Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm y tế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của bảo hiểm y tế đến chất lượng dịch vụ y tế (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ

4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm y tế ở Việt Nam

Theo Luật số 46/2014/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế thì Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, khơng vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Theo Dương Văn Thắng và cộng sự (2014), vào tháng 12/1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội VI đã đánh giá, phân tích chỉ rõ ngun nhân của tình hình khủng hoảng kinh tế - xã hội từ nhiều năm trước, đề ra các định hướng lớn đưa đất nước vượt khó khăn, thách thức. Thực hiện chủ trương đổi mới trên lĩnh vực y tế với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, ngày 24/04/1989, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 45/HĐBT cho phép các cơ sở khám, chữa bệnh thu một phần viện phí. Đây là dấu hiệu quan trọng ban đầu của quá trình đổi mới, quá trình tìm tịi một giải pháp phù hợp đòi hỏi của thực tiễn công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Qua kinh nghiệm của thế giới, rất ít nước để cho một người phải gánh chịu mọi chi phí về khám, chữa bệnh, nhất là những lúc ốm đau (trừ những người có khả năng muốn chữa bệnh theo yêu cầu) mà thường là nhiều người góp tiền để giúp 01 người qua hình thức bảo hiểm y tế, coi đó là nghĩa vụ của mọi người với đồng loại và rồi đến lúc mình ốm lại được mọi người giúp đỡ. Cùng một nguyên lý như vậy,

khơng một Nhà nước nào lại bao cấp tồn bộ chi phí khám, chữa bệnh, làm như vậy sẽ dẫn đến trì trệ, xuống cấp, gây ra tình trạng ỷ lại. Các nước có nền kinh tế phát triển, phần Nhà nước đầu tư cho y tế khơng q 60%, cịn 40% là qua bảo hiểm y tế. Xuất phát từ ý nghĩ như vậy, một số cấp ủy, chính quyền và y tế địa phương đã mạnh dạn tìm cách tháo gỡ khó khăn để duy trì hoạt động của bệnh viện địa phương bằng cách vận động, qun góp trong nhân dân dưới nhiều hình thức để có thêm nguồn tài chính cho y tế phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh cho dân và hướng tới tổ chức bảo hiểm y tế. Đặc biệt là ở các nơi dân cư còn nghèo đã xuất hiện giải pháp này sớm nhất, tiêu biểu như huyện Sông Thao (Vĩnh Phú), KrôngBông (Đắc Lắc), Cầu Ngang (Trà Vinh)...

Ngày 26/10/1990, Hội đồng Bộ trưởng ra Thông tri số 3504/KG chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế tổ chức thí điểm bảo hiểm y tế và yêu cầu chỉ đạo chặt chẽ, từ đó tổng kết đúc rút kinh nghiệm để tổ chức bảo hiểm y tế phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện nước ta.

Trong phiên họp ngày 15/04/1992, kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa VIII đã biểu quyết thơng qua Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi. Tại Điều 39, Hiến pháp quy định: “Thực hiện bảo hiểm y tế tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khỏe”. Đây là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng, là tiền đề cho việc triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm y tế ở nước ta.

Với sự chuẩn bị tích cực của Ban Dự thảo Pháp lệnh bảo hiểm y tế - Bộ Y tế, cùng với kết quả, bài học kinh nghiệm sau trên 02 năm thực hiện thí điểm ở một số địa phương, ngày 15/08/1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 299/HĐBT ban hành Điều lệ bảo hiểm y tế, khai sinh ra chính sách bảo hiểm y tế ở Việt Nam.

Thực tế triển khai thực hiện bảo hiểm y tế theo Nghị định 299/HĐBT trong hơn 01 năm, cho thấy một số nhược điểm, hạn chế trong công tác thu nộp bảo hiểm y tế bắt buộc. Nhiều cơ quan, đơn vị chấp hành khơng nghiêm Nghị định của Chính

phủ, lẩn trốn trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động, gây thất thu cho Quỹ bảo hiểm y tế. Để sớm khắc phục tồn tại, đưa hoạt động bảo hiểm y tế đi dần vào nền nếp, phát huy tính nhân đạo cộng đồng xã hội, đóng góp tích cực cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, ngày 06/06/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 47/CP sửa đổi một số điều của Điều lệ bảo hiểm y tế ban hành theo Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/08/1992 của Hội đồng Bộ trưởng.

Năm 1995, hầu hết các địa phương đã tổ chức được hệ thống chi nhánh bảo hiểm y tế cấp huyện, quận với khoảng gần 340 chi nhánh để quản lý đối tượng trên địa bàn nhưng hầu hết vẫn là cán bộ y tế kiêm nhiệm, rất ít địa phương có cán bộ chuyên trách, nên mục tiêu đưa bảo hiểm y tế đến tận cơ sở có thể nói là chưa thực hiện được bao nhiêu. Chỉ có một số ít tỉnh tổ chức tương đối chặt chẽ việc quản lý đối tượng của cấp chi nhánh như Hải Phòng, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Ninh, Vĩnh Phú… còn lại, vẫn phải tập trung giải quyết ở bảo hiểm y tế cấp tỉnh là chính.

Ngày 24/01/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg về việc chuyển bảo hiểm y tế Việt Nam sang BHXH Việt Nam. Ngày 08/02/2002, Liên Bộ Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, Bộ LĐTBXH, Bộ Tài chính và Bộ Y tế ban hành Thông tư liên tịch số 09/2002/TTLT-BTCCBCP- BLĐTB&XH-BTC-BYT hướng dẫn việc chuyển bảo hiểm y tế Việt Nam sang BHXH Việt Nam. Ngày 06/12/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam, bãi bỏ các quy định trước đây về tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam và bảo hiểm y tế Việt Nam.

Sau 15 năm thực hiện bảo hiểm y tế với 03 lần ban hành Nghị định, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm y tế ngày càng bộc lộ những bất cập (còn trùng lặp, chồng chéo, chưa đồng bộ, thống nhất và chưa sát với thực tiễn); cơ chế pháp lý chưa rõ ràng, cụ thể trong việc phân công, phối hợp tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế; chưa có chế tài đủ mạnh để bảo đảm việc tuân thủ, thi hành, sử dụng và áp dụng pháp luật về bảo hiểm y tế. Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cần thiết ban hành

Luật bảo hiểm y tế, nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế; tạo cơ sở pháp lý cao nhất trong thực hiện chính sách bảo hiểm y tế. Ngày 14/11/2008, tại kỳ họp thứ 04, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật bảo hiểm y tế (có hiệu lực từ ngày 01/01/2009).

Để tuyên truyền Luật bảo hiểm y tế; khuyến khích, vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; động viên và nâng cao ý thức, trách nhiệm của những người làm công tác bảo hiểm y tế và cán bộ, nhân viên ngành Y tế, ngày 16/06/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 823/QĐ-TTg lấy ngày 01/7 hằng năm là Ngày bảo hiểm y tế Việt Nam. Sự kiện này thể hiện ý chí và quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khỏe; đánh dấu một bước phát triển mới trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng.

Ngày 29/03/2013, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 538/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế tồn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020. Mục tiêu của đề án là mở rộng phạm vi bao phủ của bảo hiểm y tế tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân nhằm chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng cơng bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững.

Để hiện thực hóa Hiến pháp 2013, ngày 13/06/2014, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIII đã thơng qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Điểm mới quan trọng trong Luật Sửa đổi là quy định “Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc” nhằm khẳng định mọi đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế để thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế tồn dân.

Ngày 15/11/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 105/2014/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, thay thế Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y

tế. Nghị định có 04 chương, 14 Điều, quy định cụ thể về đối tượng, mức đóng, mức hỗ trợ và nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế; mức hưởng bảo hiểm y tế và phương thức thanh tốn chi phí, khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế; điều khoản thi hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của bảo hiểm y tế đến chất lượng dịch vụ y tế (Trang 41 - 45)