1 2 3 4 5
Hoàn tồn
khơng đồng ý Khơng đồng ý
Trung hịa Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Nguồn: Tổng hợp của tác giả Bước 2: Bảng câu hỏi sơ bộ được thiết kế và tiến hành phỏng vấn thử với khoảng 20 đối tượng khảo sát để đánh giá sơ bộ thang đo và điều chỉnh câu từ cho phù hợp với nội dung nghiên cứu cũng như phù hợp với bối cảnh tại Việt Nam để đảm bảo đối tượng khảo sát có thể hiểu và trả lời đúng với mục đích của bài nghiên cứu.
Bước 3: Sau khi căn cứ vào kết quả phỏng vấn thử, tác giả hiệu chỉnh thành bảng câu hỏi chính thức sử dụng để thu thập thông tin mẫu nghiên cứu. Bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức gồm 37 biến quan sát, chia thành 2 phần:
- Phần 1: Các câu hỏi nhằm thu thập sự đánh giá của nhân viên đối với các yếu tố của văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của nhân viên (37 câu hỏi).
- Phần 2: Các thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát để phân loại và phân tích dữ liệu về sau (3 câu hỏi).
3.3.3 Thu thập dữ liệu
Để thu thập dữ liệu, tác giả gửi trực tiếp bảng câu hỏi kết hợp với gửi qua email đến các nhân viên đang làm việc tại các Ngân hàng TMCP tỉnh Cần Thơ.
Mẫu điều tra được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện, phi xác suất. Thông tin về mẫu thu thập: Có 300 bảng câu hỏi được gửi đi (bao gồm trực tiếp 210 bảng câu hỏi và 90 bảng câu hỏi thu thập được qua Google Docs). Sau khi sàng lọc, loại bỏ các kết quả trả lời không hợp lệ, thu được 274 phiếu hợp lệ (đạt tỷ lệ 91,33%).
3.3.4 Phƣơng pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu
Phân tích thống kê mơ tả: Mục đích của phân tích là cung cấp thơng tin tổng
quan về mẫu nghiên cứu dựa vào tần suất, tỉ lệ, trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, các biểu đồ thống kê...
Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha: Theo Nunnally và Bernstein (1994) các
biến quan sát không phù hợp sẽ bị loại nếu hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0.3 và thang đo sẽ được chấp nhận khi Cronbach‟s Alpha ≥ 0.6.
Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Kiểm định sự tương quan giữa các biến
đo lường bằng kiểm định arlett với mức ý nghĩa 5% (Hair và cộng sự, 2006; Nguyễn Đình Thọ, 2011); kiểm định KMO > 0.5 để kiểm định độ tương quan (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Phương pháp trích hệ số sử dụng là Principal Components và phép quay Varimax. Tiêu chí chọn số lượng nhân tố: Dựa vào chỉ số Eigenvalues > 1 và mơ hình lý thuyết có sẵn (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Kiểm định sự phù hợp mơ hình EFA so với dữ liệu khảo sát: Tổng phương sai trích (Cumulative %) ≥ 50% (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Kiểm định giá trị hội tụ: Để đạt được độ giá trị phân biệt, các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) phải ≥ 0.5; các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) ≤ 0.5 sẽ bị loại (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Phân tích tương quan: Có 2 phương án để đánh giá mức độ tương quan trong
phân tích hồi quy tuyến tính là qua đồ thị phân tán hoặc hệ số tương quan Pearson. Trong đó, hệ số tương quan Pearson càng tiến đến 1 thì hai biến có mối tương quan càng chặt chẽ (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Phân tích hồi quy: Phương pháp hồi quy tuyến tích phân tích mối quan hệ giữa
một hay nhiều biến độc lập với một biến phụ thuộc định lượng và là phương pháp được sử dụng phổ biến để kiểm định độ phù hợp của mơ hình. Và kiểm định độ phù hợp của mơ hình thơng qua kiểm định F và hệ số R2 hiệu chỉnh. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
+ Hệ số R2 hiệu chỉnh là tiêu chuẩn thông thường dùng để xác định mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng so với dữ liệu.
+ Kiểm định F để xem xét mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Kiểm định F đối với biến thiên của độ lệch do hồi quy và của độ lệch do phần dư cũng được dùng để kiểm định sự phù hợp của mơ hình hồi quy. Kiểm định F có giả thuyết H0 cho rằng các hệ số hồi quy của mơ hình đều bằng 0. Nếu bác bỏ được giả thuyết này thì ta có thể kết luận mơ hình hồi quy là phù hợp.
+ Đánh giá mức độ tác động (mạnh/yếu) giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc thông qua hệ số eta.
+ ên cạnh đó, để đảm bảo khơng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả còn xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho biết đa cộng tuyến có thể được kiểm định qua hệ số phóng đại phương sai (VIF) và VIF > 10 thì sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Tóm tắt chƣơng 3
Chương 3 trình bày quy trình thực hiện nghiên cứu, cách thức khảo sát và cách thức xử lý dữ liệu thu về được. Chương này cũng đã đưa ra kết quả nghiên cứu định tính và thang đo chính thức được sử dụng trong khảo sát. Thang đo chính thức gồm 32 biến quan sát của 6 yếu tố văn hóa tổ chức và 5 biến quan sát của chia sẻ tri thức.
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 4 tập trung xử lý dữ liệu đã được thu thập và lần lượt thực hiện các phân tích gồm có: thống kê mơ tả mẫu, đánh giá thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp phân tích tương quan và hồi qui bội.
4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu