Phân tích dữ liệu quốc gia song phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên thương mại quốc tế của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 53)

4. KẾT QUẢ

4.4 Phân tích dữ liệu quốc gia song phương

Khi phân tích ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên dòng chảy thương mại, một điều quan trọng cần phải được tiến hành để thấy rõ nét hơn mối quan hệ giữa hai đại lượng này chính là việc phân tích với dữ liệu song phương. Hơn nữa, qua phân tích mối quan hệ giữa biến động tỷ giá với giá trị xuất, nhập khẩu của từng mặt hàng riêng biệt thì mối quan hệ này chưa được thể hiện một cách rõ nét. Do đó, để mở rộng và tăng tính tin cậy cho kết quả nghiên cứu, chúng ta tiến hành thử nghiệm phương trình dịng chảy thương mại song phương với với số liệu song phương giữa Việt Nam và một số quốc gia điển hình có mức độ thương mại cao đối với Việt Nam. Có 11 quốc

gia được chọn để phân tích là Mỹ, Trung Quốc, Anh, Đức, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Thái Lan.

Phương trình thương mại (8) và (9) được cụ thể hóa lại trong mối quan hệ song phương như sau:

Δ(XVN,F

t/PVNt) = α +βΔ(YFt/PFt) + χΔ(YVNt/PVNt)+ φΔ[eFt * (PFt/PVNt)] +γVt (10) Δ(MVN,F

t/PVNt) = α+βΔ(YFt/PFt) + χΔ(YVNt/PVNt)+ φΔ[eFt * (PFt/PVNt)] +γVt (11) Trong đó:

XVN,F: Xuất khẩu song phương giữa Việt Nam với 1 nước ngoài MVN,F: Nhập khẩu song phương giữa Việt Nam từ 1 nước ngoài

(F = Mỹ, Trung Quốc, Anh, Đức, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Thái Lan)

Xuất khẩu, nhập khẩu song phương cũng là một hàm số của GDP thực của Việt Nam, GDP thực của nước ngoài, tỷ giá thực và biến động tỷ giá.

Để kiểm tra các phương trình thương mại song phương này, sử dụng các dữ liệu hàng quý từ quý 1/2004 đến quý 2/2013 với xuất khẩu, nhập khẩu song phương và GDP của Việt Nam được lấy từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, tỷ giá danh nghĩa song phương giữa đồng Việt Nam và các nước (Mỹ: USD, Trung Quốc: CNY, Anh: GBP, Đức: EUR, Úc: AUD, Nhật: JPY, Hàn Quốc: KRW, Hồng Kông: HKD, Malaysia: MYR, Singapore: SGD và Thái Lan: THB), CPI và GDP được lấy từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.

Tiếp tục sử dụng mơ hình ARIMA và ARCH để ước lượng biến động tỷ giá song phương giữa VND và các nước với chuỗi dữ liệu tỷ giá hàng quý được lấy sai phân bậc 1 của log để hiệu chỉnh tính khơng dừng. Chi tiết các mơ hình tối ưu được trình bày trong bảng 4.7.

Bảng 4.7: Tóm tắt các mơ hình ARCH đáng tin cậy với dữ liệu tỷ giá song phương hàng quý của Việt Nam từ quý 1/2004 đến quý 2/2013

Tiền tệ Mơ hình dự báo α1

(t-stat) α2 (t-stat) β1 (t-stat) β2 (t-stat) β3 (t-stat) Σ (α + β) AUD/VND GARCH(1,1) 0,286 0,621 0,907 (6,23) (5,21) CNY/VND GARCH(1,2) 0,181 0,216 0,522 0,919 (8,21) (7,65) (4,32) HKD/VND GARCH(1,3) 0,016 0,198 0,247 0,411 0,872 (3,59) (4,62) (8,36) (4,32) JPY/VND GARCH(1,1) 0,292 0,69 0,982 (4,65) (5,12) KRW/VND ARCH(1) 0,383 0,383 (4,62) MYR/VND GARCH(1,1) 0,15 0,442 0,592 (5,63) (4,52) SGD/VND ARCH(1) 0,745 0,745 (9,56) THB/VND ARCH(2) 0,044 0,649 0,693 (6,32) (5,89) USD/VND ARCH(2) 0,224 0,405 0,629 (4,98) (8,32) EUR/VND GARCH(1,1) 0,456 0,489 0,945 (4,36) (5,06) GBP/VND ARCH(1) 0,555 0,555 (7,51)

Sử dụng kiểm nghiệm ADF và PP để kiểm định lại tính dừng của chuỗi dữ liệu tỷ giá song phương. Kết quả, ta có phương trình thương mại song phương tương tự như phương trình thương mại với số liệu xuất, nhập khẩu tổng hợp. Nhưng số liệu xuất, nhập khẩu tổng hợp được thay bằng số liệu xuất, nhập song phương giữa Việt Nam với nước đối tác. Dùng phương pháp OLS để ước lượng cho 11 phương trình xuất khẩu và

11 phương trình nhập khẩu tương ứng với 11 quốc gia có quan hệ thương mại song phương với Việt Nam được chọn. Sử dụng kiểm định Wald lần lượt kiểm tra sự phù hợp của các tham số trong phưng trình. Kết quả ước lượng được trình bày trong bảng 4.8 và bảng 4.9.

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy xuất khẩu song phương. Bảng tóm tắt kết quả của phương trình OLS XF = f(YF, YVN, e, v). Trong đó XF là xuất khẩu song phương thực của Việt Nam với một nước ngoài, YF là thu nhập nước ngoài thực và YV là thu nhập thực của Việt Nam, e là tỷ giá thực tính theo cơng thức e = e danh nghĩa * (PF/PVN), v là biến động tỷ giá được đo lường bằng mơ hình ARCH theo số liệu tỷ giá song phương hàng quý.

GDPF/PF GDPVN/PVN eF*(PF/PVN) Vt R2 DW

Anh 0,004682 5,79 E-7 66,1127 430395 0,225 2,239

(0,66) (2,92) (1,19) (0,16)

Đức 0,003892 -3,19 E-06 166,95 -5 E+06 0,156 1,987

(2,07) (5,33) (0,86) (1,15)

Malaysia 3,933 E-03 1,35 E-06 815,5347 -2 E+06 0,22 2,606

(2,75) (2,93) (0,54) (0,16)

Singapore 0,008 -2 E-07 -527,85 15 E+06 0,048 2,518

(0,95) (0,32) (0,83) (0,15)

Thái Lan -1,92 E-04 -3,27E-07 7214,179 -4 E+06 0,078 2,437

(1,21) (2,91) (0,91) (0,76)

Hàn Quốc -2,35E-06 1,61E-06 212.457 -6 E+06 0,116 2,190

(0,74) (5,78) (1,48) (1,57)

Mỹ 1,74E-04 1,50E-06 1651,39 -7,20E+09 0.142 2,560

(4,46) (7,88) (1,04) (1,47)

Hồng Kông 8,19E-04 2,50E-07 -214,12 4 E+06 0,337 1,948

(1,66) (3,75) (2,14) (2,42)

Nhật 6.7 E-06 9.2 E-07 -104.466 -14 E+06 0.285 2.125

(1.72) (4.87) (3.13) (1.57)

Úc -9,50E-03 9,29E-07 867,7 6 E+06 0,212 2,289

(0,76) (0,76) (2,03) (0,68)

Trung Quốc

1,75E-05 1,57E-06 5313,1 -8 E+06

0,154 2,758

- Kết quả hồi quy với số liệu xuất khẩu song phương cho thấy GDP thực của Việt Nam vẫn là biến có ảnh hưởng nhiều nhất đến thương mại. Trong 11 nước được thử nghiệm thì chỉ loại trừ Singapore và Úc là 2 nước có xuất khẩu song phương với Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi GDP thực Việt Nam, tất cả 10 nước còn lại đều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng thuận chiều và nghịch chiều đối với xuất khẩu là khác nhau giữa các nước. Trong 10 nước có mối quan hệ ảnh hưởng có ý nghĩa thì riêng Đức và Thái Lan có mối quan hệ nghịch chiều, 8 nước cịn lại sự ảnh hưởng của GDP thực Việt Nam là tích cực. Tuy vẫn chưa giải thích được dấu âm của hệ số hồi quy cho 2 nước Đức và Thái Lan nhưng kết quả này cũng được xem là kết quả đáng lưu ý.

- Biến GDP thực của nước ngồi có tác động đến xuất khẩu song phương đối với ba nước là Đức, Malaysia và Mỹ.

- Trong khi các biến thu nhập thể hiện thể hiện sự tác động đối với thương mại song phương thì biến tỷ giá lại ít ảnh hưởng hơn. Tỷ giá thực có ảnh hưởng đối với xuất khẩu với Nhật và Hồng Kơng, cịn biến động tỷ giá trong các ước lượng này không cung cấp thêm bằng chứng nào mới về sự tác động của tỷ giá lên dòng chảy thương mại khi chỉ có giá trị xuất khẩu song phương với Hồng Kơng là chịu ảnh hưởng bởi biến động tỷ giá một cách có ý nghĩa.

Nhìn chung, kết quả này không gây ấn tượng như sự kỳ vọng trước khi thực hiện ước lượng đối với số liệu thương mại song phương. Hệ số R2

cũng thể hiện không khả quan như khi ước lượng với phương trình xuất, nhập khẩu tổng hợp. Trong những phương trình này, R2 cao nhất chỉ đạt 33,7 %.

Bảng 4.9: Kết quả hồi quy nhập khẩu song phương. Bảng tóm tắt kết quả của phương trình OLS MF = f(YF, YVN, e, v). Trongđó MF

là nhập khẩu song phương thực của Việt Nam với một nước ngoài, YF là thu nhập nước ngoài thực và YVNlà thu nhập thực của Việt Nam, e là tỷ giá thực tính theo cơng thức e = e danh nghĩa * (PF/PVN), v là biến động tỷ giá được đo lường bằng mơ hình ARCH theo số liệu tỷ giá song phương hàng quý.

GDPF/PF GDPVN/PVN eF*(PF/PVN) Vt R2 DW

Anh -0,001 3,95 E-07 5,146 80396,7 0,366 2,634

(1,11) (2,69) (0,19) (0,06)

Đức 5,86 E-04 9,22 E-07 -558,21 21 E+06 0,318 2,302

(0,22) (1,75) (1,28) (1,28)

Malaysia -0,0046 7,97 E-07 219,31 14 E+06 0,155 1,986

(1,58) (1,21) (0,15) (1,13)

Singapore 0,0154 6,36 E-07 -73,69 5,43E+08 0,132 1,996

(0,53) (2,36) (2,03) (1,51)

Thái Lan -1,75E-04 1,75E-06 37888 -15 E+06 0,243 2,236

(0,47) (2,07) (2,04) (1,02)

Hàn Quốc

8,37E-06 -2,09E-06 138379 11,3 E+05

0,306 2,654

(2,97) (3,72) (0,35) (0,96)

Mỹ 1,01E-04 -1,01E-06 -529,2 7,76E+08 0.055 2,622

(2,49) (1,08) (0,61) (0,29)

Hồng Kông

-5,50E-04 6,34E-07 -1448,86 -17 E+06

0,018 1,457

(0,39) 0,418 (0,19) (2,48)

Nhật 4,92E-06 4,72E-06 67370 -13 E+06 0,566 2,574

(2,44) (5,14) (1,57) (1,73)

Úc -8,57E-03 -1,38E-07 154,94 870056 0,086 2,161

(1,42) (0,23) (0,75) (0,22)

Trung Quốc

9,47E-05 -9,54E-06 -24997,2 23 E+07

0,524 2,452

(2,66) (3,46) (1,98) (2,45)

- Kết quả từ bảng 4.9 cho thấy biến động tỷ giá Vt chỉ có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhập khẩu song phương giữa Việt Nam với hai nước và vùng lãnh thổ đó là Trung

Quốc và Hồng Kơng. Kết quả này tuy hơi ít so với số lượng 11 nước được đưa vào thử nghiệm với kỳ vọng có ảnh hưởng nhiều từ việc biến động. Tuy nhiên, điều này khơng đáng gây ngạc nhiên bởi thực tế thì thị trường nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là từ các nước Châu Á với tỷ trọng chiếm đến hơn 80 %, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm đến gần 30 % tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Trung Quốc là xăng dầu, máy móc, thiết bị điện tử, máy tính, linh kiện, hóa chất…đây đều là những mặt hàng thuộc nhóm hàng cần nhập để phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu. Chính điều này đã lý giải cho mối quan hệ đi ngược với nguyên lý giữa biến động tỷ giá và nhập khẩu với Trung Quốc, đó là trong khi biến động tăng tỷ giá làm nhập khẩu từ Hồng Kơng giảm đi thì nhập khẩu từ Trung Quốc lại tăng cùng chiều với biến động. Qua đó cho thấy rằng, tỷ giá không phải là yếu tố duy nhất tác động lên thương mại mà sự tăng giảm của mức độ thương mại còn bị chi phối bởi các yếu tố khác nữa. Trong khi hệ số giải thích R2 và điểm số Durbin Watson cho phương trình ước lượng nhập khẩu song phương Việt Nam-Hồng Kông là rất thấp (1,8 % và 1,457) thì đối với phương trình nhập khẩu Việt Nam-Trung Quốc, hai hệ số này khá là khá cao (52,4 % và 2,452).

- Tỷ giá thực trong các phương trình này khơng thể hiện sự ảnh hưởng mạnh mẽ lên nhập khẩu khi chỉ có hai quốc gia bị ảnh hưởng đó là Singapore và Thái Lan. Tuy nhiên, dấu của hệ số hồi quy giữa hai phương trình ước lượng nhập khẩu với hai quốc gia này là khác nhau.

- Biến GDP thực Việt Nam luôn là thành phần thể hiện sự tác động nhiều nhất lên dịng chảy thương mại khi có đến 6/11 quốc gia có hệ số t có ý nghĩa cho mối quan hệ này.

- GDP thực của nước ngồi cũng có ảnh hưởng tích cực lên nhập khẩu giữa Việt Nam và bốn nước là: Hàn Quốc, Mỹ, Nhật và Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên thương mại quốc tế của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)