Giải pháp hoàn thiện các công cụ phi thuế quan

Một phần của tài liệu những công cụ chủ yếu trong chính sách ngoại thương của việt nam (Trang 33 - 36)

3. Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng các công cụ chủ yếu trong chính sách ngoại thương Việt Nam

3.2.2.Giải pháp hoàn thiện các công cụ phi thuế quan

*Công cụ hạn ngạch

Việc sử dụng hạn ngạch chỉ có lợi cho những người được cấp hạn ngạch,còn Chính phủ sẽ không có lợi gì.Ưu điểm lớn của hạn ngạch là có thể làm cho Chính phủ hạn chế được chính xác hàng hóa xuất nhập khẩu tuy nhiên nó làm mức giá biến động,có thể gây ra những hậu quả không lường trước được do vậy Chính phủ phải kiểm soát công cụ này. Đây cũng là nguồn gốc gây ra những tiêu cực trong việc cấp xin hạn ngạch.Vì vậy Chính phủ có thể dùng đấu thầu hạn ngạch kết hợp với việc phân bổ hạn ngạch cho một số doanh nghiệp đủ khả năng và cần có những biện pháp như:Sàng lọc đối tượng và quy định chặt chẽ điều kiện,nguyên tắc tham gia đấu thầu hạn ngạch,thành lập hợp đồng đấu thầu,đảm bảo quy trình thực hiện đấu thầu đầy đủ,chặt chẽ,công khai, hạn chế tối đa tình trạng tiêu cực đảm bảo cấp hạn ngạch hợp lí và đúng đối tượng. Mặc dù vậy,cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập vào WTO,việc sử dụng hạn ngạch xuất nhập khẩu cần thực hiện một cách hạn chế,thật sự hợp lí và cần thiết đồng thời tiến tới dần xóa bỏ việc sử dụng công cụ này.

*Công cụ tỷ giá hối đoái

Thường xuyên phân tích tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước để đề ra được chính sách TGHĐ phù hợp cho từng giai đoạn, hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam. Quản lý tốt dự trữ ngoại hối, tăng tích lũy ngoại tệ, nới lỏng tiến tới tự do hóa trong quản lý ngoại hối. Hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam để tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách ngoại hối có hiệu qủa bằng cách mở rộng thị trường ngoại hối để các doanh nghiệp, các định chế tài chính phi ngân hàng tham gia thị trường ngày một nhiều, tạo thị trường hoàn hảo hơn, nhất là thị trường kỳ hạn và thị trường hoán chuyển để các đối tượng kinh doanh có liên quan đến ngoại tệ tự bảo vệ mình. Hoàn chỉnh thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, điều kiện cần thiết để qua đó nhà nước có thể nắm được mối quan hệ cung cầu về ngoại tệ, đồng thời qua đó thực hiện biện pháp can thiệp của nhà nước khi cần thiết. Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh TGHĐ Việt Nam, thực hiện chính sách đa ngoại tệ. Nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam, nâng cao sức mạnh cho đồng tiền Việt Nam bằng các giải pháp kích thích nền kinh tế tạo khả năng chuyển đổi từng phần cho đồng tiền Việt Nam. Sử dụng có hiệu quả công cụ lãi suất để tác động đến tỷ giá, chính phủ phải tiến hành từng bước tự do hóa lãi suất, làm cho lãi suất thực sự là một loại giá cả được quyết định bởi chính sự cân bằng giữa cung và cầu của chính đồng tiền đó trong thị trường chứ không phải bởi những quyết định can thiệp

hành chính của Chính phủ. Phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô để hoạt động can thiệp vào tỷ giá đạt hiệu quả cao, xem phá giá nhỏ như là một biện pháp kích thích xuất khẩu, giảm thâm hụt cán cân thương mại, vận dụng dự báo tỷ giá để phòng ngừa và hạn chế rủi ro và nhanh chóng thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro.

*Các công cụ khác(Hạn chế xuất khẩu tự nguyện,những quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật,trợ cấp xuất khẩu)

-Hạn chế xuất khẩu tự nguyện thực chất là những cuộc thương lượng mậu dịch giữa các bên để hạn chế bớt sự xâm nhập của hàng ngoại, tạo công ăn việc làm cho thị trường trong nước.Khi thực hiện hạn chế xuất khẩu tự nguyện nó cũng có tác động như một hạn ngạch xuất khẩu tương đương nhưng hạn ngạch mang tính chủ động hơn còn hạn chế xuất khẩu tự nguyên mang tính miễn cưỡng và gắn với những điều kiện nhất định. Hình thức này được áp dụng cho các quốc gia có khối lượng xuất khẩu quá lớn một số mặt hàng nào đó.

Vì vậy khi vận dụng công cụ này chúng ta cần thực hiện khéo léo, thương thảo với đối tác đảm bảo lượng hàng hóa nhập vào hợp lí, có tác dụng vừa bảo vệ các ngành sản xuất vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng cho thị trường, đồng thời có khả năng nắm bắt các điều kiện thuận lợi có lợi cho quốc gia.

-Những quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật xuất phát từ các đòi hỏi thực tế của đời sống xã hội và phản ánh trình độ phát triển đạt được của nền văn minh nhân loại.Về mặt kinh tế những quy định này có tác dụng bảo hộ hàng hóa trên thị trường trong nước, hạn chế và làm méo mó dòng vận động của hàng hóa trên thị trường thế giới.Trong điều kiện hiện tại của nước ta việc áp dụng công cụ này còn khá hạn chế nhưng dần sẽ có nhiều trường hợp chúng ta sẽ áp dụng.Chúng ta cần khôn khéo hoặc có thể lạm dụng sử dụng quy định này một cách thiên lệch giữa các công ty trong nước và công ty nước ngoài và biến chúng thành công cụ cạnh tranh có lợi cho quốc gia trong quan hệ thương mại quốc tế.

-Trợ cấp xuất khẩu là biện pháp Chính phủ có thể áp dụng để trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay lãi suất thấp đối với các nhà xuất khẩu trong nước.Bên cạnh đó chính phủ còn có thể thực hiện một khoản cho vay ưu đãi đối với các bạn hàng nước ngoài để họ có điều kiện mua các sản phẩm do nước mình sản xuất ra và để xuất khẩu ra nước ngoài.Đây chính là các khoản tín dụng “viện trợ” mà chính phủ các nước công nghiệp phát triển áp dụng, khi cho các nước đang phát triển vay(thường kèm theo các điều kiện chính trị)

Trong điều kiện ngân sách còn khó khăn,chính phủ cần xem xét các doanh nghiệp,mặt hàng,sàng lọc một cách cẩn thận để tìm ra đối tượng có tiềm năng sản

xuất kinh doanh đem lại giá trị xuất khẩu cao nhằm trợ cấp,cho vay ưu đãi để họ phát triển sản xuất kinh doanh.Đồng thời mức trợ cấp hay lãi suất cho vay cũng cần tính toán cận thận,hợp lí để phù hợp khả năng chính phủ và lợi ích mang lại và chính phủ cũng cần có biện pháp giám sát,quản lí chặt chẽ đảm bảo đối tượng được cho vay,trợ cấp sử dụng vốn hiệu quả,đem lại lợi ích cho bản thân cũng như góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu,tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu những công cụ chủ yếu trong chính sách ngoại thương của việt nam (Trang 33 - 36)