Kết quả phân tích nhân tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của bảo hiểm y tế đến chất lượng dịch vụ y tế (Trang 69)

Nhân tố 1 2 3 4 5 6 B1 0.7326 B2 0.6842 B3 0.7331 B4 0.6371 B5 0.531 B6 0.7869 B7 0.6115 B10 0.6994 B12 0.7258 B13 0.7672 B14 0.7608 B17 0.6497 B18 0.6182 B19 0.7206 B20 0.8166 B21 0.6735 B23 0.6274 B24 0.6669 B25 0.702 B26 0.607 B27 0.664

B28 0.7543 B32 0.6468 B33 0.8548 B34 0.7442 B35 0.7771 B36 0.8578 B37 0.8402 B38 0.6393 B40 0.8678 B41 0.798 B42 0.7401 B46 0.8816 B47 0.8465 B48 0.7656 KMO = 0.8475 LR test chi2(595) = 7384.42 P-value = 0.000 Tổng phương sai trích = 59.74%

Nguồn: Kết quả thống kê của tác giả

Sau phi phân tích nhân tố, thang đo Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế được phân tích thành 2 nhân tố. Khi xem xét nhân tố mới được tách ra, có thể nhận thấy các mục hỏi ở nhân tố này đặc trưng phản ánh cho năng lực của nhân viên, còn các mục hỏi còn lại phản ánh cho thái độ của nhân viên. Kết quả kiểm định Cronbach Alpha đối với nhân tố Thái độ mới = 0.8985 và Cronbach Alpha của thang đo Năng lực = 0.8837, đều đảm bảo độ tin cậy. Tóm lại, thang đo

chất lượng dịch vụ y tế lúc này bao gồm 6 nhân tố: Khả năng tiếp cận (CLDV1), Sự minh bạch thông tin (CLDV2), Cơ sở vật chất (CLDV3), Thái độ nhân viên (CLDV4), Năng lực nhân viên (CLDV5) và Kết quả cung cấp dịch vụ (CLDV6).

4.5. KẾT QUẢ HỒI QUY

Kết quả hồi quy dựa trên mơ hình nghiên cứu phản ánh tác động của bảo hiểm y tế đến chất lượng dịch vụ y tế được trình bày trong bảng 4.13 dưới đây:

CLDV1 CLDV2 CLDV3 CLDV4 CLDV5 CLDV6 Giới tính -0.03400 -0.08639 0.03055 0.10843 0.08025 -0.08325 Tuổi 0.00344 -0.00527 0.00835*** -0.00587* -0.00421 -0.00895** Học vấn (Đại học) -0.04152 0.18086* 0.01494 -0.14633 0.01280 0.09861 Đạo Phật 0.03264 -0.10366 0.12754 0.01495 -0.11314 0.32080** Đạo Chúa 0.01658 0.11356 0.00060 0.11623 -0.01440 0.10926 Nơi sống (Thành thị) -0.09682 0.05149 0.10713 -0.29170*** -0.06744 -0.11797

Thời gian điều trị -0.00632 -0.00508 0.01449** -0.00587 -0.00152 0.00672

Thu nhập bình quân -0.04180*** -0.02472 -0.00916 0.01791 -0.00131 -0.00778 Chi phí điều trị 0.00103 0.00889 -0.00616* -0.01360*** -0.01166** -0.00605* Có BHYT (95%, 100%) -0.18206 0.09696 -2.09067*** -0.24087 -0.05216 -0.71345*** Có BHYT (80%) -0.38175*** -0.16256 -0.48456*** -0.47724*** -0.08352 -0.27774** Có BHYT + Dịch vụ -0.11302 0.25866 -0.01996 -0.38170** -0.20800 -0.08308 Hằng số 0.37469 0.18016 -0.07025 0.95067 0.58795 0.68556 Số quan sát 400 400 400 400 400 400 Kiểm định F 2.16 2.54 18.48 3.08 1.15 4.09 p-value 0.0129 0.0030 0.0000 0.0004 0.3217 0.0000 R2 0.0462 0.0729 0.4007 0.0918 0.0441 0.1029

Ghi chú: *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%. Biến số Khơng có BHYT được dùng làm biến đối chếu Nguồn: Kết quả thống kê của tác giả

Đối với thành phần Khả năng tiếp cận trong chất lượng dịch vụ y tế, kết quả hồi quy tuyến tính với Robust Standard Error cho thấy thu nhập bình quân và có tham gia bảo hiểm y tế là 2 yếu tố có ảnh hưởng đến cảm nhận của bệnh nhân về Khả năng tiếp cận. Kiểm định F có giá trị p-value nhỏ hơn 0.05 nên kết quả hồi quy là phù hợp, tức là trong mơ hình có ít nhất một biến số giải thích được cho sự biến động của biến phụ thuộc và các biến trong mơ hình có khả năng giải thích được 4.62% sự biến động về cảm nhận của bệnh nhân đối với Khả năng tiếp cận. Cụ thể, khi thu nhập bình quân tăng thêm 1 triệu đồng thì điểm số đánh giá của bệnh nhân về Khả năng tiếp cận sẽ giảm bình quân 0.04180 điểm và sự tác động này có ý nghĩa thống kê (p-value < 0.01, mức ý nghĩa 1%). Bên cạnh đó, những người được thanh tốn 80% chi phí nằm viện nhờ có bảo hiểm y tế cũng đánh giá Khả năng tiếp cận của họ thấp hơn những người không có thẻ bảo hiểm y tế bình quân 0.38175 điểm và sự chênh lệch này có ý nghĩa về mặt thống kê (p-value < 0.01, mức ý nghĩa 1%).

Đối với thành phần Sự minh bạch thông tin trong thang đo chất lượng dịch vụ y tế, kết quả hồi quy cho thấy trình độ học vấn là yếu tố có ảnh hưởng đến việc đánh giá của những người tham gia nghiên cứu. Cụ thể, những người có trình độ Cao đẳng - Đại học trở lên đánh giá điểm số Sự minh bạch về thông tin và thủ tục khám bệnh, điều trị cao hơn những người có trình độ Trung học phổ thông trở xuống bình quân 0.18086 điểm và sự chênh lệch này có ý nghĩa về mặt thống kê (p- value < 0.1, mức ý nghĩa 10%). Kiểm định F cũng có p-value nhỏ hơn 0.05 (p-value = 0.003) nên mơ hình hồi quy được đánh giá là phù hợp và khả năng giải thích của mơ hình là 7.29%.

Khi xem xét thành phần Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh trong thang đo chất lượng dịch vụ y tế, kết quả hồi quy cho thấy tuổi, thời gian nằm viện, chi phí điều trị và việc có tham gia bảo hiểm y tế là những yếu tố có ảnh hưởng đến việc đánh giá của người bệnh về Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh. Kết quả kiểm định F cho thấy mơ hình nghiên cứu này là phù hợp (p-

value < 0.01) và các biến độc lập trong mơ hình có thể giải thích được 40.07% sự biến động của biến phụ thuộc. Cụ thể, khi người bệnh tăng thêm 1 tuổi thì điểm số đánh giá về Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh sẽ tăng bình quân 0.00835 điểm (p-value < 0.01, mức ý nghĩa 1%); thời gian nằm viện tăng thêm 1 ngày thì điểm số đánh giá sẽ tăng bình quân 0.01449 điểm (p-value < 0.05, mức ý nghĩa 5%). Những người có chi phí điều trị tăng thêm 1 triệu đồng sẽ đánh giá chất lượng Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh giảm đi bình quân 0.00616 điểm (p-value < 0.1, mức ý nghĩa 10%). Người được bảo hiểm y tế thanh toán 100% hoặc 95% chi phí nằm viện và người được bảo hiểm y tế thanh tốn 80% chi phí nằm viện đánh giá Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh thấp hơn những người không tham gia bảo hiểm y tế lần lượt là 2.09067 điểm (p-value < 0.01, mức ý nghĩa 1%) và 0.48456 điểm (p-value < 0.01, mức ý nghĩa 1%).

Tuổi, nơi sống, chi phí điều trị và có tham gia bảo hiểm y tế tiếp tục là những yếu tố có ảnh hưởng đến việc đánh giá Thái độ ứng xử của nhân viên y tế. Khi tăng 1 tuổi thì đánh giá của người bệnh về Thái độ ứng xử của nhân viên y tế sẽ giảm bình quân 0.00587 điểm (p-value < 0.1, mức ý nghĩa 10%). Những người sống ở thành thị sẽ đánh giá Thái độ ứng xử của nhân viên y tế đối với họ thấp hơn những người sống ở nơng thơn bình qn 0.29170 điểm (p-value < 0.01, mức ý nghĩa 1%). Những người có chi phí điều trị tăng 1 triệu đồng sẽ đánh giá Thái độ ứng xử của nhân viên y tế giảm bình quân 0.0136 điểm (p-value < 0.01, mức ý nghĩa 1%). Người được bảo hiểm y tế thanh tốn 80% chi phí nằm viện và người vừa có bảo hiểm y tế, vừa sử dụng dịch vụ khám điều trị theo yêu cầu đều đánh giá Thái độ ứng xử của nhân viên y tế thấp hơn so với những người khơng có bảo hiểm y tế lần lượt là 0.47724 điểm (p-value < 0.01, mức ý nghĩa 1%) và 0.38170 điểm (p-value < 0.05, mức ý nghĩa 5%). Ngoài ra, kết quả kiểm định F cũng cho thấy mơ hình nghiên cứu là phù hợp (p-value = 0.0004) và các biến độc lập trong mơ hình có khả năng giải thích được 9.18% sự biến động của biến phụ thuộc.

Đối với thành phần Năng lực của nhân viên y tế, mặc dù kết quả hồi quy cho thấy chi phí điều trị tiếp tục là yếu tố có ảnh hưởng âm đến việc đánh giá Năng lực của nhân viên y tế (p-value < 0.05, mức ý nghĩa 5%) nhưng kết quả kiểm định F lại có p-value = 0.3217, lớn hơn 0.05 nên mơ hình nghiên cứu này chưa phù hợp, tức là chấp nhận giả thuyết các hệ số hồi quy trong mơ hình đồng thời bằng khơng, hay nói cách khác, các biến độc lập trong mơ hình khơng thể giải thích được sự biến động của biến phụ thuộc.

Đối với thành phần cuối cùng trong thang đo chất lượng dịch vụ y tế, kết quả hồi quy cho thấy tuổi tác tiếp tục là yếu tố có ảnh hưởng đến việc đánh giá Kết quả cung cấp dịch vụ y tế, cụ thể khi bệnh nhân tăng 1 tuổi thì điểm số đánh giá sẽ giảm bình quân 0.00895 điểm (p-value < 0.05, mức ý nghĩa 5%). Bênh cạnh đó, kết quả hồi quy cịn cho thấy những người theo đạo Phật sẽ đánh giá Kết quả cung cấp dịch vụ y tế cao hơn những người khơng theo đạo bình qn là 0.3208 điểm (p-value < 0.05, mức ý nghĩa 5%). Chi phí điều trị tiếp tục là yếu tố có ảnh hưởng âm đến việc đánh giá Kết quả cung cấp dịch vụ y tế, cụ thể nếu chi phí tăng thêm 1 triệu đồng, điểm số đánh giá sẽ giảm bình quân 0.00605 điểm (p-value < 0.1, mức ý nghĩa 10%). Người được bảo hiểm y tế thanh tốn 100% hoặc 95% chi phí nằm viện và người được bảo hiểm y tế thanh tốn 80% chi phí nằm viện tiếp tục đánh giá Kết quả cung cấp dịch vụ y tế thấp hơn những người không sử dụng bảo hiểm y tế lần lượt là 0.71345 điểm (p-value < 0.01, mức ý nghĩa 1%) và 0.27774 điểm (p-value < 0.05, mức ý nghĩa 5%). Kiểm định F cũng cho thấy mơ hình nghiên cứu này là phù hợp (p-value < 0.05) và mơ hình có khả năng giải thích được 10.29% sự thay đổi trong đánh giá về Kết quả cung cấp dịch vụ y tế.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy việc có tham gia bảo hiểm y tế sẽ có ảnh hưởng đến việc đánh giá của bệnh nhân về chất lượng dịch vụ y tế, cụ thể là ảnh hưởng đến việc đánh giá 4 trong 6 thành phần của thang đo chất lượng dịch vụ y tế, gồm: Khả năng tiếp cận (CLDV1), Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh (CLDV3), Thái độ ứng xử của nhân viên y tế (CLDV4) và Kết quả cung cấp

dịch vụ (CLDV6). Kết quả hồi quy cũng cho thấy chiều hướng tác động của bảo hiểm y tế đến chất lượng dịch vụ y tế cũng rất ổn định, tất cả hệ số hồi quy đều mang dấu âm, chứng tỏ bảo hiểm y tế có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dịch vụ y tế. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Dalinjong và Laar (2012), Vuong và cộng sự (2017), Duku và cộng sự (2018). Theo Dalinjong và Laar (2012), do những người tham gia bảo hiểm y tế không phải thanh tốn ngay tức thì các dịch vụ y tế mà họ sử dụng, trong khi thời gian chi trả của quỹ bảo hiểm y tế cho các nhà cung cấp dịch vụ thường chậm trễ, chính vì vậy mà các nhà cung cấp dịch vụ y tế thường sẽ ưu tiên phục vụ cho những người thanh toán ngay những dịch vụ y tế mà họ sử dụng. Còn đối trong trường hợp nghiên cứu ở Việt Nam của Vuong và cộng sự (2017), các tác giả cho rằng với bảo hiểm y tế, bệnh nhân sẽ phải chi trả ít hơn cho chi phí khám chữa bệnh, thậm chí trong nhiều trường hợp, họ có thể được miễn giảm lên đến 100%; chính vì điều này đã khiến cho nhà cung cấp dịch vụ y tế ít có tinh thần phục vụ bệnh nhân có bảo hiểm y tế bởi họ không nhận thấy được động cơ tài chính trực tiếp trong công việc của họ. Tương tự như những nhận định trên, trường hợp các bệnh nhân có sử dụng bảo hiểm y tế trong đề tài có khả năng đã khơng nhận được sự hướng dẫn của nhân viên y tế nên cảm thấy khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, từ đó đánh giá thấp về khả năng tiếp cận dịch vụ y tế. Ngồi ra, do khơng nhận thấy được động cơ tài chính trực tiếp khi phục vụ những bệnh nhân có bảo hiểm y tế nên nhân viên y tế có khả năng sẽ phục vụ khơng tận tình khiến bệnh nhân có đánh giá thấp về thái độ phục vụ của nhân viên. Đối với vấn đề cơ sở vật chất, do quỹ bảo hiểm y tế chỉ đảm bảo cung cấp các dịch vụ cơ bản, như phương pháp, kỹ thuật điều trị, buồng bệnh, thuốc… nên người bệnh đánh giá không cao về cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh, từ đó cũng có nhận định không tốt về kết quả điều trị. Tuy nhiên, đối với thành phần sự minh bạch và năng lực của đội ngũ y tế trong thang đo chất lượng dịch vụ y tế, kết quả nghiên cứu cho thấy khơng có sự khác biệt giữa người có tham gia bảo hiểm y tế và người không tham gia bảo hiểm y tế khi đánh giá 2 thành phần này. Lý giải cho hiện tượng trên có thể là do các thủ tục, thơng tin bệnh

viện phải niêm yết theo quy định chung và năng lực của bác sĩ được đánh giá, kiểm tra kỹ lưỡng nên đã khơng có sự khác biệt trong cảm nhận của bệnh nhân. Việc bảo hiểm y tế khơng có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế cũng đã được kiểm chứng qua nghiên cứu thực nghiệm của Devadasan và cộng sự (2011), Abuosi và cộng sự (2016).

Bên cạnh bảo hiểm y tế, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng đã chỉ ra một số đặc điểm kinh tế xã hội, đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh sẽ có ảnh hưởng đến đánh giá của họ về chất lượng dịch vụ y tế. Cụ thể, kết quả hồi quy cho thấy, những người lớn tuổi sẽ có cảm nhận tốt hơn về cơ sở vật chất của bệnh viện; lý giải cho hiện tượng trên có thể là do những người lớn tuổi khơng địi hỏi q cao về cơ sở vật chất, trang thiết bị phải hiện đại, họ ít có nhu cầu sử dụng các tiện ích kèm theo trong bệnh viện hơn những người trẻ nên sẽ đánh giá cơ sở vật chất tốt hơn. Tuy nhiên, những người lớn tuổi lại có xu hướng khơng hài lịng về thái độ phục vụ cũng như kết quả cung cấp dịch vụ y tế của bệnh viện. Nguyên nhân của vấn đề trên có thể xuất phát từ tâm lý địi hỏi được tơn trọng của những người lớn tuổi nên họ sẽ khắc khe hơn khi đánh giá tiêu chí này. Ngồi ra, người lớn tuổi có khả năng nền tảng sức khỏe đã bắt đầu suy yếu nên thường xuyên phải đến bệnh viện để điều trị, chính vì vậy sẽ mang lại cho họ cảm giác kết quả của các đợt điều trị là không cao, khiến họ phải điều trị nhiều lần.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những người có trình độ học vấn Cao đăng - Đại học sẽ đánh giá sự minh bạch về thông tin là tốt hơn so với những người chỉ tốt nghiệp Trung học phổ thông trở xuống. Lý giải cho hiện tượng trên có khả năng là do những người này đã quen tiếp xúc, cách thức tiếp cận, tự tìm hiểu thơng tin trong quá trình học tập, làm việc nên dễ dạng tiếp nhận, thu thập các thơng tin này, từ đó đánh giá sự minh bạch này là tốt hơn so với đánh giá của những người cịn lại. Ngồi ra, những người theo Phật giáo có khả năng chịu ảnh hưởng bởi phương châm bao dung, độ lượng của tôn giáo nên đánh giá kết quả sử dụng dịch vụ có điểm số cao hơn so với những người không theo tơn giáo. Song song đó,

những người có thời gian điều trị lâu, sẽ quen với không gian, cách thức bày trí, cách thức sử dụng cơ sở vật chất của bệnh viện nên sẽ đánh giá cơ sở vật chất của bệnh viện là tốt hơn so với đánh giá của những người có thời gian nằm viện ít, do những người này chưa quen với cơ sở vật chất của bệnh viện.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy những người sinh sống ở thành thị, người có thu nhập cao và người có chi phí điều trị cao thường đánh giá chất lượng dịch vụ y tế mà họ nhận được thấp hơn những người còn lại. Nguyên nhân của hiện tượng trên có thể xuất phát từ mơi trường sinh sống, làm việc, sinh hoạt, hay ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của bảo hiểm y tế đến chất lượng dịch vụ y tế (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)