Công cụ phi thuế quan 1 Thành công

Một phần của tài liệu những công cụ chủ yếu trong chính sách ngoại thương của việt nam (Trang 27 - 29)

2.3.2.1. Thành công

- Thứ nhất, các công cụ phi thuế quan (NTM- Non Tariff Measures) đã góp phần tạo điều kiện cho nhiều ngành sản xuất tuy có sức cạnh tranh kém hơn so với nước ngoài tiếp tục duy trì và phát triển. Một số ngành đã nâng dần khả năng cạnh tranh nhờ nâng cao trình độ quản lý, đổi mới công nghệ. Tiêu biểu là ngành ximăng, mía đường. Giá thành sản phẩm đầu ra của các ngành này cao hơn mặt bằng giá chung của khu vực từ 20-50%, nhưng nhờ Chính phủ áp dụng các NTM nên đã giúp các ngành giảm bớt áp lực cạnh tranh từ bên ngoài và có lợi thế thu hót đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh.

- Thứ hai, các NTM đã tạo điều kiện cho nhiều sản phẩm sản xuất trong nước tuy có chất lượng chưa tốt và giá cả còn cao có thể cùng tồn tại với hàng nhập khẩu. Nói cách khác là đã đảm bảo cho sự tồn tại của một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ trình độ công nghệ trung bình

-Thứ ba, góp phần ổn định xã hội, tạo công ăn việc làm thông qua các biện pháp hỗ trợ cho một số ngành, một số địa bàn. Đơn cử như ngành mía đường, nhờ việc áp dụng các NTM để duy trì sự tồn tại và phát triển ngành mía đường, nên hàng năm ngành này đã tạo việc làm cho hàng vạn hộ nông dân trồng mía và hàng ngàn công nhân trong các nhà máy sản xuất đường.

-Thứ tư, Việt Nam đã cam kết bãi bỏ dần các hàng rào phi thuế quan trong nhiều

thoả thuận quốc tế. Quan trọng nhất là việc bãi bỏ các hạn chế định lượng và mở rộng quyền hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó là việc thuế hóa các biện pháp phi thuế và giảm dần các mặt hàng phải xin giấy phép xuất nhập khẩu. Hiện nay những biện pháp bảo hộ phi thuế quan không phù hợp với quy định

của WTO đã được bãi bỏ gần hết. Đáng lưu ý là hạn ngạch nhập khẩu đã được bãi bỏ hoàn toàn, chuyển sang hạn ngạch thuế quan hoặc hình thức khác được WTO cho phép.

2.3.2.2. Hạn chế

- Thứ nhất, các hàng rào phi thuế quan của Việt Nam tuy đã được điều chỉnh theo hướng loại bỏ dần các rào cản phi thuế cho phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng mức độ bảo hộ còn cao.

Hiện tại, chúng ta vẫn sử dụng giấy phép nhập khẩu với một số mặt hàng: Xe hai, ba bánh gắn máy từ 175cm trở lên, súng đạn thể thao, và giấy phép theo chế độ hạn ngạch thuế quan đối với: Muối, Thuốc lá nguyên liệu; Trứng gia cầm; Đường tinh luyện, đường thô. Công cụ này sẽ phải cắt giảm và tiến tới xoá bỏ khi gia nhập WTO.

-Thứ hai, vấn đề tuân thủ những luật định quốc tế còn yếu, những điều chỉnh chính

sách theo quy tắc quốc tế còn diễn ra khá chậm chạp. Theo qui định của WTO, Việt Nam sẽ phải tuân thủ các quy tắc chống bán phá giá, giảm trợ cấp sản xuất và xuất khẩu, những quy định về quyền sở hữu trí tuệ, quy định nghiêm ngặt về nhãn mác sản phẩm, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, luật bản quyền tác giả, mẫu mã kích cỡ sản phẩm, những quy định về sự bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ... Các luật lệ của Việt Nam chưa quy định đầy đủ về những vấn đề này. Trong khi đó, các thành viên WTO lại rất quan tâm đến vấn đề này và coi đó là nội dung quan trọng trong các cuộc đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam.

-Thứ ba, hệ thống luật pháp còn kém phát triển, khả năng thực hiện và cưỡng chế thực thi các quy định của luật còn yếu. Vấn đề đáng lo ngại nhất là năng lực pháp luật rất hạn chế trong việc đòi được đền bù thông qua bất cứ cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế nào, chẳng hạn nh- luật WTO.

-Thứ tư, so với thực tiễn quản lý phổ biến trên thế giới thì nước ta chưa áp dụng một số công cụ thuế chống phá giá và thuế chống trợ cấp, thuế/phí môi trường. Đây là những công cụ được các tổ chức thương mại quốc tế thừa nhận, ít nhất là cũng không đặt ra yêu cầu xoá bỏ. Vì vậy, định hướng cơ bản trong thời gian tới sẽ là tăng dần các công cụ thuộc nhóm này để thay thế cho nhóm các công cụ hạn chế định lượng không phù hợp với WTO .

- Thứ năm, tiêu chuẩn hoá quốc tế và khu vực đang trở thành xu hướng chung chi phối thương mại quốc tế và khu vực, trong khi tại Việt Nam, chỉ có khoảng 1.200 trong tổng số 5.600 tiêu chuẩn quốc gia hiện hành là hài hòa

với các tiêu chuẩn quốc tế tương ứng. Nhìn chung hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu về quản lý xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hoá.

- Thứ sáu, các kiểm soát đối với hàng hóa chịu sự quản lý chuyên ngành của các bộ chủ quản và cấm nhập khẩu có mục tiêu đa dạng song tập trung chủ yếu vào bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường và an toàn công cộng. Những mục tiêu này là cơ sở của các qui chế điều tiết ở nhiều nước, tuy nhiên hệ thống quy định quản lý chuyên ngành của Việt Nam còn thiếu cụ thể, và cũng chưa có biện pháp xử lý kịp thời đối với các loại hàng nhập khẩu không phù hợp. Chưa có sự phối hợp giữa các bộ, ngành trong xây dựng quy định quản lý nhập khẩu

Một phần của tài liệu những công cụ chủ yếu trong chính sách ngoại thương của việt nam (Trang 27 - 29)