Thuế quan 1 Thành công

Một phần của tài liệu những công cụ chủ yếu trong chính sách ngoại thương của việt nam (Trang 25 - 27)

- Thứ nhất, thuế quan góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước Cùng với đó việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết gia nhập WTO sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN). Tuy nhiên thực hiện cam kết này về trung hạn và dài hạn sẽ không có nhiều khả năng gây tác động tiêu cực cho nguồn thu ngân sách

- Thứ hai ,áp dụng công cụ thuế quan linh hoạt góp phần kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Nguyên nhân của lạm phát có thể do cung cầu làm cho giá cả hàng hoá tăng lên hoặc do chi phí đầu vào tăng. Thuế được sử dụng để điều chỉnh lạm phát, ổn định giá cả thị trường. Nếu cung nhỏ hơn cầu thì nhà nước dùng thuế để điều chỉnh bằng cách giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng yếu tố sản xuất như nguyên liệu thô, nguyên liệu đầu vào của các ngành công nghiệp chủ yếu như chế biến dệt may, lắp ráp, xây dựng…Đồng thời tăng thuế đối với hàng hoá tiêu dùng để giảm bớt cầu. Nếu lạm phát do chi phí tăng, gia tăng thất nghiệp, sự trì trệ của tốc độ phát triển kinh tế, giá cả đầu vào tăng, nhà nước dùng thuế hạn chế tăng chi phí bằng cách cắt giảm thuế đánh vào chi phí, kích thích tăng năng suất lao động

- Thứ ba, áp dụng công cụ thuế có tác động lớn tới giá trị và cơ cấu của mặt hàng xuất khẩu .

- Thứ tư, bảo hộ hợp lý nền sản xuất trong nước tránh khỏi sự cạnh tranh khốc kiệt từ bên ngoài được coi là hết sức cần thiết đối với các nước. Điều này được thể hiện rõ nét thông qua thuế xuất nhập khẩu. Để kích thích sản xuất trong nước phát triển, kích thích sản xuất hàng hoá xuất khẩu, nhà nước đánh thuế rất thấp hoặc không đánh thuế vào hàng xuất khẩu. Khuyến khích xuất khẩu hàng hoá đã qua chế biến, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô. Đánh thuế nhập khẩu thấp đối với hàng hoá máy móc thiết bị trong nước chưa sản xuất được và đánh thuế nhập khẩu cao đối với hàng hoá máy móc thiết bị trong nước đã sản xuất được hoặc hàng hoá tiêu dùng xa xỉ

2.3.1.2. Hạn chế

Chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian đã mạng lại nhiều thành quả. Tuy nhiên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sắc thuế này cũng đã bộc lộ một số hạn chế như:

- Thứ nhất mThông tin về giá tham khảo tính thuế còn nhiều hạn chế, chưa cập nhật kịp thời;

- Thứ hai ,Tình trạng thất thu gian lận thuế xảy ra ảnh hưởng thu ngân sách của nhà nước'

- Thứ ba , việc cắt giảm thuế quan sẽ làm cho lượng hàng hóa nhập khẩu tràn vào VIệt Nam. Nếu doanh nghiệp Việt Nam không chuẩn bị trước tinh thần, không nâng cao được sức cạnh tranh thì doanh nghiệp Việt Nam ngay cả trong ngành có lợi thế cũng thất bại trên chính sân nhà.

Thứ 4 , những thay đổi trong thuế xuất nhập khẩu có thể dẫn đến chảy máu tài nguyên quốc gia

Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam phải xóa bỏ chế độ 2 giá ( giá nội địa và giá quốc tế), mang tính phân biệt . Đến một thời gian nào đó , thuế xuất khẩu sẽ phải giảm và tạo điều kiện thuận lợi để tài nguyên quý gia của quốc gia chảy ra nước ngoài. Hơn nữa cơ chế thuế quan thông thoáng làm nảy sinh việc buôn lậu gỗ , khoáng sản và nhiều tài nguyên quý giá khác

Một phần của tài liệu những công cụ chủ yếu trong chính sách ngoại thương của việt nam (Trang 25 - 27)