Kì vọng mối tương quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của rủi ro đạo đức của cổ đông kiểm soát đến hạn chế tài chính và chi phí sử dụng vốn cổ phần của các doanh nghiệp tại thị trường việt nam (Trang 42 - 46)

3.2 Mô tả các biến, mơ hình nghiên cứu và kì vọng mối tương quan

3.2.3 Kì vọng mối tương quan

Dựa vào mơ hình hồi qui được tác giả đưa ra, dựa vào các kết quả nghiên cứu trước đây, phần này sẽ trình bày về các kì vọng trong kết quả nghiên cứu của tác giả. Trong các doanh nghiệp, rủi ro đạo đức khiến các cổ đơng kiểm sốt đưa ra các quyết định có lợi cho bản thân hình nhiều hơn mang lại lợi ích chung cho doanh nghiệp (Luo and Hu, 2011). Doanh nghiệp với mức rủi ro đạo đức cao của các cổ đơng kime63 sốt, các nhà đầu tư bên ngoài sẽ nhận thấy điều này, họ sẽ hạn chế trong việc đưa ra các quyết định của mình khiến doanh nghiệp khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn bên ngồi (hạn chế tài chính). Điều này ảnh hưởng đến việc quyết định sử dụng nguồn tài trợ nào để tối ưu hóa nhất gái trị doanh nghiệp.

Tại thị trường Việt Nam hệ thống luật pháp và cơ chế kiểm sốt vẫn cịn chưa được hoàn hảo, việc rủi ro đạo đức sẽ ảnh hưởng kha nhiều đến hoạt động của một doanh nghiệp. Tác giả đưa ra hai giả thiết liên quan đến vấn đề chính cần nghiên cứu

Giả thiết 1: Doanh nghiệp với sự khác biệt lớn hơn giữa quyền kiểm sốt và quyền

đối với dịng tiền của các cổ đơng kiểm sốt sẽ có mức độ nhạy cảm giữa nắm giữ tiền mặt và dòng tiền lớn hơn.

Với giả thiết này, tác giả đưa ra kì vọng sẽ tồn tại tương quan dương giữa dòng tiền và thay đổi trong nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp đồng thời mức tương quan lớn hơn ở các nhóm mẫu có sự khác nhau giữa quyền kiểm soát và quyền dòng tiền lớn hơn. Điều này có ngụ ý rằng trong các doanh nghiệp mà có mức độ rủi ro đạo đức càng cao thì sẽ có độ nhạy cảm đối việc nắm giữ tiền mặt càng cao hay nói cách khác là sẽ có mức độ hạn chế cao hơn. Sự khác biệt giữa quyền kiểm sốt và quyền đối với dịng tiền là cơ hội dễ dàng cho các cổ đơng kiểm sốt đưa ra các quyết định phục vụ nhiều hơn cho lợi ích cá nhân của mình dẫn đến rủi ro tìm ẩn trong doanh nghiệp cao hơn, điều này làm cho doanh nghiệp khó tiếp

cận hơn với các nguồn vốn hoặc các quyết định cá nhân của các cổ đơng kiểm sốt sẽ khơng tối ưu hóa được lợi ích doanh nghiệp (Kuan, Li, and Liu, 2012).

Có nhiều nghiên cứu có quan điểm ủng hộ với giả thiết kì vọng của tác giả. Johnson, Boone, Breach và Friedman, (2000); Lin, Ma, Malatesta, & Xuan, (2011) cho rằng vấn đề rủi ro đạo đức càng trầm trọng khi có sự khác biệt càng lớn giữa quyền kiểm sốt và quyền đối với dịng tiền (quyền dịng tiền), lúc này các cổ đơng kiểm sốt có thể sẽ chuyển một dịch nguồn lực tài chính của doanh nghiệp (gây thiệt hại cho doanh nghiệp) nhưng họ chỉ chịu một thiệt hại rất ít. Hay Dyck and Zingales (2004) cho rằng hành vi quan tâm đến lợi ích bản thân của các cổ đông kiểm soát sẽ làm giảm giá trị của doanh nghiệp vì họ làm hạn chế khả năng thu hút các nguồn đầu tư hấp dẫn từ bên ngoài. Fan and Wong (2005) cho rằng: các nhà đầu tư bên ngoài nhận thấy được rủi ro đạo đức của các cổ đơng kiểm sốt, do đó họ sẽ yêu cầu được giảm giá cổ phiếu để bù cho rủi ro có thể bị thiệt hại. Bên cạnh đó vẫn có một số ít quan điểm ngược lại với kì vọng với tác giả, Jensen (1986) cho rằng khi các nhà quản lý thực hiện tối ưu được giá trị doanh nghiệp họ sẽ được nhận một khoản ưu đãi từ doanh nghiệp (hoa hồng), do đó vấn đề đại diện giữa người quản lý và chủ sở hữu vẫn khuyến khích họ đầu tư tối ưu nhiều hơn.

Sau khi tiến hành nêu ra giả thiết 1, để đi đến trả lời cho câu hỏi được đưa ra tác giả đề xuất giả thiết 2 như sau:

Giả thiết 2: Doanh nghiệp với sự khác biệt lớn hơn giữa quyền kiểm soát và quyền

đối với dòng tiền của các cổ đơng kiểm sốt sẽ phải đối mặt với mức chi phí sử dụng vốn cổ phần cao hơn.

Tác giả đang kì vọng với một mức khác biệt lớn hơn giữa quyền kiểm soát và quyền đối với dòng tiềncủa các cổ đơng kiểm sốt sẽ dẫn đến chi phí sử dụng vốn cổ phần cao hơn. Hay nói cách khác tồn tại mối tương quan dương giữa mức khác biệt trong quyền kiểm soát và quyền đối với dịng tiền đến chi phí sử dụng vốn cổ phần. Hay có một mối tương quan dương giữa rủi ro đạo đức của cổ đông kiểm

sốt và chi phí sử dụng vốn cổ phần của doanh nghiệp. Vấn đề đại diện giữa cổ đơng kiểm sốt và cổ đơng thiểu số cũng đã được khá nhiều nghiên cứu cho rằng các doanh nghiệp mà có chặc chẽ giữa quyền của cổ đơng và quyền quản lý sẽ có một chi phí sử dụng vốn cổ phần thấp hơn đáng kể (Ashbaugh, Collins, và LaFond, 2004; Chen, Chen, và Wei, 2011). Các doanh nghiệp có số liệu báo cáo không minh bạch, không rõ ràng về các nguồn thu nhập (rủi ro) sẽ phải đối mặt với chi phí sử dụng vốn cao hơn (Ashbaugh và các cộng sự, 2004).

Để đảm rằng kết quả nghiên cứu khơng bị ảnh hưởng bời các yếu tố bên ngồi làm kết quả nghiên cứu không đáng tin cậy. Tác giả đã tiến hành xử lý:

- Thêm vào mơ hình (1) biến Deltal Leverage (mức thay đổi trong địn bẩy) vì theo Acharya và cộng sự (2007) việc đưa ra quyết định sử dụng thay thế nợ - tiền mặt là một trong những chính sách tối ưu của doanh nghiệp. Nên đưa thêm biến Dental Leverage vào mơ hình để làm rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến thay đổi trong việc nắm giữ tiền mặt đồng thời phản ánh đúng độ nhạy của việc nắm giữ tiền mặt với dòng tiền khi đã xem xét ảnh hưởng của đòn bẩy

- Để hạn chế hiện tượng nội sinh, tác giả tiến hành nghiên cứu sự thay đổi chi phí sử dụng vốn cổ phần khi có sự thay đổi các biến trong mơ hình (2) (Lin, Ma, and Xuan ,2011)

Bảng 3. 3 Bảng kì vọng kết quả hồi qui

Yếu tố Kì vọng nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu trước đây Kết quả Tác giả Kết quả Tác giả Hạn chế tài chính

+ + Johnson, Boone, Breach và Friedman (2000)

- Jensen (1986) + Lin, Ma, Malatesta và Xuan,

(2011)

+ Dyck and Zingales (2004) + Qi Luo, Hui Li, Biao Zhang

(2015)

+ Fan and Wong (2005) Chi phí sử

dụng vốn cổ phần

+ + Ashbaugh, Collins, và LaFond, 2004

+ Chen, Chen, và Wei, 2011 + Ashbaugh và các cộng sự (2004) + Qi Luo, Hui Li, Biao Zhang

(2015)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra, tác giả tiến hành thực hiện các bước như sau: thu thập dữ liệu, tổng hợp thành dữ liệu dạng bảng, tính tốn các biến của mơ hình dựa vào bộ dữ liệu sơ cấp, tiến hành thống kê mô tả trên toàn bộ dữ liệu, phân tích ma trận hệ số tương quan, chạy hồi qui mơ hình (1) và mơ hình (2). Sau đó, kiểm định các giả thiết nghiên cứu đã đưa ra với sự hỗ trợ của phần mềm Sata. Bảng dữ liệu đang thu thập được là dữ liệu dạng bảng

Các mơ hình nghiên cứu trên lần lượt được ước lượng bằng phương pháp hồi qui cổ điển OLS, mơ hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) và mơ hình hiệu ứng cố định (FEM). Sau đó dùng kiểm định Hausman- Test, F-Test, Wordwise –Test nhằm phát hiện phương sai thay đổi và tự tương quan bật nhất. Cuối cùng, tác giả sẽ sử dụng phương pháp kiểm định (FGLS) khắc phục những khuyết tật của mơ hình nếu có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của rủi ro đạo đức của cổ đông kiểm soát đến hạn chế tài chính và chi phí sử dụng vốn cổ phần của các doanh nghiệp tại thị trường việt nam (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)