẽ làm cho xuất khẩu tăng (giảm) 0,354 %

Bảng 4.1: Kết quả hồi quy cho xuất khẩu tổng hợp. Bảng tóm tắt kết quả của phương trình OLS: XVN = f(YUS, YVN, e, v) trong đó XVN là xuất khẩu thực của Việt Nam, YUS thu nhập thực của Mỹ và YVN là thu nhập thực của Việt Nam, e là tỷ giá thực và vt biến động tỷ giá được đo lường. Mỗi hệ số hồi quy và hệ số thống kê t-statistic tự tương quan phù hợp (trong ngoặc) được trình bày. Giá trị R2 và điểm số Durbin Watson được trình bày ở 2 cột cuối cùng.

GDPUS/PUS GDPVN/PVN e*(PUS/PVN) Vt R2 DW

Xuất khẩu 0,0031 0,354 -3007,991 2,8 E+10 0,313 2,159

(1.91) (2,85) (4,76) (2,77)

- GDP thực của Mỹ cho thấy có có ảnh hưởng tích cực lên xuất khẩu, tuy nhiên hệ số t statistic không cao. Điều này không như giả thiết được kỳ vọng là khi thu nhập của người Mỹ tăng lên, họ sẽ chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa dịch vụ, do đó nhu cầu nhập khẩu hàng hóa dịch vụ của họ nhiều hơn và khi đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng lên. Tuy nhiên, theo như kết quả thì giả thiết này khơng được khẳng định một cách rõ ràng. Lý giải cho điều này là khi thu nhập thực tế của người Mỹ tăng lên, có thể họ sẽ khơng dùng phần thu nhập tăng thêm đó để chi cho hàng hóa dịch vụ mà có thể họ sẽ chi cho các nhu cầu khác chẳng hạn như dịch vụ, giải trí..hoặc có thể tiết

kiệm. Bởi đa số các mặt hàng Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam là hàng hóa thiết yếu như thủy sản, dệt may, giày dép, gỗ…Hoặc khi thu nhập tăng lên, thì người tiêu dùng Mỹ sẽ hướng đến những sản phẩm có chất lượng tốt hơn với các yêu cầu khắt khe hơn trước làm cho hàng hóa Việt Nam khó cạnh tranh với các đối thủ khác nên giá trị xuất khẩu vẫn không tăng lên. Ngược lại, khi GDP Mỹ giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng vì đa số các mặt hàng sản xuất tại Việt Nam có giá thành thấp nên mặt bằng giá bán tại thị trường Mỹ cũng thấp hơn. Vì thế, khi thu nhập giảm, nhưng cầu về các mặt hàng thiết yếu vẫn không giảm nên giá trị xuất khẩu cũng không bị giảm đi.

- Tỷ giá thực có tác động nghịch chiều đến xuất khẩu, nghĩa là một sự giảm đi của tỷ giá thực sẽ làm cho xuất khẩu tăng lên và ngược lại. Nhìn vào thực trạng Việt Nam những năm qua, trong khi đường diễn biến của tỷ giá danh nghĩa USD/VND ngày càng tăng lên thì tỷ giá thực lại ngày càng giảm xuống do ảnh hưởng của mức giá tương đối. VND ngày càng mất giá so với USD vì lạm phát của Việt Nam luôn ở mức cao. Vì vậy, việc nhiều lần điều chỉnh để tỷ giá VND so với USD ngày càng tăng là một động thái của NHNN để giữ vửng tính cạnh tranh của hàng hóa và hỗ trợ cho xuất khẩu. Kết quả này khá phù hợp với giả thiết ban đầu.

- Biến động tỷ giá được đo lường bằng mơ hình ARCH có tác động cùng chiều đến xuất khẩu một cách có ý nghĩa với hệ số t statistic = 2,77. Qua đó cho thấy, cơ chế điều chỉnh nâng tỷ giá của NHNH để hỗ trợ xuất khẩu đã phần nào phát huy tác dụng. Nhìn chung, khả năng giải thích của mơ hình này khá phù hợp với hệ số R2 là 31,3 %, Durbin Watson = 2,159.

Dùng kiểm định Wald trên Eviews để kiểm tra sự phù hợp của các hệ số hồi quy trong phương trình ước lượng với giả thiết Ho: các hệ số bằng 0 và giả thiết H1: các hệ số khác 0 một cách có ý nghĩa. Kết quả kiểm định (bảng 4.2) cho thấy mơ hình là phù hợp.

Bảng 4.2: Kết quả kiểm định tham số của phương trình xuất khẩu tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên thương mại quốc tế của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)