Kết quả ước lượng phương trình nhập khẩu tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên thương mại quốc tế của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 42)

4. KẾT QUẢ

4.2 Kết quả ước lượng phương trình nhập khẩu tổng hợp

Kết quả ước lượng phương trình nhập khẩu với số liệu tổng hợp trong bảng 4.3 và tính ổn định của mơ hình được khẳng định trong hình 4.1, cho thấy chỉ có 2 biến có ý nghĩa thống kê là GDP thực của Việt Nam và biến động tỷ giá. Khác với kết quả được nghiên cứu bởi Michael D. Mckenzie (1997) đối với dòng chảy thương mại Úc-Mỹ, nghiên cứu này cho ra kết quả một cách rõ ràng hơn về quan hệ giữa GDP thực của Việt Nam và giá trị nhập khẩu. Mối quan hệ này là cùng chiều một cách có ý nghĩa với hệ số thống kê t là 2,76 . Điều này phù hợp với lý thuyết được kỳ vọng là khi thu nhập thực tế tăng lên thì nhu cầu nhập khẩu theo đó cũng sẽ nhiều lên.

Bảng 4.3: Kết quả hồi quy cho nhập khẩu tổng hợp. Bảng tóm tắt kết quả của phương trình OLS: MVN = f(YUS, YVN, e, v) trong đó MVN

là nhập khẩu thực của Việt Nam, YUS thu nhập thực của Mỹ và YVN là thu nhập thực của Việt Nam, e là tỷ giá thực và v là

phù hợp (trong ngoặc) được trình bày. Giá trị R2 và điểm số Durbin Watson được trình bày ở 2 cột cuối cùng.

GDPUS/PUS GDPVN/PVN e*(PUS/PVN) Vt R2 DW

Nhập khẩu 0,0036 0,9922 -14174,430 -3,93 E+9 0,595 2,04

(1.61) (2,76) (0,21) (2,51)

Tương tự như ước lượng với phương trình xuất khẩu tổng hợp, sử dụng kiểm định Wald để kiểm tra sự phù hợp của mơ hình (bảng 4.4).

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định tham số của phương trình nhập khẩu tổng hợp

- Một sự biến động tăng tỷ giá sẽ làm giảm nhập khẩu và ngược lại. Điều này phù hợp với lý thuyết và một số nghiên cứu trước đây. Khi tỷ giá biến động tăng, giá cả hàng hóa nhập khẩu trong nước trở nên tương đối đắt hơn, do đó nhu cầu nhập khẩu giảm xuống và ngược lại. Trong những năm gần đây, để cải thiện tình trạng cán cân thương mại liên tục bị thâm hụt, NHNN đã chủ trương điều chỉnh tỷ giá tăng nhẹ trong biên độ nhất định. Việc tăng tỷ giá đã phần nào giúp hạn chế được tình trạng nhập siêu,

-20 -15 -10 -5 0 5 10 15 20 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 CUSUM 5% Significance -20 -15 -10 -5 0 5 10 15 20 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 CUSUM 5% Significance

tuy nhiên độ co giãn đối hàng nhập khẩu là không cao bởi sự tác động của nhiều nhân tố khác chứ không riêng nhân tố tỷ giá, nhất là khi các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là nguyên phụ liệu đầu vào cần thiết cho các ngành sản xuất, máy móc thiết bị…Hơn nữa, cùng với sự gia tăng trong thu nhập, nhu cầu tiêu dùng hàng ngoại ngày một tăng lên làm mức độ nhập khẩu tuy có giảm nhưng lại ln ở mức cao hơn so với xuất khẩu. Nhưng nhìn chung, biến động tỷ giá cũng đã có một mức độ ảnh hưởng nhất định đối nhập khẩu.

- GDP Mỹ có ảnh hưởng thuận chiều đối với nhập khẩu, tuy nhiên kết quả này khơng rõ ràng vì giá trị t khơng có ý nghĩa thống kê.

- Kết quả hồi quy cho thấy tỷ giá thực và nhập khẩu có mối quan hệ nghịch, tuy nhiên một lần nữa hệ số thống kê t lại khơng nói lên điều này với t statistic = -0,21 Mặc dù chỉ có hai biến trong phương trình nhập khẩu tổng hợp có ý nghĩa thống kê cao nhưng hệ số giải thích sự phù hợp của mơ hình là R2 và Durbin Watson khá cao, lần lượt tương ứng là 59,5 % và 2,04.

(a) (b)

Hình 4.1: Test CUSUM, kiểm tra tính ổn định của từng mơ hình: (a) xuất khẩu và (b) nhập khẩu, đường màu xanh biểu diễn mơ hình dự đốn, đường màu đỏ giới hạn mức ý nghĩa 5 % của mơ hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên thương mại quốc tế của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)