Giải pháp hoàn thiện công cụ thuế quan

Một phần của tài liệu những công cụ chủ yếu trong chính sách ngoại thương của việt nam (Trang 31 - 33)

3. Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng các công cụ chủ yếu trong chính sách ngoại thương Việt Nam

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công cụ thuế quan

 Đối với thuế xuất khẩu

Trong việc hoàn thiện, sửa đổi biểu thuế xuất khẩu hiện hành thì chính phủ nên bỏ việc thu thuế xuất khẩu. Bỏ thuế xuất khẩu sẽ hỗ trợ cho hàng hoá Việt Nam khả năng cạnh tranh tại thị trường nước ngoài.Mặc dù bỏ thuế xuất khẩu sẽ giảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nhưng bù lại Chính phủ sẽ thu được các khoản thuế khác do phát triển sản xuất và mở rộng xuất khẩu. Hoặc ít ra thì Chính phủ cũng nên thu hẹp diện các mặt hàng chịu thuế. Nếu có đánh thuế xuất khẩu thì chỉ nên đánh thuế đối với các sản phẩm thật cần thiết, thuế có khả năng hạn chế hoặc có khả năng thu được như: những mặt hàng là nguyên liệu sản xuất trong nước, những tài nguyên khoáng sản không khuyến khích xuất khẩu, những sản phẩm có thị trường ổn định. Trước mắt xin bỏ thuế xuất khẩu đối với nhóm mặt hàng hải sản để hỗ trợ thêm trong xuất khẩu và khuyến khích phát triển ngành nghề khai thác, đánh bắt,nuôi trồng thuỷ, hải sản, tăng kim ngạch xuất khẩu. Trong tương lai, cùng với việc đẩy mạnh quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam thì số mặt hàng bị đánh thuế xuất khẩu còn tiếp tục giảm.

Việc hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu cần hướng vào những vấn đề sau: -Một là, xây dựng các mức bảo hộ khác nhau cho các ngành sản xuất trong nước, nhằm bảo vệ, hỗ trợ tối đa cho các ngành có khả năng cạnh tranh và xuất khẩu, khắc phục tình trạng bảo hộ tràn lan làm cho nền kinh tế kém hiệu quả.

-Hai là, giảm mức thuế nhập khẩu hiện nay xuống còn bốn hoặc năm mức. Sự chênh lệch giữa các mức là do yêu cầu yêu cầu bảo hộ đối với từng ngành sản xuất. Nếu bảo hộ ở mức 1 là dưới 10%, thì ở mức 2 là 20%, mức 3 là 30%, mức 4 và mức 5 là 40% và 50%. Thuế suất cao tối đa chỉ nên chỉ nên chiếm khoảng trên dưới 10% tổng danh mục hàng nhập khẩu chịu thuế. Và để phù với yêu cầu hội nhập ta phải giảm dần mức thuế cao nhất và giảm số lượng mức thuế. Về lâu dài mức thuế phù hợp với yêu cầu của AFTA là từ 0 - 5%, nhưng trước mắt ta phải giảm dần. Đối với các mặt hàng mà chúng ta không có tiềm năng lợi thế và chưa có khả năng sản xuất trong những năm sắp tới, những mặt hàng là nguyên liệu vật tư quan trọng và chủ yếu cho sản xuất của các ngành có thế mạnh cạnh tranh và xuất khẩu hoặc là thiết bị đặc biệt chuyên dùng cho các ngành quốc phòng, an ninh, y tế, giao thông, nông nghiệp, cần xây dựng các mức thuế nhập khẩu thấp từ 0% đến 5%. Cùng với việc thu hẹp đến mức tối cần thiết diện mặt hàng có mức thuế suất 0%, cần giảm bớt diện mặt hàng miễn thuế nhập khẩu, theo hướng chỉ miễn thuế suất thuế nhập khẩu cho một số trường hợp theo thông lệ quốc tế.Với việc giảm số lượng mức thuế nhập khẩu, có những mặt hàng thì tăng thuế nhập khẩu, có những mặt hàng nhập khẩu thì giảm thuế. Đối với những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh cạnh tranh và xuất khẩu được thì tăng mức thuế sát thuế nhập khẩu, còn đối với những mặt hàng sẽ tăng thuế tiêu thụ, thuế giá trị gia tăng hoặc chuyển sang thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT, hoặc các mặt hàng mà mức thuế nhập khẩu hiện hành quá cao quá mức cần thiết thì giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu. Điều này sẽ tạo điều kiện để Việt Nam hoà nhập vào hệ thống thuế quan của các nước ASEAN trong thời gian tới và thực hiện đảm bảo nguồn thu cho ngân sách.

-Ba là, có thể áp dụng một phương pháp khác trong việc sửa đổi biểu thuế nhập khẩu để phù hợp với các quy định quốc tế mà nước ta đã và sẽ cam kết thực hiện, để áp dụng trong các trường hợp khác nhau tuy thuộc vào mức độ quan hệ giữa Việt Nam với các nước, tạo thuận lợi trong đàm phán về thuế, chính sách thuế xuất nhập khẩu nên quy định 3 loại thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu đó là thuế suất phổ thông, thuế suất ưu đãi, thuế suất tạm thời.

 Về miễn, giảm thuế

Trong điều kiện mở của, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển. Nhà nước ta đã có những qui định xét miễn, giảm thuế cho một số trường hợp. Điều

đó là cần thiết, song các quy định chưa thất cụ thể, chặt chẽ. Vì vậy, trong việc quy định miễn thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu cần ghi rõ hơn đối với những hàng hoá liên quan tới khuyến khích đầu tư nước ngoài, phục vụ liên doanh liên kết.

 Thực hiện đồng bộ thuế xuất nhập khẩu với thuế VAT,thuế tiêu thụ đặc biệt và các sắc thuế khác.

Cho đến nay, do trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta ở mức độ thấp, các ngành kinh tế chưa đạt được trình độ phát triển đồng đều thể hiện ở những mức độ khác nhau về hiệu quả sản xuất và tỷ lệ lợi nhuận, đòi hỏi những mức độ khác nhau về sự trợ giúp của Nhà nước, về bảo hộ, về điều tiết. Trong điều kiện như vậy,chính sách thuế bị chi phối và chưa thể tính toán về các mức thuế suất dựa trên mức lợi nhuận bình quân trong các ngành. Việc tham gia vào quá trình hội nhập đòi hỏi chúng ta phải xây dựng một hệ thống thuế trung lập thể hiện rõ nhất ở việc đơn giản các mức thuế để tạo điều kiện phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý, khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư vào các lĩnh vực có lợi thế so sánh, có thể đạt được hiệu quả sản xuất cao, có khả năng cạnh tranh được với hàng hoá các nước. Một hệ thống thuế trung lập và rõ ràng sẽ tạo điều kiện thu ngoài, khơi trong. Việc đơn giản các mức thuế suất này cần được thực hiện cụ thể với từng sắc thuế.

Cùng với việc giảm số lượng các mức thuế suất và giảm dần thuế suất của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như đã trình bày trên đây, cần nhanh chóng mở rộng thuế tiêu thụ đặc biệt, áp dụng thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và tiến tới áp dụng thuế thu nhập dân cư... Với các biện pháp như vậy, thì nguồn thu của ngân sách Nhà nước bị giảm sút do giảm thuế xuất nhập khẩu sẽ phần nào được bù đắp lại bằng các loại thuế khác.

 Đổi mới công tác tổ chức, quản lý thi hành chính sách thuế xuất nhập khẩu.

Những nội dung về chính sách thuế xuất nhập khẩu nêu trên không thể thực hiện tốt nếu công tác tổ chức, kiểm tra việc thi hành các chính sách, luật pháp về thuế xuất nhập khẩu không được đổi mới, hoàn thiện. Vì vậy, trong việc xây dựng luật thuế xuất nhập khẩu, cần giảm tối đa việc giao cho các bộ chức năng đưa ra những quy định hướng dẫn thực hiện luật. Việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiệnchính sách thuế xuất nhập khẩu một cách thường xuyên kịp thời là cần thiết, để phù hợp với tình hình thay đổi của thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên cần có thời gian cho các doanh nghiệp thích kịp thời, tránh gây ra cho doanh nghiệp, Nhà nước một cách kiên quyết hơn nữa việc cải cách hành chính để đảm bảo những chính sách đúng đã có trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung, chính thuế xuất nhập khẩu nói riêng được thực hiện một cách nghiêm minh.

Một phần của tài liệu những công cụ chủ yếu trong chính sách ngoại thương của việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w