2.1 Tổng quan về chất lượng BCTC và thuê ngoài kế toán của DNNVV
2.1.3 Khái niệm Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hiện nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về DNNVV. Tại Việt Nam khái nhiệm DNNVV được đề cập trong Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009: “Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”, cụ thể như sau:
Khu vực
Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I.Nông, lâm nghiệp và thủy sản ≤10 người ≤ 20 tỷ đồng 11 – 200 người > 20 - 100 tỷ đồng 201 – 300 người II.Công nghiệp và xây dựng ≤10 người ≤ 20 tỷ đồng 11 – 200 người > 20 - 100 tỷ đồng 201 – 300 người III. Thương mại và dịch vụ ≤10 người ≤ 10 tỷ đồng 11 – 50 người > 10 - 50 tỷ đồng 51 – 100 người Bảng 2.2 Tiêu thức xác định DNNVV theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP Tuy nhiên tùy theo tính chất, mục tiêu hay giai đoạn khác nhau mà Nhà nước đưa ra những tiêu chuẩn khác nhau về DNNVV. Chẳng hạn như trong thông tư số 16/2013/TT-BTC ngày 08/02/2013 “Hướng dẫn thực hiện gia hạn, giảm một số khoản thu ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu” thì DNNVV được nhận dạng như sau: “Doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ, bao gồm cả chi nhánh, đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán độc lập, hợp tác xã (sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian năm và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng) không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khốn, xổ số, trị chơi có thưởng, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt”.
Hay tiêu chí xác định DNNVV để Gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế GTGT năm 2013 theo TT 16/2013/TT-BTC: thì căn cứ vào tiêu chí doanh thu và số lao động: “Doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ là doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian năm và có doanh thu năm khơng q 20 tỷ đồng”.
Tóm lại, định nghĩa DNNVV theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP vẫn còn hiệu lực và thường được sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu khoa học về doanh nghiệp tại Việt Nam.
Điểm mạnh và điểm yếu của DNNVV
- Điểm mạnh:
Các DNNVV thường có cấu trúc và quy mơ nhỏ nên có tính năng động cao nên dễ linh hoạt trước những biến động của thị trường, bên cạnh đó các DNNVV lại dễ thay đổi hướng kinh doanh cũng như sản phẩm kinh doanh nhanh, lao động dễ dàng tăng giảm, người lao động có nơi làm việc mang tính ổn định và ít bị đe doạ mất nơi làm việc.
Ngoài ra, DNVVN có tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý linh hoạt, gọn nhẹ và các quyết định quản lý thực hiện nhanh, công tác kiểm tra, điều hành trực tiếp, nhờ đó góp phần tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp.
Vì có quy mơ nhỏ nên vốn đầu tư ban đầu ít nếu hoạt động hiệu quả cao sẽ thu hồi vốn nhanh, điều đó tạo sức hấp dẫn trong đầu tư sản xuất kinh doanh,mọi thành phần kinh tế vào khu vực này.
- Điểm yếu:
Vì DNNVV thường có quy mơ nhỏ nên nguồn vốn tài chính bị hạn hẹp, đặc biệt nguồn vốn tự có cũng như bổ sung để thực hiện q trình tích tụ, tập trung nhằm duy trì hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh
Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cơng nghệ kỹ thuật thường yếu kém, lạc hậu, nhà xưởng, nơi làm việc trực tiếp và trụ sở giao dịch, quản lý của đa phần các doanh nghiệp nhỏ rất chật hẹp.
Trình độ quản lý nói chung và quản trị các mặt theo các chức năng còn hạn chế. Đa số các chủ DNNVV chưa được đào tạo cơ bản, đặc biệt những kiến thức về kinh tế thị trường,về quản trị kinh doanh, họ quản lý bằng kinh nghiệm và thực tiễn là chủ yếu.
Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế Việt Nam
Thứ nhất, các DNNVV đóng vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế. Theo Đỗ Anh Tuấn tính đến năm 2016 cả nước hiện nay có khoảng 500.000 DNNVV đang hoạt động, chiếm tỷ trọng đến 98% trong tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, trong đó số doanh nghiệp vừa chỉ chiếm 2,2%, doanh nghiệp nhỏ chiến 29,6% và còn lại 68,2% là siêu nhỏ. Bên cạnhđó, các DNNVV hằng năm đóng góp hơn 40% GDP cho đất nước.
Thứ hai, DNNVV là nơi tạo ra việc làm chủ yếu và tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, gópphần giải quyết nạn thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội…
Thứ ba, các DNNVV góp phần làm năng động nền kinh tế trong cơ chế thị trường nguyên nhân là do lợi thế của quy mô nhỏ là năng động, linh hoạt, sáng tạo trong kinh doanh có sự kết hợp chun mơn hố và đa dạng hóa mềm dẻo, hịa nhịp với đòi hỏi uyển chuyển của nền kinh tế thị trường.
Thứ tư, các DNNVV đã thu hút các nguồn vốn nhỏ lẻ từ tầng lớp nhân dân để đầu tư vào hoạt động sản xuất, đồng thời có vai trò to lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt đối với khu vực nông thôn. Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế làm cho ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ phát triển mạnh và làm thu hẹp dần khoảng cách khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.