Các hạn chế và hướng phát triển tiếp theo cho nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của báo cáo kiểm toán đến thị giá cổ phiếu – nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hồ chí minh (Trang 52 - 53)

Chương 5 : KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

5.3.Các hạn chế và hướng phát triển tiếp theo cho nghiên cứu

5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu còn một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, mẫu nghiên cứu của Luận văn còn giới hạn, mới chỉ nghiên cứu các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh nên kết quả cịn khá hạn chế, do kích thước mẫu chưa đủ lớn để quan sát được sự ảnh hưởng rõ ràng của biến độc lập.

Thứ hai, trong mơ hình sử dụng để kiểm định giả thuyết, số lượng biến độc lập định lượng là các chỉ số tài chính chưa nhiều, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu- ROE, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản-ROA, tỷ suất tự tài trợ-FAR, tỷ suất sinh lợi trên doanh thu-MN, điều này làm hạn chế việc nghiên cứu tác động của các biến điều tiết góp phần giải thích cho biến phụ thuộc.

Thứ ba, ngày xác định thị giá cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi báo cáo kiểm toán là ngày báo cáo kiểm toán và các báo cáo tài chính được phê duyệt. Tuy nhiên trên thực tế ở Việt Nam, ngày phê duyệt này chưa chắc là ngày báo cáo được công bố rộng rãi để công chúng biết đến và sử dụng ra quyết định đầu tư, điều này có nghĩa là tại thời điểm báo cáo kiểm toán cùng các báo cáo tài chính được phê duyệt chưa chắc đã làm ảnh hưởng tới thị giá cổ phiếu.

Thứ tư, thực tế tại thị trường chứng khoán Việt Nam là báo cáo kiểm toán vẫn chưa thực sự được các nhà đầu tư quan tâm. Mặt khác, báo cáo kiểm toán trên thị trường chứng khốn Hồ Chí Minh có thể thấy rõ là đến 74% là ý kiến chấp nhận tồn

phần, điều này có thể giải thích bởi một thị trường chứng khốn chiếm đại đa số là các doanh nghiệp có tình hình tài chính ổn định, ít rủi ro và vì vậy giá cả chứng khoán tương đối ổn định ít biến động, sự ít biến động này có thể sẽ khiến nghiên cứu khó kiểm tra được các tác động của báo cáo kiểm toán với sự thay đổi giá cổ phiếu.

5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Thứ nhất là có thể mở rộng quy mơ mẫu, tức là không chỉ nghiên cứu các doanh nghiệp niêm yết trên sàn GDCK Hồ Chí Minh, HOSE mà cần tiến hành mở rộng nghiên cứu cho các doanh nghiệp niêm yết trên sàn GDCK Hà Nội, HXN

Thứ hai là tăng thêm và chọn lọc các biến độc lập định lượng có tác động mạnh đến giá cổ phiếu, như: FL-hệ số địn bẩy tài chính, CFO-dịng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, DPS-cổ tức trên mỗi cổ phiếu để xem xét quan hệ hỗ tương giữa các biến độc lập và biến điều tiết nhằm tăng khă năng giải thích cho mơ hình, nâng chỉ số R2

Thứ ba là xác định ngày thị giá cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi báo cáo kiểm toán là ngày mà báo cáo kiểm tốn cùng các báo cáo tài chính được cơng bố rộng rãi để nhà đầu tư biết đến và sử dụng để ra quyết định đầu tư, có thể là những ngày sau khi báo cáo kiểm tốn và báo cáo tài chính được phê duyệt hoặc ngày cơng bố ý kiến thường niên trên sàn chứng khoán.

Thứ tư là xử lý các giá trị ngoại lai hợp lý bằng phương pháp đặc biệt, thay vì loại bỏ như trong luận văn có thể thay thế giá trị trung bình hay giá trị hợp lệ gần nhất hoặc dùng kiểm định phi tham số, nội dung này yêu cầu khả năng xử lý dữ liệu tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của báo cáo kiểm toán đến thị giá cổ phiếu – nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hồ chí minh (Trang 52 - 53)