Phân tích mơ hình xuất, nhập khẩu của một số mặt hàng chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên thương mại quốc tế của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 45)

4. KẾT QUẢ

4.3 Phân tích mơ hình xuất, nhập khẩu của một số mặt hàng chủ yếu

Mặc dù việc ước lượng với số liệu xuất, nhập khẩu tổng hợp cho ra kết quả R2 khá cao, tuy nhiên với việc sử dụng số liệu tổng hợp chung cho tất cả các ngành cũng đồng nghĩa với việc giả định độ co giãn giữa các ngành cũng như giữa các thị trường hàng hóa là như nhau trong khi thực tế thì khơng như vậy. Việc tổng hợp các mặt hàng với nhau có thể làm lỗng mối quan hệ và khả năng mâu thuẫn với kết quả của các nghiên cứu trước. Để tăng tính thuyết phục cho mơ hình đồng thời để tìm kiếm thêm một sự phù hợp hơn cho bài nghiên cứu, dữ liệu xuất, nhập khẩu phân tách đối với một số mặt hàng riêng lẻ chủ yếu được sử dụng để đưa vào ước lượng bằng phương pháp OLS. Dữ liệu thương mại của một số mặt hàng chủ yếu được thu thập từ Tổng cục Thống Kê từ quý 1/2004 đến quý 2/2013. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên thương mại đối với những mặt hàng riêng biệt cũng sẽ được ước lượng theo phương trình (8) và (9). Do đó XVNt và MVNt bây giờ là giá trị xuất, nhập khẩu của những mặt hàng riêng biệt. Biến động tỷ giá được đo lường bằng mơ hình ARCH một lần nữa được sử dụng để đưa vào kiểm tra mối quan hệ. Kết quả ước lượng được trình bày ở bảng 4.5 và 4.6 Trong khi kết quả ước lượng với số liệu xuất, nhập khẩu tổng hợp cho thấy cả xuất khẩu và nhập khẩu đều có ảnh hưởng bởi biến động tỷ giá thì kết quả ước lượng với số liệu phân tách riêng từng mặt hàng chủ yếu lại không cho kết quả như mong đợi.

- Bảng 4.5 cho thấy biến động tỷ giá chỉ có ảnh hưởng nhất đối với giá trị xuất khẩu của 2 mặt hàng là dệt may và điện tử trong số 8 mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao trong tổng giá trị xuất khẩu được chọn để nghiên cứu. Hệ số R2 cũng khơng cịn cao như khi ước lượng với số liệu xuất khẩu tổng hợp, với R2

là 11,2 % cho mặt hàng dệt may và 58,4 % cho mặt hàng điện tử.

- Thu nhập thực lại thể hiện sự ảnh hưởng rộng hơn đối với giá trị xuất khẩu so với biến biến động tỷ giá khi GDPVN có ý nghĩa với mặt hàng điện tử, giày dép, gỗ, thủy sản. Cịn GDPUS lại có ý nghĩa với mặt hàng dầu thô, điện tử, gạo. Điều đáng lưu

ý là GDPUS có ảnh hưởng thuận chiều đối với mặt hàng điện tử nhưng lại nghịch chiều đối với xuất khẩu gạo và dầu thô.

- Tỷ giá thực chỉ có ảnh hưởng với xuất khẩu của mặt hàng duy nhất là điện tử với hệ số t-ststistic là 2,27. Nhưng mối quan hệ này lại là cùng chiều.

Bảng 4.5: Kết quả hối quy cho xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu

GDPVN/PVN GDPUS/PUS e*(PUS/PVN) Vt R2 DW

Cao su 1,19 E-12 -7,64 E-12 8,86 E-4 346,65 0,082 2,376

(1,15) (0,03) (0,95) (0,12)

Dầu thô 1,81 E-12 -9,26 E-10 0,001 7272,84 0,237 1,993

(0,99) (2,31) (0,90) (1,41)

Dệt may 2,24 E-13 -7,59 E-10 0,002 4758,74 0,112 2,480 (0,10) (-1,58) (0,84) (1,96)

Điện tử 2,82 E-12 3,71 E-10 1,014 E-4 1460,41 0,584 2,204

(3,23) (3,43) (2,27) (2,05)

Gạo 3,92 E-14 -8,9 E-10 0,001 3658,56 0,217 2,131

(0,03) (2,91) (0,46) (0,93)

Giầy dép 2,51 E-12 -3,25 E-11 -8,79 E-5 1588,76 0,256 2,773

(3,11) (0,18) (0,20) (0,69)

Gỗ 2,19 E-12 1,57 E-10 -0,001 117,41 0,493 2,768

(5,32) (1,73) (1,33) (1,00)

Thủy sản 6026 E-12 -3,39 E-10 0,001 2149,91 0,615 2,545

(6,54) (1,60) (1,07) (0,79)

- Bảng 4.6 cho kết quả hồi quy với số liệu nhập khẩu của một mặt hàng chủ yếu. Trong 8 mặt hàng được chọn thì có 3 mặt hàng nhạy cảm với biến động tỷ giá một cách có ý nghĩa là điện tử, ô tô, xăng dầu với hệ số R2 khá cao tương ứng cho mỗi mặt hàng 45,7 %, 63,2 % và 48 %. Cũng giống như đối với nhập khẩu tổng hợp, mối quan hệ giữa biến động tỷ giá với giá trị nhập khẩu các mặt hàng là nghịch biến.

- Tỷ giá thực một lần nữa lại thể hiện sự ảnh hưởng mờ nhạt đến các mặt hàng riêng rẻ khi chí có mặt hàng xăng dầu là có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy cho nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu

GDPVN/PVN GDPUS/PUS e*(PUS/PVN) Vt R2 DW

Nguyên phụ liệu

-5,52 E-12 -3,77 E-10 4,96 E-4 -575,32

0,169 2,230

(2,34) (2,06) (0,65) (0,24)

Điện tử -3,52 E-12 4,4 E-10 -0,0005 -434,12

0,457 1,997

(2,96) (2,50) (0,75) (2,19)

Hoá chất -9,71 E-13 1,36 E-10 -1,72 E-10 -750,44

0,312 2,364 (2,97) 1,92 (0,59) (1,23) Máy móc thiết bị -5,63 E-12 3,13 E-10 0,00149 -7074,54 0,621 2,724 (2,38) 0,60 (0,69) 1,08

Ơ tơ -3,07 E-11 3,53 E-11 5,77 E-4 -2938,25

0,632 2,291

(2,97) (0,16) (0,66) (2,08)

Sắt thép -4,47 E-12 2,89 E-10 -0,001 -943,35

0,150 2,114

(2,22) (0,65) (0,56) (0,16)

Vải -9,03 E-12 -5,53 E-10 4,69 E-10 3626,95

0,283 2,092

(2,41) (1,89) (0,39) (0,96)

Xăng dầu -1,6 E-12 -2,28 E-9 -0,005 -16911,06

0,480 2,380

(0,42) (2,17) (2,01) (2,39)

- Trong khi sự ảnh hưởng của tỷ giá đối với các mặt hàng là khơng nhiều thì GDPVN lại một lần nữa thể hiện sự ảnh hưởng mạnh đối với nhâp khẩu khi đa số các mặt hàng đều bị ảnh hưởng nghịch chiều một cách có ý nghĩa như: nguyên phụ liệu, điện tử, hóa chất, máy móc thiết bị, ô tô, sắt thép và vải. Duy chỉ có mặt hàng xăng dầu là khơng bị ảnh hưởng.

- GDP thực của Mỹ có ảnh hưởng nghịch đối với mặt hàng nguyên phụ liệu, xăng dầu và tác động cùng chiều đối với mặt hàng điện tử.

Mặc dù kết quả của bảng 4.5 và bảng 4.6 đối với xuất, nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu không được mạnh mẽ như đối với số liệu xuất, nhập khẩu tổng hợp, tuy nhiên kết quả này cũng phản ảnh khá đúng với thực tế về thực trạng xuất nhập khẩu hiện tại của Việt Nam hiện nay. Chúng ta có thể dễ nhận thấy, sở dĩ tỷ giá không được thể hiện một cách rõ nét vai trị của mình đối xuất nhập khẩu riêng rẻ theo mặt hàng là vì trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thì đa số là các sản phẩm thơ, giá trị gia tăng được tạo ra thấp. Sản lượng của các sản phẩm này phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện tự nhiên (trữ lượng tài nguyên, thời tiết, đất đai..), nên về cơ bản ít co giãn về nguồn cung ứng khi có biến động tỷ giá, đặc biệt là trong ngắn hạn. Trong khi các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến thường được coi là nhạy cảm hơn với sự biến động giá cả tương đối, thì một số sản phẩm có kim nghạch khá như hàng dệt may, giày dép, điện tử, đồ gỗ lại phụ thuộc nặng vào nguyên liệu nhập khẩu nên ít khai thác được lợi thế từ sự thay đổi tỷ giá (đặc biệt là trong trường hợp phá giá đồng nội tệ). Còn đối với nhập khẩu, phần lớn hàng nhập khẩu của Việt Nam là máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nên tính co giãn đối với nhập khẩu của những mặt hàng này rất thấp, vì thế cũng rất ít nhạy cảm với biến động tỷ giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên thương mại quốc tế của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)