2.1 Tổng quan về chất lượng BCTC và thuê ngoài kế toán của DNNVV
2.1.1 Chất lượng BCTC
Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất nào về chất lượng BCTC. Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), Hội đồng chuẩn mực kế tốn tài chính Hoa Kỳ (FASB) và Chuẩn mực kế toán Việt Nam đều dựa trên quan điểm chính là chất lượng thơng tin kế tốn đồng nghĩa với chất lượng BCTC. Điều này có nghĩa là làm thế nào để giải thích được tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách rõ ràng, phù hợp, tin cậy và dễ hiểu giúp người sử dụng đưa ra các đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp về các vấn đề như: nguồn lực của doanh nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh hay dự đoán về thời gian và tính khơng chắc chắn của dòng tiền cũng như là các nghĩa vụ đối với các nguồn lực của doanh nghiệp.
2.1.1.1 Chất lượng BCTC theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS)
Trong Hệ thống CMKT Việt Nam vẫn chưa có đề cập đến chất lượng BCTC hay đặc điểm chất lượng của các thơng tin hữu ích. Tuy nhiên, theo Chuẩn mực 01: Chuẩn mực chung có nhắc đến các yêu cầu cơ bản của kế toán như sau:
- Trung thực: Để có độ tin cậy cao, các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh (đoạn 10 – VAS 01).
- Khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xun tạc, khơng bị bóp méo (đoạn 11 – VAS 01). Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi ghi chép phải phản ánh đúng những sự việc thực tế đã diễn ra và có thể dễ dàng kiểm chứng lại được, không được ghi chép theo ý chủ quan nào đó mà không đúng bản chất của vấn đề, điều này làm suy
- Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế tốn phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, khơng bị bỏ sót (đoạn 12 – VAS 01).
- Kịp thời: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ (đoạn 13 – VAS 01).
- Dễ hiểu: Các thông tin và số liệu kế tốn trình bày trong BCTC phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế tốn ở mức trung bình. Thơng tin về những vấn đề phức tạp trong BCTC phải được giải trình trong phần thuyết minh (đoạn 14 – VAS 01).
- Có thể so sánh: Các thơng tin và số liệu kế tốn giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính tốn và trình bày nhất qn. Trường hợp khơng nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng BCTC có thể so sánh thơng tin giữa các kỳ kế tốn, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch (đoạn 15 – VAS 01).
Các yêu cầu kế toán như trung thực khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu, có thể so sánhphải được thực hiện đồng thời.
2.1.1.2 Chất lượng BCTC theo IASB và FASB
Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) và Hội đồng chuẩn mực kế tốn tài chính Hoa Kỳ (FASB) đã xác định 4 đặc điểm của chất lượng thông tin trên BCTC và chia làm 2 nhóm: (1) nhóm đặc điểm cơ bản gồm tính thích hợp và tính đáng tin cậy, (2) nhóm đặc điểm thứ yếu là tính có thể hiểu được và tính có thể so sánh được.
- Tính thích hợp (Relevance): Thơng tin được gọi là thích hợp khi nó có thể ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng bằng cách giúp họ đánh
giá các sự kiện kinh tế trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Tính thích hợp bao gồm các thuộc tính: tính xác nhận và tính dự đốn.
- Tính đáng tin cậy (Reliability): Thơng tin là đáng tin cậy khi nó phản ánh một cách trung thực các sự kiện kinh tế phát sinh. Các thuộc tính của tính đáng tin cậy bao gồm:
Các sự kiện kinh tế phát sinh phải được trình bày phù hợp với thực tế kinh tế và không chỉ căn cứ vào hình thức pháp lý.
Thơng tin phải có tính trung lập có nghĩa là phải khách quan, không thiên vị và không ảnh hưởng đến người sử dụng.
Phải thận trọng khi đưa ra các ước tính khi chưa có sự chắc chắn thì phải đảm bảo sao cho tài sản không bị thổi phồng, tài sản và chi phí khơng bị giấu bớt đi
Sự hồn chỉnh có nghĩa là khơng bỏ sót thơng tin, bởi vì một sự bỏ sót sẽ làm cho thơng tin bị sai lệch hoặc gây hiểu nhầm.
- Tính có thể hiểu được (Understandability): khái niệm về tính có thể hiểu được địi hỏi rằng thơng tin được cung cấp trên BCTC phải dễ hiểu đối với người sử dụng.
- Tính có thể so sánh được (Comparability): đề cập đến nhu cầu người sử dụng để có thể so sánh các BCTC của các thực thể kinh tế khác nhau để đánh giá tình hình tài chính và hiệu suất hoạt động. Để có thể so sánh được cần phải sử dụng nhất quán các phương pháp và thủ tục kế toán qua các kỳ. Khi các doanh nghiệp thay đổi chính sách thì phải ghi rõ trong thuyết minh.
2.1.1.3 Chất lượng BCTC theo quan điểm một số nhà nghiên cứu
Jonas & Blanchet (2000) đã đưa ra hai quan điểm được sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá chất lượng BCTC đó là quan điểm dựa trên nhu cầu của người sử dụng thông tin và quan điểm tập trung vào quan điểm bảo vệ cổ đông và nhà
đầu tư. Nếu dựa vào quan điểm thứ nhất, chất lượng BCTC được xác định dựa trên cơ sở của tính hữu ích của thơng tin đối với người sử dụng thơng tin đó thì khi dựa trên quan điểm thứ hai, chất lượng BCTC nó được định nghĩa chủ yếu liên quan việc cung cấp cho cổ đông với “công bố đầy đủ và hợp lý.
Nghiên cứu McFie (2006) đã bắt đầu bằng việc kiểm tra nguồn gốc của cụm từ “chất lượng BCTC” và nhận thấy rằng khái niệm về chất lượng BCTC là một khái niệm phong phú, bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Tác giả đã làm rõ hai khái niệm khác nhau là “BCTC có chất lượng” (quality financial reporting) và “chất lượng BCTC” (quality of financial reporting). Trong khi “chất lượng BCTC” đề cập đến sự thay đổi liên tục từ “thấp hoặc nghèo nàn” đến “cao hoặc hoàn hảo” (Wallace, Naser and Mora 1994) thì “BCTC có chất lượng” lại muốn đề cập đến sự hoàn hảo của BCTC (Francis 2004).
Trong khi đó, Verdi (2006) lại định nghĩa BCTC chất lượng là BCTC truyền tải chính xác thơng tin về hoạt động của công ty, đặc biệt là dòng lưu chuyển tiền mong đợi của nó.
Quan điểm Ferdy van Beest, Geert Braam và Suzanne Boelens (2009) đã nhấn mạnh mục tiêu chính của BCTC trong FASB (1999); IASB(2008) là cung cấp thơng tin BCTC có chất lượng cao liên quan đến các chủ thể kinh tế, chủ yếu về tài chính, hữu ích cho việc ra quyết định kinh tế. Cung cấp thông tin BCTC cao là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng tích cực tới các nhà cung cấp vốn và các bên liên quan khác trong việc đưa ra quyết định đầu tư, tín dụng và các quyết định phân bổ nguồn lực tương tự để nâng cao tổng thể hiệu quả của thị trường.
Theo Choi và Pae (2011), mục tiêu cơ bản của BCTC là cung cấp thơng tin hữu ích cho mục đích ra quyết định.Chất lượng BCTC đã được định nghĩa là sự trung thực của thơng tin được truyền đạt bởi q trình báo cáo. Mặt khác, đối với Jonas và Blanchet (2000), BCTC không phải là kết quả cuối cùng. Chất lượng của
quá trình này phụ thuộc vào từng bộ phận, bao gồm việc công bố các sự kiện giao dịch của công ty, thông tin về việc lựa chọn và áp dụng các chính sách kế tốn. Q trình này có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan đến thuế, cổ tức và các yếu tố khác có liên quan đến nhu cầu thông tin của các nhà cung cấp vốn bên ngoài(Ball và Shivakumar, 2005 Burgstahler và cộng sự, 2006).
2.1.1.4 Đo lường chất lượng BCTC
Để đánh giá chất lượng BCTC, các phương pháp đo lường khác nhau đã được sử dụng. Ferdy van Beest, Geert Braam và Suzanne Boelens (2009) đã tổng hợp các phương pháp đánh giá chất lượng BCTC của những nghiên cứu trước và đưa ra các nhận xét:
Mơ hình kế tốn dồn tích tập trung vào đo lường chất lượng lợi nhuận. Các mơ hình dồn tích được sử dụng để đo lường mức độ quản lý thu nhập theo các luật pháp hiện hành. Mơ hình này giả định rằng nhà quản lý sử dụng các khoản dự phòng theo quyết định, tức là các khoản tích luỹ mà quản lý có thể kiểm sốt được để quản lý lợi nhuận (Healy & Wahlen, 1999; Dechow et at, 1995). Quản lợi nhuận được giả định là ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của BCTC bằng cách giảm tính hữu ích của việc ra quyết định (Brown, 1999, Van Tendeloo & Vanstraelen, 2005). Lợi thế chính của việc sử dụng các khoản dự phòng theo quyết định để đo lường việc quản lý lợi nhuận là nó có thể được tính dựa trên các thơng tin trong báo cáo thường niên.Ngồi ra, khi sử dụng mơ hình hồi quy có thể kiểm tra tác động của đặc điểm của công ty đối với mức độ quản lý lợi nhuận (Healy & Wahlen 1999, Dechow và cộng sự, 1995). Hơn nữa, loại nghiên cứu này có thể nhân rộng được. Tuy nhiên, khó khăn chính khi sử dụng các mơ hình dồn tích là làm thế nào để phân biệt giữa các quyết tốn tùy ý và khơng tùy ý (Healy & Wahlen, 1999). Do đó, kết luận liên quan đến chất lượng thơng tin BCTC dựa trên các mơ hình dồn tích khơng cung cấp bằng chứng trực tiếp và tồn diện về chất
lượng thơng tin BCTC và kích thước của nó về tính hữu ích trong quyết định (Healy & Wahlen, 1999).
Mơ hình kế tốn dồn tích Mơ hình giá trị hợp lý Mơ hình các yếu tố đặc biệt
trong báo cáo năm Mơ hình đặc điểm chất lượng Phương pháp Xem xét mức quản lý thu nhập như là một đại diện cho chất lượng thu nhập Xem xét mối quan hệ giữa phản ứng của thị trường chứng khoán và số liệu kế toán để đo lường tính thích hợp và độ
tin cậy của
thông tin BCTC
Xem xét các yếu tố đặc biệt trong báo cáo hàng năm bằng kinh nghiệm Xem xét mức độ tính hữu ích của quyết định thơng tin BCTC bằng cách sử dụng các đặc điểm chất lượng Ưu điểm Tương đối dễ thu thập dữ liệu để đo lường quản lý thu nhập
Tương đối dễ đo lường
Cung cấp thông tin chi tiết về giá trị kinh tế của các khoản thu nhập công ty Tập trung vào chất lượng BCTC Đo lường trực tiếp chất lượng BCTC Tập trung vào chất lượng BCTC Đo lường trực tiếp chất lượng BCTC Nhược điểm Tập trung vào chất lượng thu nhập
Đo lường gián tiếp về chất lượng BCTC Khó ước tính các khoản dự phòng theo quyết định Tập trung vào chất lượng thu nhập
Đo lường gián tiếp về chất lượng BCTC Không cung cấp được cái nhìn sâu sắc trong sự cân bằng giữa mức độ thích hợp và độ tin cậy Chỉ tập trung vào các yếu tố đặc biệt đã chọn Khó đo lường Rất khó thực hiện được vì gặp khó khăn khi đo lường
(1999); Healy Wahlen (1999); Dechow al., (1995) (2001); Nichols Wahlen (2004); Nelson (1996) (2004); Beretta & Bozzolan (2004); Cohen et al., (2004) Vincent (2003); Van der Meulen, et al. (2007); Barth et al. (2006)
Bảng 2.1 Tổng hợp các phương pháp đo lường chất lượng BCTC
Nguồn: Ferdy van Beest (2009)
Mơ hình giá trị hợp lý liên quan đến giá trị đo lường chất lượng thông tin BCTC bằng cách tập trung vào các mối liên hệ giữa số liệu kế toán và phản ứng của thị trường chứng khốn (ví dụ: Barth et al. (2001); Choi et a l (1997); Nichols & Wahlen (2004)). Giá cổ phiếu được giả định là giá trị thị trường của công ty, trong khi các số liệu kế toán thể hiện giá trị doanh nghiệp dựa trên các thủ tục kế toán. Khi cả hai khái niệm tương quan mạnh, tức là những thay đổi trong thông tin kế toán tương ứng với những thay đổi trong giá trị thị trường của công ty, giả định rằng thông tin về thu nhập cung cấp thông tin liên quan và đáng tin cậy (Nichols & Wahlen, 2004). Phương pháp này cũng được sử dụng để kiểm tra sự tồn tại của thu nhập, khả năng tiên đoán và biến đổi, như các yếu tố về chất lượng thu nhập (Schipper & Vincent, 2003; Francis và cộng sự, 2004). Trọng tâm của các nghiên cứu liên quan đến giá trị liên quan và trình bày trung thực (độ tin cậy) phù hợp với ED, vì các khái niệm này được định nghĩa là các đặc điểm chất lượng cơ bản. Tuy nhiên, nghiên cứu này không phân biệt giữa mức độ liên quan và độ tin cậy, nghĩa là khơng chỉ ra rõ ràng về việc cân bằng có được thực hiện khi xây dựng số liệu kế tốn hay khơng. Ngồi ra, thị trường chứng khốn có thể khơng hồn tồn hiệu quả. Do đó, giá cổ phiếu có thể khơng đại diện hồn tồn chính xác cho giá trị thị trường của cơng ty (Nichols & Wahlen, 2004).
Mơ hình tập trung vào các công cụ đánh giá nhằm đo lường chất lượng của các yếu tố đặc biệt của báo cáo hàng năm và bao gồm cả thông tin về tài chính và
phi tài chính. Nó đánh giá ảnh hưởng của việc trình bày các thơng tin cụ thể trong báo cáo hàng năm về những quyết định của người sử dụng. Ví dụ, Hirst et al. (2004) nhấn mạnh vào việc sử dụng kế toán giá trị hợp lý và chất lượng BCTC. Gearemynck và Willekens (2003) kiểm tra mối quan hệ giữa báo cáo của kiểm toán viên và tính hữu dụng của các BCTC. Beretta và Bozzolan (2004) tập trung vào chất lượng kiểm sốt nội bộ và thơng tin cơng bố thông tin rủi ro, trong khi Cohen et al. (2004) nêu bật mối quan hệ giữa các cơ chế quản trị doanh nghiệp và chất lượng BCTC. Tuy nhiên, nghiên cứu tập trung vào một phần tử cụ thể trong báo cáo thường niên chỉ tập trung vào một phần và do đó khơng cung cấp tổng quan toàn diện về chất lượng BCTC tổng thể.
Tóm lại mơ hình kế tốn dồn tích và mơ hình giá trị hợp lý chỉ tập trung vào các thông tin được công bố trong BCTC để đánh giá chất lượng BCTC. Mơ hình các yếu tố đặc biệt tập trung vào các yếu tố đặc biệt trong báo cáo thường niên bao gồm cả thơng tin về tài chính và phi tài chính, nhưng khơng thể đánh giá được toàn bộ BCTC. Trong nghiên cứu này Ferdy van Beest đã sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đo lường chất lượng BCTC theo đặc điểm chất lượng và những phát hiện thực nghiệm của nghiên cứu đã cho rằng công cụ đo lường phức hợp được sử dụng trong luận văn này là cách tiếp cận hợp lý để đánh giá chất lượng của các BCTC, bao gồm số lượng và tính trung thực của thơng tin, phù hợp với quan điểm của FASB và IASB. Công cụ đo lường này có thể áp dụng tại Việt Nam vì phù hợp với văn bản hướng dẫn chế độ kế toán hiện hành nên tác giả ủng hộ quan điểm này và đo lường chất lượng BCTC thông qua đặc điểm chất lượng trong nghiên cứu này.